Friday, August 14, 2020

Những Ngày Đầu Tiên Của Căn Cứ 20 Chiến Thuật Không Quân - Đỗ Văn Phúc

Khi cái ramp của chiếc C-7 hạ xuống, tôi tháo giây nịt an toàn đứng dậy nhìn ra phi đạo. Một cơn gió nóng hắt vào theo những luồng nắng màu vàng sậm. Phan Rang đây rồi. Tôi xách túi hành lý, bước chân xuống ngơ ngác nhìn quanh. Chỉ toàn là quân nhân Mỹ. Một sĩ quan không quân tốt bụng cho đi nhờ chiếc xe pick up về nơi tạm đặt văn phòng của toán Không quân Việt Nam đang tiến hành nhiệm vụ tiếp thu căn cứ.

Đó là những ngày cuối năm 1971 khi các đơn vị của Không Lực 7 (Không đoàn Yểm cứ 312 và Không đoàn Chiến thuật 312) chuẩn bị để rời Phan Rang trong chương trình Việt Nam hoá chiến tranh và bàn giao căn cứ lại cho Sư đoàn 2 Không quân.Việt Nam.
Tôi là một sĩ quan bộ binh được chuyển về Không quân do nhu cầu phát triển quân chủng. Rời chiến trường Lộc Ninh còn đang diễn ra ác liệt, tôi vui sướng hưởng được mười lăm ngày phép hiếm hoi với gia đình rồi trình diện Bộ Tư Lệnh Không quân để sau đó, được đưa ra Phan Rang ngay. Là một trong khoảng hơn ba chục quân nhân VN đầu tiên có mặt ở Phan Rang, chúng tôi đã bắt đầu công việc một cách khó khăn vì thiếu phương tiện, nhân sự, mà căn cứ lại quá lớn, quá nhiều tiếp liệu, nhiều cơ sở kỹ thuật tân tiến mà chúng tôi còn rất bở ngỡ.
Người anh cả ngày đó là Đại tá Nguyễn Đình Giao, hiền lành và cởi mở. Đại tá Giao là Chủ tịch Úy ban Tiếp thu Căn cứ Phan Rang, mà trong những tháng đầu, nghe đâu đơn vị mới này được đề nghị đặt tên là Lữ đoàn 21 KQ (nhưng bảng cấp số chưa được Bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận). Dưới ông là Trung tá Võ Văn Ân, về sau là Không đoàn phó KĐ 92/CT, Thiếu tá Nguyễn Văn Thiệt, (sau là Liên đoàn trưởng Phòng Thủ) một hoạ sĩ biếm họa tài ba, mà sau này đã giúp tôi rất nhiều trong việc ấn hành bản tin hàng tháng “Gió Cát”. airbase_pr2Đúng là chúng tôi đã hình thành một cái khung chỉ huy cấp Không đoàn, Liên Đoàn, Đoàn, Khối, Phòng, Ban trở lên cho căn cứ trong tương lai. Tôi còn nhớ nhiều tên các sĩ quan như sau: Đại Úy Trương Khương (Phòng Vệ), Thiếu Uý Lương Văn Cón (Quân Cảnh), Trung úy Vũ Văn Phán (Chuyển Vận), Trung úy Nguyễn Thành Lân (Truyền Tin), Đại úy Long (Yểm trợ Hành Quân), Đại Uý Trần Phước Hội (Bảo Trì), Trung úy Phạm Thế Dân (Tiếp Liệu), Trung úy Nguyễn Văn Ngà (Cư Xá), Trung Úy Nguyễn Văn Phước (Ẩm Thực), Y sĩ Trung úy Nguyễn Dương, Dược sĩ Thoại, Nha sĩ Sanh, Nha Sĩ Huỳnh Thanh Xuân (Khối Quân Y), Trung Úy Lý Phước Lộc (Nhân Viên), Đại Uý Nguyễn Minh Tâm (Huấn Luyện), Trung úy Phạm Phú Vinh (Tài chánh), Đại uý Nguyễn Tấn Mỹ (An ninh KQ). (Cấp bậc trong bài viết này là cấp bậc của thời điểm đầu năm 1972).

Trong khi các anh em khác đều là quân nhân KQ từ Sư đoàn 2 chuyển vào, có nhiều hiểu biết về tổ chức quân chủng, thì tôi là “em mới” ngơ ngác, quân phục tuy đã thay phù hiệu, nhưng vẫn còn còn vương hơi thuốc súng và dấu vết đất đỏ miền Đông Nam phần. Ấy thế mà tôi lại là một trong những người được đi nhận nhiều cơ sở và trang bị nhất trong căn cứ. Vì là một quân đội nhà giàu, quân nhân Mỹ được hưởng nhiều tiện nghi vật chất, nên đơn vị Tổng vụ của Hoa Kỳ quản lý gần như một phần tư tài sản của căn cứ gồm các hội quán, PX, rạp chiếu bóng, hồ bơi, du thuyền, câu lạc bộ… mà lẽ ra, đoàn Tổng vụ KQVN phải ký nhận. Nhưng mấy ông Tổng vụ Không quân quá rành sáu câu, nên đã biết không dại gì vơ vào để sau này có thể mang hoạ. Thế là anh sĩ quan CTCT mới gia nhập gia đình quân chủng bèn được ưu ái cho lãnh nhiệm vụ này. Lúc còn ở Bộ binh, tôi làm đơn vị trưởng chiến đấu, tiếp liệu đã có người lo, nên không hề thấy hết cái phức tạp của ngành này. Vì thế, tôi cứ ngày ngày tà tà đi theo các sĩ quan Mỹ đến hết kho này đến kho kia, từ bên này qua bên kia phi đạo xa lắc, để ký nhận hàng ngàn món vật dụng mà sau này, cho đến khi rời Phan Rang về nằm Tổng Y viện Cộng Hoà, tôi không có một dịp thứ hai để kiểm kê lại mất còn ra sao.

Cuộc sống ở Căn cứ Phan Rang những ngày đầu tiên rất đơn điệu. Ngày ngày đi ký nhận cơ sở, vật liệu. Đến chiều, anh em chúng tôi leo lên mấy cái pick-up về phòng ngủ, tắm rửa rồi kéo nhau lên Câu lạc bộ Sĩ quan nằm trên một ngọn đồi nhỏ để ăn tối. Trong thời gian này, quân nhân VN được chiêu đãi miễn phí cả ba bữa ăn: sáng, trưa, chiều. Thức ăn dồi dào thừa mứa, như bên này chúng ta ăn ở các nhà hàng “all you can eat”. Thửa đó, chúng tôi chẳng biết tên món nào vào món nào, nên phải chỉ cho anh đầu bếp Mỹ múc vào cho mình, giống như kiểu ăn “cơm chỉ” ở quán ăn bên hông rạp cine góc đường Lê Lợi và Công Lý ở Sài gòn ngày xưa vậy.
Lính Không quân là sướng nhất trong quân đội VNCH, thứ nhất ở các thành phố lớn, thứ hai là tiện nghi rất cao. Phan Rang là một trong hai căn cứ sau cùng do Hoa Kỳ chuyển giao, nên tất cả tiện nghi kiểu Mỹ còn như nguyên vẹn. Chúng tôi được chia cho các căn phòng mà trước đó dành cho sĩ quân độc thân, nên cò đủ giường, nệm, tủ áo hai cánh, tủ nhỏ 6 ngăn, bàn viết, ghế nệm. Duy chỉ có cái máy lạnh là bị gở đi mất. Có lẽ các bạn Mỹ cho rằng dân Việt miền nhiệt đới thì đã chịu quen cái nóng nên không cần máy lạnh chăng?

Buổi tối, những anh có xe pick up thì rủ nhau ra phố cách phi trường chừng 5 cây số để
vui chơi. Vài anh em còn lại quây quần trong cái lounge đánh cờ tướng, trò chuyện gẫu. Tôi chưa quen ai, nên còn e dè chưa biết phải hội nhập ra sao với các anh sĩ quan Không quân vốn hào hoa phong nhã. Vì thế, tôi thả bộ qua Câu Lạc Bộ gần đó để uống bia, nghe nhạc với Thượng Sĩ Jansen, là người cùng làm việc với tôi trong suốt thời gian tiếp nhận căn cứ. Những năm đầu thập niên 70, nhạc Rock-n-Roll rất thịnh hành. Câu lạc bộ tràn ngập trong khói thuốc, hơi rượu và ầm ỉ tiếng la hét của ca sĩ Hard Rock. Thỉnh thoảng cũng có những ban nhạc sống Đại Hàn, Phi, hoặc từ Mỹ đến. Những đêm đó, thật đông và nhộn vì chắc chắn có các cảnh tươi mát.
Ngoài việc hàng ngày đi ký nhận cơ sở, vật liệu; tôi bắt đầu thực hiện một bản tin lấy tên là “Gió Cát”.Bản tin chừng 6 trang, gồm tin tức tiến hành công việc, vài bài thơ của các anh trong ban tiếp thu, vài tranh hí hoạ của Thiếu Tá Thiệt. Trên trang bià, tôi vẽ lại hình chụp từ cockpit môt chiếc A-37, với người hoa tiêu nhìn từ sau nên chỉ thấy chiếc nón và một phần mặt nạ của ống dưỡng khí. Việc in ấn rất dơn giản bằng stencil là chính. Thế là mãi bốn năm sau ngày ra trường Đại học Chiến Tranh Chính Trị, tôi mới chính thức làm công tác CTCT.
Phan Rang là một địa điểm thích hợp cho việc bay bổng. Đứng trên đỉnh đèo Ngoạn Mục cách phi trường chừng 50 cây số nhìn ra hướng biển, là cả một vùng đất bằng phẳng. Thời tiết quanh năm khô ráo. Hình như chẳng có trận mưa nào suốt năm. Bầu trời thì luôn luôn quang đảng, không một gợn mây. Duy chỉ có gió và lại là gió cát. Vì thế người dân Phan Rang thường có đôi mắt không đẹp, do phải thường nhắm nghiền lại để khỏi bị bụi cát.
Cuối tuần, đa số các anh có nhà ở Nha Trang đã đánh bài chuồn từ chiều thứ sáu. Còn lại một đám “mồ côi” như tôi chẳng biết làm gì cho hết hai ngày nghỉ. Phương tiện thì không có. Chúng tôi dùng chiếc Step Van – chỉ được phép sử dụng trên phi đạo để đưa đón phi hành đoàn mà thôi – ra phố chơi. Step van chỉ có ba số: Tới, lui và parking. Ngoài tài xế là được ngồi trên ghế, anh em còn lại phải ngồi bệt xuống sàn nếu không muốn đứng lắc lư con tàu đi suốt khoảng đường 5 cây số.
Phan Rang là một thị trấn nhỏ, hiền lành. Có một con phố chính, là đường quốc lộ 1, đoạn đi qua thị xã chừng dưới một cây số. Các đường phụ đa số chạy qua khu dân cư, khu hành chánh. Tiệm ăn không nhiều. Nhưng đặc sắc là có tiệm bán chim sẻ nướng. Những con chim nhỏ vừa chín tới, thơm ngon. Mỗi con luôn đầu mình (chân tay) vừa một miếng. Thêm một vài tiệm bán đồ nhắm thủy sản mà ngon nhất là con hào, móng tay, ăn nướng vĩ than hay xào, nấu cháo đều ngon. Phan Rang có hai chị em cô Phụng, Hoàng là các đấu thủ bóng bàn cấp quốc gia; sau này căn cứ có thêm Thiếu tá Tạ Duy Quý cũng là một tay vợt nổi tiếng. Anh Quý thường đi săn chim mỏ nhác đem về. Tôi mua rượu chát đỏ trong bình 5 lít cùng anh em thân thiết ngồi quây quần nhậu nhẹt suốt đêm.
Từ cổng phi trường đi ra chừng vài trăm thước là thị xã Tháp Chàm. Gọi là thị xã, nhưng đó chỉ là một điểm dân cư nhỏ quanh ga xe lửa Tháp Chàm. Tại đây, có vài cơ sở dịch vụ vui tươi như quán “bà Tô” mà anh em độc thân xa nhà thường ra “thử súng”. Vài quán ăn lèo tèo. Chỉ một nồi súp mà chủ quán có thể gia giảm để khi thì bún bò, khi thì phở, hủ tíu, và canh các loại. Tuy nhiên chúng tôi cũng dễ dải chấp nhận sau những ngày dài ăn toàn gà chiên, hamburger trong căn cứ.
Căn cứ Phan Rang nổi tiếng là nhiều rắn. Đủ loại, đủ cỡ. Khi đã thành đơn vị, gia đình chúng tôi được phát những căn nhà nhỏ xinh xắn ở khu Bánh ú (cấp trưởng phòng) hay khu Red Horse. Từ cấp Liên đoàn trưởng trở lên thì được ở trong những trailer đẹp dựng ở các sườn đồi. Gần như ngày nào chúng tôi cũng thấy rắn bò lổm ngổm. Có lần rắn nằm chực ngay chỗ vòi nước sau nhà, nơi vợ tôi thường hay ra giặt giủ. Một lần, chị Phạm Bính (Trung tá Bính là Liên đoàn trưởng LĐ 92 CT) đứng trước nhà nói chuyện với vợ tôi. Tôi vừa mặc áo quần sửa soạn lên Bộ Chỉ Huy Căn cứ họp thường lệ. Vừa ra khỏi cửa, đã nhìn thấy môt chú rắn hổ đang ngóc đầu ngay bậc thềm nhà anh Bính, chỉ cách chỗ chị Bính chừng một mét thôi. May mà chị Bính đẹp và duyên dàng, nên chú rắn cứ mãi nhìn say đắm mà không tác hại. Phải có hàng trăm con rắn đang sinh sống trong những nơi mà trước đó là các căn nhà trailer đã bị Không quân Mỹ tháo đi, chỉ còn những đám cỏ cao đến tận đầu gối không ai phát quang, dọn dẹp. Chúng thường bò đến các căn nhà chúng tôi để kiếm nước, để lại những dấu vết trên mặt đất khô.
Dần dà, quân nhân Việt Nam đến càng đông. Các đơn vị bắt đầu hình thành với tạm đủ sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính. Nhưng cho đến khi tôi rời đơn vị vào giữa năm 1973, bảng cấp số vẫn chưa được chính thức thừa nhận. Vì thế, các anh gốc Sư đoàn 2 KQ vẫn mang chức vụ cũ, trong khi chỉ có tôi và vài anh là mang chức vụ “Lèo” Do đó, sau này chúng tôi có nhiều thiệt thòi trong việc thăng thưởng. Đến giữa năm 1972, chúng tôi vẫn chưa biết đơn vị mình sẽ là Lữ đoàn 21 hay Căn cứ 20 Chiến Thuật. Sự phiên chế vẫn chưa rõ ràng. Khối Chiến tranh Chính trị là một thí dụ. Khi thì nghe rằng khối CTCT trực thuộc bộ Chỉ Huy căn cứ, có lúc lại nói rằng trực thuộc Không đoàn Yểm Cứ Phan Rang.
Sau khi Đại tá Nguyễn Đình Giao hoàn tất việc tiếp nhận, một lễ bàn giao trong thể được tổ chức ngay tại sân lớn phiá sau toà nhà Bộ Chỉ Huy. Tôi được vinh dự làm MC, Thiếu tá Nguyễn Văn Tâm (trưởng phòng Huấn Luyện) làm sĩ quan Quân lễ. (hình đính kèm). Đại Tá Giao đi làm Tham Mưu Trưởng Sư đoàn 6 KQ tân lập, Đại Tá Nguyễn Văn Bá về thay làm Chỉ Huy Trưởng Căn cứ. Không doàn Yểm cứ do Trung tá Trần Đình Giao đảm nhiệm, Thiếu tá Nguyễn Văn Thiệt, Không đoàn phó kiêm Liên đoàn trưởng LĐ Phòng Thủ.. Không đoàn 92 Chiến Thuật do Trung Tá Lê Văn Thảo nắm, Trung tá Võ Văn Ân làm Không đoàn phó, Trung tá Phạm Bính là Liên đoàn trưởng LĐ 92 CT, Thiếu tá Ấn (Hành Quân), Thiếu tá Tạ Duy Quý (An Phi). Phi đoàn Kim Ngưu 534 ra đời, là đơn vị Phản lực A-37 đầu tiên của Phan Rang, dưới quyền Thiếu tá Nguyễn Văn Thi. Sau đó tăng cường Phi đoàn 524 của Thiếu tá Sử Ngọc Cả từ Nha Trang vào, và phi đoàn tân lập 548 của Thiếu tá Trần Mạnh Khôi. Không đoàn 92 CT có thêm một phi đội trực thăng 215 do Đại uý Tạ Thành Nhân làm Phi đội trưởng. Ông Nhân họ Tạ này, hợp cùng hai ông Tạ Hoà Hưởng và Tạ Thượng Tứ của Phi đoàn 534, Tạ Duy Quý (An Phi) làm thành bốn sao quả tạ của Căn cứ!! Liên đoàn Bảo trì Tiếp liệu do Thiếu tá Trần Phước Hội chỉ huy gồm có Đoàn Bảo trì (Thiếu úy Xuyến); Chuyển vận (Đại úy Phán), Truyền Tin (Đại uý Lân), Tiếp liệu (Đại úy Dân), Vũ khí (Thiếu úy Đức).
Căn cứ Phan Rang rất rộng, chu vi phòng thủ dễ đến khoảng 30 cây số, do một tiểu đoàn Địa Phương quân đảm trách phối hợp cùng Liên đoàn Phòng Thủ. Sĩ quan Tham mưu lâu lâu trực căn cứ một lần hai giờ; vừa đủ đi một chuyến vòng đai. Tôi ở Phan Rang hai năm hình như chỉ có một vài lần bị pháo kích. Đa số các quả đạn lọt vào phía bên kia phi đạo.
Đơn vị có một rạp hát rất rộng và đẹp. Nhưng máy móc thì bị Không quân Mỹ gở đi hết, chỉ còn một nền nhà trống trơn mà suốt mấy năm trời, chúng tôi chỉ sử dụng một lần cho chương trình văn nghệ học tập. Đa số các buổi học tập cấp căn cứ và các buổi diễn văn nghệ khác đều được tổ chức ở sân khấu lộ thiên, có các băng ghế gỗ đủ cho 3000 khán giả. Sân khấu lộ thiên này nằm cạnh một câu lạc bộ rất đẹp (cũng bị bỏ trống nhiều năm), trên con đường ngoằn nghèo dẫn lên Câu lạc bộ Hạ Sĩ Quan nằm trên đồi có giàn rada của căn cứ.
Sau khi quân nhân Hoa Kỳ đã hoàn toàn ra đi, các nhà ăn cũng bị Việt Nam hoá. Từ hamburger, khoai tây chiên, nay chỉ ngửi thấy mùi đậu xào, canh cải. Các “câu lạc bộ” do các quân nhân Việt trúng thầu mọc lên, cung cấp các bữa ăn vừa túi tiền cho quân nhân trong đơn vị. Rồi bắt đầu mọc lên những quán cà phê nhạc, mà đông khách nhất là quán của phu nhân Đại Uý Lân (Truyền Tin).
Khối CTCT cũng sử dụng một dãy nhà đặt 4 bàn bi da cho quân nhân giải trí. Nhưng vì không ai chăm sóc nên rồi cũng dẹp tiệm sớm để thay vào đó là võ đường Thái Cực Đạo. Phía sau phòng Chính huấn của tôi có một hồ bơi rất tiện nghi, nhưng chưa hề thấy ai ra tắm. Hồi đó, Thiếu tá Võ Văn Thi làm Trưởng khối CTCT, Trung úy Trần Thanh Tịnh (Tâm Lý Chiến), Thượng sĩ Nguyễn Đình Thiều làm báo chí, tôi làm Trưởng phòng Chính huấn, thường tổ chức các buổi học tập từ cấp đoàn đến cấp căn cứ. Căn cứ đã có lần đoạt giải nhất toàn quân chủng trong đợt học tập về Hoà đàm Paris. Tôi nhớ một lần, học tập cấp căn cứ rất trọng thể tại sân khấu lộ thiên. Có Chuẩn tướng Nguyễn Văn Lương, Sư đoàn trưởng và các sĩ quan cao cấp từ Nha Trang vào tham dự. Tôi là thuyết trình viên. Trưa đó, tôi có việc ra phố Phan Rang liên lạc với khối CTCT Tiểu khu. Gặp một đám bạn quen mời nhậu cho đến chiều, quên mất việc mình sẽ lên thuyết trình vào lúc 7 giờ tối hôm đó. Sau khi quân nhân đã tập họp đông đủ tại sân khấu lộ thiên, ông Thi (khi đó còn là Đại uý) tìm tôi không ra. Hỏi qua nhà, nghe vợ tôi nói đã đi ra phố chưa về. Thế là căn cứ cho một xe Quân cảnh đi tìm. Họ gặp tôi ở quán ăn, chở về vừa kịp trước giờ khai mạc. Ông Thi đứng ngay bậc thềm bước lên sân khấu hỏi: “Anh xỉn rồi, có nói được không?” Tôi tự tin: “Đại Úy đừng lo.” Có lẽ nhờ hơi ngà ngà, đêm đó tôi đã nói một cách hết sức hùng biện và được Sư trưởng khen ngợi. Chỉ có vài anh biết chuyện, đùa rằng: “Nhờ rượu nói đó.” Làm CTCT chưa đủ, tôi thường nổi máu giang hồ mạo hiểm, nên hay đến với phi đoàn 534 xin đi theo các chuyến bay hành quân. Tôi bay nhiều lần với Đại úy Dương Thiệu Chí, Thiếu tá Võ Phi Hổ. Thiếu tá Thi (Phi đoàn trưởng) cho phép tôi sử dụng dù và nón bay của Thiếu úy Xuân, ưu ái cấp cho tôi một sổ Không vụ bạ ghi giờ bay, coi tôi gần như một thành viên của phi đoàn. Thiếu úy Xuân (hy sinh năm 1974), Thiếu úy Đạo kiếm cho tôi ba bộ áo bay ba màu khác nhau (đen, xám và nomex) có đủ phù hiệu của Phi đoàn. Thường sau các chuyến bay yểm trợ cho Sư đoàn 23 BB ở Buôn Hồ, Đại uý Chí thế nào cũng tách hợp đoàn, bay qua thành phố Đà Lạt cho tôi nhìn lại căn nhà vợ tôi nấp dưới những tàng cây xanh mướt. Anh cũng liều mạng tập cho tôi cầm “stick” bay về căn cứ nhiều lần. Tôi cũng học cách sử dụng Tacan, Beacon để định hướng, biết thế nào là Final Approach. Thế là tôi cũng phần nào thỏa mãn mộng bay bổng đã một lần không thành sau khi khám xong sức khoẻ để nhập khoá 65A mà phải bỏ cuộc.
Giữa năm 1973, tôi bị nhiễm chứng bệnh Thyroid mà lúc đó Y sĩ Đại úy Vĩnh Phương chưa tìm ra bệnh. Ông gửi tôi ra Quân Y Viện Nguyễn Huệ, sau đó chuyển về Tổng Y Viện Cộng Hoà. Nằm được mấy tháng, biết căn bệnh không thể trị được, TYV Cộng Hoà đưa tôi ra Hội Đồng Miễn Dịch để giải ngũ với cấp độ tàn phế 70%. Tôi trở về đời sống dân sự cho đến ngày quốc nạn để được nhà cầm quyền CS “khoan hồng nhân đạo” cho “học tập cải tạo” tròn mười năm.
Những ngày cuối cùng của miền Nam, tôi còn gặp Trung tá Trần Đình Giao một lần tại quán Gà, Xôi nướng nổi tiếng trên đường Hàng Xanh. Sau đó, những ngày cuối tháng 4 hỗn loạn, lại nhìn thấy các anh em Kim Ngưu không di tản kịp đang chen chúc nhau trên một chiếc xe jeep qua đường Trương Minh Ký.
Rồi thôi. Bẳng đi hơn ba mươi năm nay mới có dịp ngồi ôn lại.
Đỗ Văn Phúc

Võ Văn Ân: Người Hùng Cô Đơn

 LTS: dưới đây là bài viết của KQ Đại Tá Võ Văn Ân, từng là “sư phụ” của hoa tiêu Lý Tống tại Căn cứ 20 Chiến Thuật Phan Rang. Cảm phục tinh thần chống cộng bất khuất của người em Lý Tống trong chuyến trở về đất mẹ rất hào hùng, rất ngoạn mục vào năm 1992, ĐT Võ Văn Ân đã góp với Tạp chí Thế Giới Mới và tuyển tập “Lý Tống Trong Lòng Dân Tộc” bài viết tựa đề “Người Hùng Cô Đơn”. Nội dung bài viết ngắn này chỉ tả lại vài chuyện vui buồn đời thường về con người phi thường Lý Tống,  trong giai đoạn CSBV xâm lăng ồ ạt nhất, đó là hai năm cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam 1973-75.

Xin mời bạn đọc:

Sáng Chủ nhật, tôi ngồi một mình với ly café đen thường lê, đọc năm ba tin thời sự quốc tế. Tôi bỗng chú ý đến một bản tin ngằn của tờ ‘Fort Worth Star Telegram” ngày 6 tháng 9 năm 1992 tại thành phố Dallas-Forth Worth”, nói về “một người VN cướp phi cơ dân sự trên không phận Saigòn, ép buộc rải truyền đơn và nhảy dù xuống thành phố”. Tôi chợt nghĩ ngay đến Lý Tống, người anh em chiến hữu mà những ngày còn trong quân ngũ đã sát cánh cùng tôi trên khắp chiến trường Cao nguyên. Đường bay của Lý Tống thì phải nói là tuyệt diệu: “Thiên hạ đệ nhất liều mạng”, “ra đi không ai tìm xác rơi”. Ở lưng trời, Lý Tống là loài ó Đen huyền hoặc, làm khiếp vía loài quỷ đỏ. Những buổi chiều trở về căn cứ thì Lý Tống rất là lãng tử và cũng rất phiền muộn cho những người chung quanh. Có một lần Đại tá Đỗ Trang Phúc, Chỉ huy trưởng căn cứ Phan Rang bắt gặp Trung úy Lý Tống tóc dài, bèn đi một đường giáo huấn, chỉ thị:

– Trung úy đi cạo cái đầu và trình diện tôi ngày mai?

– Vâng lệnh!

Trung úy Lý Tống đứng nghiêm chào ngài Đại tá rất đúng quân cách và lặng lẽ đi thẳng ra phố xin cạo trọc đầu. Ngày hôm sau, Trung úy Lý Tống trình diện Đại tá với cái đầu không tóc. Ngài Đại tá giận lắm nhưng đã lỡ bảo nó “cạo cái đầu” nên đành làm thinh. Vừa xì nẹc vừa tức cười, Đại tá lầm bầm trong bụng: “Đồ cái thằng mắc dịch”. Đó là những cái điên điên của Lý Tống. Nhưng “ở đời, ai hiểu ai? Người bay trằng đêm dài!Đôi khi nhớ chuyện đời, mỉm cười thôi”. Lý Tống chỉ mỉm cười khi thấy thiên hạ nói mình điên. Bởi vì Lý Tống hiểu được cái điên của mình. Điên vì đất nước lầm than, điên cho tuổi trẻ vào đời mất niềm tin! Lý Tống hãnh diện cái “thằng điên” của mình ở chỗ đó!

Ưu tư cho niềm đau đất nước, uất hận dâng cao ngút ngàn, Lý Tống đã thề sống chết với non sông. Những ngày quê hương trong cơn hấp hối, Lý Tống đã thi hành một phi vụ cuối cùng và từ đó không còn gặp lại anh em! Tôi không bao giờ quên giây phút bàng hoàng đó! Ngoài tình chiến hữu, tôi còn một thứ tình đặc biệt cho Lý Tống, cái tình giang hồ hành hiệp đối với một thằng em “không giống ai hết”. Ngày cuối cùng tôi đã nghẹn ngào gắn lon cố Đại úy cho Lý Tống giữa hai hàng nến cô đơn, ngậm ngùi cho con một chim đã gãy cánh khi đất nước lâm nguy!

Rồi thời gian cũng qua mau, tôi âm thầm ngồi đếm ngày tháng vật vờ trên đất khách. Bỗng một hôm tôi nhận được thư của Lý Tống, cũng nét chữ ngang tàng ngày nào; cũng lời văn hào khí năm xưa, những cái mà tôi không bao giờ quên. Tôi chợt nghĩ không thể có chuyện này xảy ra, Lý Tống đã chết rồi! Chính tôi đã thấy phi cơ của anh chui vào lòng đất nổ tan tành, và cũng chính tôi đã gắn lon cố Đại úy trên chiếc áo bay cuối cùng còn lại của Lý Tống. Thử hỏi Lý Tống nào viết thư hôm nay? Nhất định là âm mưu xảo trá của bọn VC? Thế rồi tôi quên đi lá thư của Lý Tống theo tháng ngày nhầy nhụa ở đây!

Một năm sau, tôi được tin Lý Tống vượt biên bằng đường bộ đến Mã Lai. Cuộc đào thoát hào hùng đã được ghi nhận trên các sách báo thế giới. Tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Thằng em không giống ai vẫn còn sống. Tôi thầm nghĩ: “Ông trời còn có lương tâm, vẫn còn một chút tình cho người có lòng”. Lòng tôi ôm ấp một náo nức, chờ đợi thằng em đến bến bờ tự do!

Lý Tống đến thăm tôi vào một buổi chiều tại New Orleans, mà bây giờ tôi cũng không còn nhớ ngày nhớ tháng! Anh em chén đầy chén vơi chưa hết tâm sự mà đêm đã tàn! Lý Tống kể cho tôi nghe những đọa đày của anh em chiến hữu trong ngục tù Cộng sản, nhưng lòng họ vẫn giữ trọn niềm tin với một tinh thần bất khuất cao độ. Anh ấy kể rằng:

‘Nhiều đêm, Lý Tống một mình lần mò vào phi trường Tân Sơn Nhất, muốn đánh cắp một phản lực cơ A-37, nhưng chúng nó canh gác kỹ quá. Hơn nữa phi cơ không có bom đạn, nên đành phải bỏ ý định thi hành một phi vụ kamikaze cuối cùng. Lý Tống ngồi đó trong đêm, nhìn thật lâu vào hình chiếc phi cơ như cố khắc vào tim hình ảnh dấu yêu lần cuối.

Hình ảnh dấu yêu đó làm tôi nhớ thật nhiều đến “vùng trời ngày cũ”, một dĩ vãng hào hùng làm sao quên được! Sáng đi tối về, những cánh chim không bao giờ biết mỏi mà sao đã phải gãy cánh giữa đường! Tôi ngồi đó nhìn Lý Tống mà lòng đau xót, tuổi trẻ chưa tròn ước nguyện mà sao đời nở phân ly? Tôi vào trong lấy chiếc áo bay đã giấu kỹ từ ngày ra đi… đưa cho Lý Tống. Tôi nói:

– Đây là gia tài cuối cùng của những ngày xưa tao còn cất giữ. Chú mầy có nhìn thấy gì không?

Lý Tống nhìn lơ đảng ra ngoài trời, cười ngạo mạn:

– Còn trời còn đất, còn Lý Tống! Tôi sẽ trở về Việt Nam bằng mảnh “Phi bào” này!

Tôi cảm thấy Lý Tống vẫn còn cái ngông cuồng của ngày nào. Sống với nó, tôi đã hiểu nhiều về con người này, cho nên tôi muốn Lý Tống đi một vòng thăm anh em để mở thêm tầm mắt:

– Ê! Lý Tống, chú mày nên đi một vòng Cali “thăm dân chó biết sự tình”.

Lý Tống đồng ý. Ngày hôm sau tôi đưa một số tiền, Lý Tống mua một chiếc xe lên đường chu du miền Tây.

Những ngày “Tây” du, Lý Tống cũng gặt hái được một chút ít thế thái nhân tình, tâm hồn cũng có phần nào lắng dịu. Trở lại New Orleans, tôi nhờ Lý Tống “trụ trì” khu thương mại ChinaTown. Ngày tháng trôi đi lặng lẽ, Lý Tống buồn quá bèn có ý kiến: “Lập đảng trừ gian diệt bạo” theo kiểu Zorro. Rồi một đêm không trăng sao, người anh em ngủ không được bèn xách súng cầm chơi, bắn chết cha nó một thiếu nên Mỹ đen đang chui vào ăn cắp đồ trong khu thương xá. Khổ nổi thằng nhỏ chỉ mới có 15 tuổi. Ôi! Tai họa! Thế nhưng nhờ trời thương nên vụ án được dàn xếp ổn thỏa, tránh được tù tội.

Sau biến cố đó, Lý Tống có vẻ trầm lặng, tối ngày ở trong phòng tập “thiền” và bắt đầu ghi danh vào đại học. Tôi thấy yên lòng, mừng cho thằng em đã tìm được lẽ sống cuộc đời, cố gắng học hỏi cái hay cái đẹp của xứ người để mai sau đem về tô điểm non sông!

Tám năm sau, Lý Tống học xong học trình Tiến sĩ chính trị học. Tôi thật tình vô cùng bái phục! Nhưng ở đời, người tài thường hay có tật, mà cái tật của Lý Tống thì thật lắm phiền muộn! Lý Tống là một người rất ư đa tình, hoặc nói một cách khác, mang chứng: “YÊU”! Yêu dã man, yêu vô nhân đạo, yêu trần truồng, yêu lớn, yêu nhỏ… ai đã một lần bị yêu, được yêu thì họa chăng mới diễn tả nổi cái tâm trạng đó!

Rồi thời gian qua mau, tôi rời thành phố New Orleans trôi dạt về Dallas. Những tháng ngày ở đây cũng buồn tênh. Tôi về Houston tham dự “Đêm Không Gian Hội Ngộ” với anh em Không Quân do lời “dụ dỗ” của ông bà Bác sĩ Vĩnh Phương.  Anh Vĩnh Phương và tôi là hai người bạn chí thân từ những ngày còn trong quân ngũ.  Share với nhau đủ thứ: “Share tình share tiền, share thú đam mê, share cả những phi vụ diệt giặc hiểm nghèo!”. Anh Vĩnh Phương rất thông cảm cho nỗi buồn của tôi. Nhiều đêm hai thằng ngồi nhìn nhau không biết nói gì, chỉ cười khà cho cái sự đời mà thôi!

Đêm “Đêm Không Gian Hội Ngộ” tại Houston thật thắm thiết. Người Không Quân đã ngồi lại với nhau, nối vòng tay lớn, sửa soạn cho một ngày về trong danh dự. Những ánh mắt trong đêm sáng ngời như tinh cầu dẫn lộ, diệt cho xong loài quỷ đỏ! Tôi gặp lại Lý Tống trong cái hào khí ngút ngàn của đêm dạ hội. Người anh em vẫn còn phong độ ngày nào, có hơi dày dặn thêm một chút. Trong đôi mắt đó, tôi vẫn còn thấy giấu kín một niềm u uất. Lý Tống tâm sự:

– Sư phụ có thấy chán cái xứ khốn nạn nầy chưa? Tôi thì chịu hết nỗi rồi! Chắc phải làm một cái gì cho nó lạ lạ!

Lý Tống quen gọi tôi là sư phụ vì những khi đi bay tôi thường mang một thanh kiếm samurai ở sau lưng, để những khi bị bắn rơi xuống rừng già, hù mấy thằng thượng Cộng cho đỡ buồn. Từ đó thiên hạ đặt cho tôi cái biệt danh là: “Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm”. Tôi thấy Lý Tống than phiền cũng ngần ngại, không hiểu cái bệnh “điên vì nước” lại tái phát chăng? Tôi trở về Dallas mà trong lòng còn vương vấn một nỗi buồn cho thằng em ngông cuồng cô đơn!

Hai tháng đi qua như bóng câu qua cửa, lại thêm một “Không Gian Hội Ngộ” nữa. Lần này Lão Gà Tre, chủ bút tờ Thế Giới Mới nhờ tôi viết phóng sự hội ngộ cho anh em Không Quân Dallas-Fort Worth. Thật là phiền muộn! Biết viết gì đây khi tâm tư mình còn mãi lang thang ở tận bên kia bờ đất quê hương? Tôi ngồi đó, cắn bút suy tư. Bỗng dưng tôi nhớ tới Lý Tống, nhớ những ưu tư sâu kín của thằng em, muốn viết lên đôi giòng cho niềm đau câm nín đó!

Người Không Quân đôi khi nhớ “chuyện đời” chỉ mỉm cười thôi! Bởi vì trên cõi đời không giống ai nầy, có mấy ai hiểu được người Không Quân? Người Không Quân khi chơi thì chơi đúng mức, chơi cho trời long đất lở. Nhưng khi làm thì xin đừng ai đến gần, nó sẽ rất là vô tình. Người Không Quân “hành sự” bằng con tim chân chính. Đủ và đúng lúc. Thử hỏi, mười bảy năm qua, thiên hạ đã làm gì? Và làm được những gì? Giờ đây đất nước đang chuyển mình, đâu ai biết là có những cánh chim đã ra đi không ai tìm xác rơi… Và ở một phương trời nào đó, muốn làm một cái gì cho quê hương.

Hôm nay, người Không Quân Lý Tống đã làm một cái gì cho quê hương rồi đó! Tôi thật hãnh diện và cũng rất đau lòng, không hiểu cái hình hài bộ xương đó có đủ sức chịu đựng nỗi đọa đày trong những ngày sắp tới! Xin Mẹ Việt Nam hãy che chở cho đứa con yêu đã hai lần gãy cánh!

Hỡi những người anh em chiến hữu ở đây, các anh có thấy gì không? Có thấy dòng máu Việt Nam còn lưu chảy trong huyết quản, hay đã khô cạn theo những tháng ngày giá buốt? Chúng ta hãy đứng lên, làm một cái gì nữa đi? Hãy nhóm lại ngọn lửa quê hương để đốt thêm cho ngọn đuốc của Lý Tống rạng ngời hai chữ Tự Do!

Kính thưa quý vị niên trưởng,

Mười bảy năm qua quý vị đã hướng dẫn đàn em làm cái việc chống Cộng bằng mồm nào là không đội trời chung với Cộng sản, nào là sẵn sàng trở về cứu quê hương (!) Bây giờ thằng em đã trở về làm cái việc mà quý vị đã “Yêu Cầu, ôm ấp”. Sự trở về của người anh em không phải bằng mồm mà bằng thân bằng xác, đã tự nguyện xin làm viên gạch lót đường cho công cuộc cứu nước. Như vậy là thằng em đã tuân lệnh thượng cấp, thi hành nhiệm vụ! Xin quý vị tuyên bố hùng hồn trên những diễn đàn chống Cộng: “Thằng em, chú mầy làm coi được lắm”. Có làm được như vậy thì thằng em trong ngục tù mời nở được một nụ cười thân ái!

Chúng tôi đang chờ đợi lời vàng tiếng ngọc của Quý vị.

Võ Văn Ân

(Trich:  Lý Tống Trong Lòng Dân Tộc, xuất bản năm 1992).

Thursday, August 13, 2020

Cáo Phó và Chia Buồn Đại Tá Không Quân VNCH Võ Văn Ân

  

 

Inline image

Được tin buồn

Ông Võ Văn Ân

Pháp danh Quảng Phước

Cựu SVSQ KQ khóa 58A Trần Duy Kỳ

Nguyên Đại tá Không lực VNCH, 

Không Đoàn phó KĐ 92 Chiến Thuật, Phan Rang

Đã từ trần ngày 12 tháng 8 năm 2020 tại Houston, Texas

Hưởng thọ 84 tuổi

Thành kính chia buồn cùng tang quyến

Nguyện cầu Hương linh Đại tá Võ Văn Ân
sớm siêu thoát nơi cõi Niết Bàn

Hội Áii Hữu Không Quân VNCH Miền Trung California

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

 Đại tá VÕ VĂN ÂN đã vĩnh viễn ra đi
Thưa quý NT và chiến hữu KQ,
Cựu Đại tá VÕ VĂN ÂN, nguyên Không đoàn phó KĐ92CT, đã vĩnh viễn ra đi. Tôi xin phép phổ biến nguyên văn nội dung hai email mới nhận được, một của KQ Phạm Văn Thìn ở Houston, một của NT Võ Ý.
Trân trọng,
KQ Nguyễn Hữu Thiện

Kính chuyển đến anh Võ Ý và anh Nguyễn Hữu Thiện.
ĐT. Võ Văn Ân đã ra đi vào lúc 1.41 phút sáng hôm nay, ngày 12/8/2020, nhằm ngày 23/6 năm Canh Tý tại nhà thương Herman, Southwest Memmorial Hospital.
Sẽ thêm chi tiết về nhà quàn và tang lễ khi Trưởng Nam Võ Phi Long đang trên đường xuống Houston để lo hậu sự.
Kính báo,
BC Trương s Luong
 
 
image.png

Đuợc tin buồn
Đại Tá Không Quân Võ Văn Ân
Nguyên Không Đoàn Phó KĐ 62 CT/ SĐ6KQ VNCH
Đã từ trần ngày 12 tháng 8 năm 2020 tại Bệnh viện Herman, South West Memorial Hospital

Hưởng thọ 85 tuổi

Thành kính chia buồn cùng tang quyến
Nguyện cầu Hương linh Đại tá Võ Văn Ân sớm siêu thoát về cõi Niết Bàn

Gia Đình Kỹ Thuật Tiếp Vận & Bô Lão KQ VNCH

Đồng thành kính phân ưu

* * *

T/G các bạn,
Theo PVT từ Houston cho biết, "Sư Phụ" đã ra đi ngày hôm qua. Hiện đang quàn tại một Funeral bên Houston, TX.
PVT cho tôi 2 sđt, một của Madame VVA (bà Loan) và một của cháu Long, như sau: 770-312-8461 & 404-312-9963. Tôi gọi cháu Long nhưng chưa gặp.
Xin chuyển Tin Buồn này,
Voy
 
Thăm cựu Đại tá Võ Văn Ân (ngồi ghế) tại nursing home, tháng 10/2016.  
Từ trái: các KQ Huỳnh Thanh Minh, Nguyễn Phúc Kim Duyệt, Trần Tấn Giới, và cựu Đại tá Lê Văn Thảo 
 

PHÂN ƯU

Được tin buồn chiến hữu

VÕ VĂN ÂN

Cựu Đại Tá Không Quân/QLVNCH
Cựu Chủ Tịch Khu Bộ Đông Nam Hoa Kỳ/LMDCVN

Từ Trần lúc 1:41 sáng ngày 12 tháng 8 năm 2020 tại bệnh viện Herman, Southwest Memmorial.
Hưởng thọ 85 tuổi.

Toàn thể cán bộ, đoàn viên Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Khu Bộ Đông Nam Hoa Kỳ, thành kính chia buồn cùng tang quyến và cháu Võ Phi Long (trưởng nam của anh Ân) và các cháu.
Cầu nguyện anh linh Đại Tá Võ Văn Ân sớm siêu thoát về cõi Niết Bàn.

ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Facebook Minh Le  


Vietnam Houston TX Florist Hoa Tuoi Nha Quang Funeral Home Houston, TX

NHA QUAN VUON VINH CUU (FUNERAL HOME - Funeral service and cemetery) 

2454 S DAIRY ASHFORD, HOUSTON Phone: (281) 531-8180, (281) 740-1008

NHA QUAN DONG NHAT (FUNERAL HOME - Funeral services) 7730 BOONE RD, HOUSTON Phone: (281) 561-6300

NHA QUAN THIEN BINH (FUNERAL HOME - Funeral services) 2200 WILCREST DR, HOUSTON Phone: (713) 539-4401, (713) 785-1694

NHA QUAN THIEN TAM (FUNERAL HOME - Shrouding, burial, cremation - Shipping casket to other country - Florist, sympathy flowers, funeral clothes) 13430 BELLAIRE BLVD., HOUSTON Phone: (281) 530-5400, (713) 539-4401

NHA QUAN VINH PHUOC (FUNERAL HOME - Vietnamese management - Two vast, solemny chapels - Religious burials, shipping - Complete funeral formalities) 8514 TYBOR DR., HOUSTON Phone: (713) 771-9999

NHA QUAN VUON VINH CUU (FUNERAL HOME - Funeral service and cemetery) 2454 S DAIRY ASHFORD, HOUSTON Phone: (281) 531-8180, (281) 740-1008

Vietnamese Houston, Texas florists Hoa Dam Tang Chia Buon Funeral Florists Houston, TX Lien Lac Khanh Van Tel: 713-474-0243 or Steve tel: 214-554-0257-or: 469-233-4537

Irving Flowers Gifts Hoa Dam Tang Chia buon Houston Vietnamese Florist,  Irving Flowers Houston, TX

Vietnamese Houston, Texas florists Hoa Dam Tang Chia Buon Funeral Florists Houston, TX Lien Lac Khanh Van Tel 469-233-4537 or Steve tel: 214-554-0257 Nhan lam Hoa Tuoi and Banner

    Đại tá ÂN là người cư dân kỳ cựu ở New Orleans LA và cũng là người đầu tiên sáng lập Hội Ái Hửu KQ ở NO đầu thập niên 80 😪😪😪


    Author
    Những người anh quý mến và đáng kính phục.

  • Thành Kính Phân Ưu

  • Thành kính phân ưu. Cầu mong Cánh thép miên viễn chốn an bình và hạnh phúc.

  • Thành kính phân ưu cùng gia đình .
    NGHIÊM CHỈNH
    CHÀO …
    See More

  • THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
    Kính chia buồn cùng tang gia

  • Thêm một phi công bay chuyến bay cuối cùng. Thành kính phân ưu cùng tang quyến. R.I.P

  • Các cánh chim lần lượt bay về miễn cực lạc hết. Không ai chống lại được tuổi già.

  • THÀNH KÍNH PHÂN ƯU!

  • Xin chia buồn cùng gia quyến .

  • THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

  • Thành kính phân ưu..

  • Thành Kính Phân Ưu .

  • Thành kính phân ưu.
    Xin chia buồn cùng gia đình. Của một người anh đã bay xa vào vùng Miên viễn.
    Cầu chúc cho linh hồn sớm được siêu thoat





  • No photo description available.
    Thành kính phân ưu cùng gia quyến và gia đình Không quân . R.I.P. 🙏

  • Image may contain: meme, text that says 'Hô Đang xin thành kính phân uu REST IN PEACE'

  • Thành kính phân ưu cùng gia đình.
    Thành Kính Phân Ưu cùng Gia Quyến
    Image may contain: flower and plant

  • Xin chia buồn cùng thân quyến

  • Author
    Tất cả những phân ưu sẽ post vào Blog Cánh Thép và chuyển đến anh Võ Phi Long con trai lớn của Đại Tá Ân.

    Cám ơn Anh Hòa, lúc nào cũng sốt sắn trong những quân vụ chung.
    Author
    Thành Kính Phân Ưu và chia buồn cùng gia đình Đại Tá Võ Văn Ân.
    Author
    Cộng Đồng chúng ta vững mạnh hôm nay là nhờ rất nhiều công lao của những người đi trước.

  • RIP.V V ÂN 🙏🙏GĐ VNCH nhớ ơn Anh ..Cầu nguyện cho linh hồn Anh về cõi Vĩnh hằng 🙏🙏💐Amen

  • Thành kính phân uu !
    KÍNH VIẾNG!!!


  • Thành kính phân ưu!

  • KÍNH CHÀO ANH LINH
    ĐẠI TÁ VÕ VĂN ÂN
    KHÔNG QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ .…
    See More
    Image may contain: one or more people and people standing, text that says 'to quoc ghi o'n'

  • THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG GIA QUYẾN .
     
    • Do Tham Thành kính phân ưu đến gia đình và toàn thể gia quyến Đai Tá Võ văn Ân ,cầu mong hương linh Đại tá sớm tiêu diêu miền cực lạc
    • Binh Pham Thành Kính Phân ưu.

    • Canh Thep Thành Kính Phân Ưu và chia buồn cùng gia đình Đại Tá Võ Văn Ân

    • Hai Nguyen Thành Kính Phân Ưu cùng tang quyến Đại Tá Không Quân QLVNCH VÕ VĂN ÂN.

    • Lê Bình THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

    • Strata Mai THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
      Kính chia buồn cùng tang gia

    • William Duong Tôi mê nhất chàng thanh nien với bộ đồ bay. Tôi đàn ông mà tôi còn thích huống gì con gái.


    • Chin Nguyen Thành kính phân ưu cùng Gia đình Tang quyến. Cầu cho Linh Hồn Bạn Võ Văn Ân sớm về cỏi Niết Bàn. RIP. Gia đình Nguyễn Văn Chín (người bạn KQ thân).

    • Cuong Do Thanh kinh phan uu

    • Canh Thep Phân Ưu sẽ post vào Cánh Thép blog và sẽ chuyễn đến gia đình

    • Bach Nguyen R.I.P
      Thành Kính Phân Ưu
    • Image may contain: text

    • Quang Tong Nguyen Thành kính phân ưu...


    • DT Ph Cầu xin cho Chú ra đi thanh thản sớm về cõi Tây phương cực lạc.
      Con:PDT .

    • HacUng Tran Thanh kinh Phan Uu voi gia dinh Dai Ta. Chao vinh biet Dai Bang. R,I,P,

    • Hoa Tim Gđ Lê văn Dui
      Khoá 3-69B
    • Image may contain: flower, plant and text

    • Uy Lang Nguyen Thành kính phân ưu cùng Tang quyến,cầu nguyện hương linh cố Đại tá Võ Văn Ân sớm được siêu thoát về nơi cõi Phật.
    • Image may contain: one or more people, people standing and stripes

    • Ký Nguyễn Văn Thành kính phân ưu


    • Liem Doan Thành Kính Phân Ưu và chia buồn cùng gia đình Đại Tá Võ Văn Ân