Saturday, March 31, 2018

CƠ CẤU TỔ CHỨC KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Không lực Việt Nam Cộng Hòa, hay Không quân Việt Nam Cộng Hòa, là lực lượng Không quân của Việt Nam Cộng Hòa trực thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tồn tại từ năm 1954 đến năm 1975 trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Khẩu hiệu là "Tổ Quốc - Không Gian".

Hình thành và phát triển
Lực lượng Không quân Việt Nam Cộng Hòa được hình thành từ một số phi công người Việt được tuyển chọn bay cùng với các phi công Pháp với tư cách là sĩ quan của quân đội Pháp. Khi Quốc gia Việt Nam, được thành lập, các sĩ quan người Việt này được chuyển sang cơ cấu Quân đội Quốc gia Việt Nam. Bản thân Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Hinh cũng xuất thân là một sĩ quan phi công, vì vậy, ông rất chú trọng việc xây dựng lực lượng Không quân. Tháng 6 năm 1951, một cơ quan phụ trách về ngành Không quân trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập với tên gọi là Ban Không quân, ban đầu chỉ làm nhiệm vụ phụ trách Phi đội Liên lạc. Trên thực tế, các phi công người Việt chỉ làm nhiệm vụ bay cùng với các phi công Pháp trong các phi vụ. Các chức vụ chỉ huy đến bay chính đều là sĩ quan Pháp. Ngay cả chức vụ Trưởng Ban Không quân, kiêm Phụ tá Không quân cho Tổng tham mưu trưởng cũng là sĩ quan Pháp. Năm 1953, Pháp thành lập thêm 2 Phi đội Quan sát và Trợ chiến tại Tân Sơn Nhất, Sài Gòn và Nha Trang. Năm 1954, Ban Không quân được đổi thành Phòng Không quân. Năm 1955, Không quân Pháp bàn giao lại cho Không quân Quốc gia Việt Nam khoảng 25 Vận tải cơ C-47, 2 Phi đoàn Quan sát L-19 và 25 Khu trục cơ cánh quạt F-8F Bearcat lỗi thời. Tháng 7 năm 1955, lần đầu tiên một người Việt được giữ chức vụ Phụ tá Không quân là Trung tá Nguyễn Khánh.

Đệ nhất Cộng Hòa
Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng Hòa. Lực lượng Không quân Quốc gia Việt Nam cũng được cải danh thành Không quân Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu tá Trần Văn Hổ, đương kim Phụ tá Không quân, được thăng Trung tá, và trở thành Chỉ huy trưởng đầu tiên của Không quân Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1957, theo chương trình hợp tác viện trợ, một phái đoàn Không quân Hoa Kỳ sang nghiên cứu tình hình để soạn thảo kế hoạch huấn luyện cho Không quân VNCH. Nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan được tuyển chọn sang tu nghiệp tại các trường Không quân Hoa Kỳ. Các phi trường Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Đà Nẵng được xây dựng và mở rộng. Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang cũng được xây dựng, nhằm đào tạo tại chỗ các khóa Hoa tiêu và Quan sát viên, và các khóa đào tạo chuyên viên để bổ sung cho các đơn vị.
Tháng 9 năm 1959, một Phi đội đầu tiên gồm 6 phi cơ Skyraider (Thiên tướng) được Hoa Kỳ chuyển giao cho Không quân VNCH. Sau đó trong vòng 1 năm có thêm 25 chiếc Skyraider khác được bàn giao tại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất. Năm 1960, Phi đoàn 1 Khu trục cơ được thành lập và bắt đầu hoạt động từ Bến Hải đến Cà Mau để yểm trợ cho bộ binh Việt Nam Cộng Hòa[2]
Năm 1961, chương trình trợ giúp của Hoa Kỳ có tên Farm gate đã đưa các loại phi cơ cánh quạt huấn luyện T-28, oanh tạc cơ hạng nhẹ B-26 và Vận tải cơ C-47 cùng khoảng 124 sĩ quan và 228 quân nhân Hoa Kỳ sang giúp huấn luyện. Các hệ thống hướng dẫn và kiểm soát không lưu được thiết lập tại các phi trường Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Pleiku[3]. Liên đoàn 1 Không vận đầu tiên được thành lập với trung tá Nguyễn Cao Kỳ được chỉ định làm Liên đoàn trưởng. Hoa Kỳ cũng trao cho Không quân VNCH thêm 16 vận tải cơ hạng trung C-123 trong tháng 12 năm 1961.
Ngày 26 tháng 2 năm 1962, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử trên đường công tác đã đột ngột quay trở lại dội bom mưu toan giết chết Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm. Ngay lập tức tổng thống Ngô Đình Diệm ra lệnh đình chỉ vô hạn định các phi vụ chiến đấu. Cũng vì lý do này mà đương kim Tư lệnh Không quân là Nguyễn Xuân Vinh bị thất sủng, phải xin giải ngũ với lý do sang Hoa Kỳ học ngành Tiến sĩ Không gian. Năm 1962, các đơn vị Không quân tác chiến và yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi vùng chiến thuật: Không đoàn 41 (căn cứ ở Đà Nẵng), Không đoàn 62 (Pleiku), Không đoàn 23 (Biên Hòa), Không đoàn 33 (Tân Sơn Nhất), Không đoàn 74 (Cần Thơ).

Đệ nhị Cộng Hòa
Sau cuộc "chỉnh lý", Tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền thực hiện một số cải tổ trong quân đội. Ngoài việc đặt ra thêm cấp bậc Chuẩn tướng, ông còn cho thay đổi tên gọi "Quân đội Việt Nam Cộng Hòa" thành "Quân lực Việt Nam Cộng Hòa". Danh xưng Không lực Việt Nam Cộng Hòa cũng được sử dụng chính thức từ lúc đó. Năm 1965, KLVNCH có thêm các Phi đoàn Khu trục cơ A-37 Dragonfly và sau đó là các Phi đoàn không vận cánh quạt loại lớn C-130 Hercules và Trực thăng CH-47 Chinook. Ngày 3 tháng 2 năm 1965, một Phi đoàn gồm 24 chiếc A-1H Skyraider do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy cất cánh từ Căn cứ Không quân Đà Nẵng và tham gia vào Chiến dịch Mũi tên lửa (Flaming Dart) do Hoa Kỳ vạch định, tấn công các địa điểm ở phía bắc Vĩ tuyến 17 vào Ngày 11 tháng 2 năm 1965, đại tá Nguyễn Ngọc Loan, tư lệnh phó KLVNCH, làm Phi đoàn trưởng 28 chiếc Skyraider của Việt Nam Cộng Hòa cùng với 28 chiếc F-100 của Không quân Hoa Kỳ mở cuộc tấn công thứ hai vào lãnh thổ phía bắc Vĩ tuyến 17. Trong đợt này phi công Phạm Phú Quốc bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.
Năm 1967, KLVNCH có thêm 1 Phi đoàn Khu trục trang bị phản lực cơ F-5. Số hiệu của các đơn vị cấp Phi đoàn được cải tổ và xếp thành 3 chữ số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của đơn vị cấp Phi đoàn được dùng để chỉ công dụng của Phi đoàn đó:

- Số 1: Phi đoàn Liên lạc,
- Số 2: Phi đoàn Trực thăng,
- Số 3: Đặc vụ,
- Số 4: Vận tải,
- Số 5: Khu trục,
- Số 7: Quan sát,
- Số 8: Hỏa long, và
- Số 9: Huấn luyện.


Năm 1970, với đà phát triển nhanh của KLVNCH, các Không đoàn chiến thuật phát triển thành 4 Sư Đoàn Không quân[9], tác chiến hỗ trợ cho 4 vùng chiến thuật.
Năm 1971, Sư Đoàn 5 Không quân được thành lập và trở thành lực lượng Không quân trừ bị của Bộ Tổng tham mưu.
Năm 1975, KLVNCH có 5 Sư Đoàn Không quân tác chiến:
- 20 Phi đoàn Khu trục cơ với khoảng 550 phi cơ A-1H Skyraider, A-37 Dragonfly, và F-5,
- 23 Phi đoàn Trực thăng với khoảng 1,000 phi cơ UH-1 Iroquois và CH-47 Chinook,
- 8 Phi đoàn Quan sát với khoảng 200 phi cơ O-1 Bird Dog, O-2 Skymaster, và U-17,
- 1 Sư Đoàn Vận tải với các đơn vị sau đây:
* 9 Phi đoàn Vận tải với khoảng 150 phi cơ C-7 Caribou, C-47 Skytrain, C-119 Flying Boxcar, và C-130 Hercules,
* 1 Không đoàn Tân trang Chế tạo,
* 4 Phi đoàn Hỏa long (Attack squadron) với các phi cơ Fairchild AC-119, Lockheed AC-130.
Ngoài ra còn có các Phi đoàn Trắc giác (Tình báo kỹ thuật), Phi đoàn Quan sát, và Biệt đoàn Đặc vụ 314.

Cơ cấu tổ chức Không lực Việt Nam Cộng Hòa
Quân số vào lúc cao điểm là trên 60,000 quân nhân với hơn 2,000 phi cơ các loại.
Sau đây là bảng Cấp số các Đơn vị thuộc Binh chủng Không quân VNCH từ thấp đến cao với chú thích tương đương bằng Anh ngữ (trong ngoặc):
- Phi tuần (Section hay Detail): 2 đến 3 phi cơ
- Phi đội (Flight): 4 đến 6 phi cơ
- Phi đoàn (Squadron): gồm nhiều Phi đội hay Phi tuần
- Liên đoàn (Group): 2 Phi đoàn trở lên
- Không đoàn (Wing): nhiều Phi đoàn hay ít nhất 2 Liên đoàn bay
- Sư Đoàn (Air division): 2 Không đoàn trở lên
- Bộ tư lệnh Không quân (Air command) đóng tại Sài Gòn.

Các Phi đoàn
Số hiệu của các Phi đoàn gồm có 3 chữ số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của Phi đoàn được dùng để chỉ công dụng của Phi đoàn đó:

- Số 1: Phi đoàn Liên lạc,
- Số 2: Phi đoàn Trực thăng,
- Số 3: Đặc vụ,
- Số 4: Vận tải,
- Số 5: Khu trục,
- Số 7: Quan sát,
- Số 8: Hỏa long, và
- Số 9: Huấn luyện.


Bộ tư lệnh Không quân (Sài Gòn)
I. Sư Đoàn 1 Không quân (Đà Nẵng)
A. Không đoàn chiến thuật 41
1. Phi đoàn Liên lạc 110MS 500 Criquet O-1 Bird Dog U-17A/B Skywagon. Đà Nẵng:
2. Phi đoàn Vận tải 427 C-7 Caribou Đà Nẵng:

B. Không đoàn chiến thuật 51 Đà Nẵng
1. Phi đoàn Trực thăng 213 UH-1
2. Phi đoàn Trực thăng 233 UH-1
3. Phi đoàn Trực thăng 239 UH-1
4. Phi đoàn Trực thăng 247 CH-47 Chinook
5. Phi đoàn Trực thăng 253 UH-1
6. Phi đoàn Trực thăng 257 UH-1

C. Không đoàn chiến thuật 61
1. Phi đoàn Khu trục 516 A-37B Dragonfly Nha Trang
2. Phi đoàn Khu trục 528 A-37B Dragonfly Đà Nẵng
3. Phi đoàn Khu trục 538 F-5A/B Freedom Fighter Đà Nẵng
4. Phi đoàn Khu trục 550 A-37B Dragonfly Đà Nẵng
II. Sư Đoàn 2 Không quân (Nha Trang)
A. Không đoàn chiến thuật 62
1. Phi đoàn Liên lạc 114 O-1 Bird Dog, U-17A/B Skywagon
2. Phi đoàn Trực thăng 215 UH-1
3. Phi đoàn Trực thăng 219 H-34 Choctaw, UH-1
4. Biệt đội tải thương 259C UH-1
5. Phi đoàn Vận tải 817 AC-47D Spooky
B. Không đoàn chiến thuật 92
1. Biệt đội tải thương 259D UH-1
2. Phi đoàn Khu trục 524 A-37B Dragonfly
3. Phi đoàn Khu trục 534 A-37B Dragonfly
4. Phi đoàn Khu trục 548 A-37B Dragonfly
III. Sư Đoàn 3 Không quân (Biên Hòa)
A. Không đoàn chiến thuật 23
1. Phi đoàn Liên lạc 112 MS 500 Criquet, O-1 Bird Dog, U-17A/B Skywagon
2. Phi đoàn Liên lạc 124 O-1 Bird Dog, U-17A/B Skywagon, O-2A Skymaster
3. Phi đoàn Khu trục 514 A-1 Skyraider
4. Phi đoàn Khu trục 518 A-1 Skyraider
B. Không đoàn chiến thuật 43 (Biên Hoà)
1. Phi đoàn Trực thăng 221 UH-1
2. Phi đoàn Trực thăng 223 UH-1
3. Phi đoàn Trực thăng 231 UH-1
4. Phi đoàn Trực thăng 237 CH-47 Chinook
5. Phi đoàn Trực thăng 245 UH-1
6. Phi đoàn Trực thăng 251 UH-1
7. Biệt đội tải thương 259E UH-1
C. Không đoàn chiến thuật 63 (Biên Hoà)
1. Phi đoàn Khu trục 522 F-5A/B Freedom Fighter, RF-5A Freedom Fighter
2. Phi đoàn Khu trục 536 F-5A/B Freedom Fighter, F-5E Tiger II
3. Phi đoàn Khu trục 540 F-5A Freedom Fighter, F-5E Tiger II
4. Phi đoàn Khu trục 542 F-5A Freedom Fighter
5. Phi đoàn Khu trục 544 F-5A Freedom Fighter
IV. Sư Đoàn 4 Không quân (Cần Thơ)
A. Không đoàn chiến thuật 64 (Bình Thủy)
1. Phi đoàn Trực thăng 217 UH-1
2. Phi đoàn Trực thăng 249 CH-47 Chinook
3. Phi đoàn Trực thăng 255 UH-1
4. Biệt đội tải thương 259F UH-1H
5. Phi đoàn Liên lạc 120: O-1 Bird Dog, U-17A/B Skywagon Bình Thủy
B. Không đoàn chiến thuật 74
1. Phi đoàn Liên lạc 116 O-1 Bird Dog, U-17A/B Skywagon
2. Phi đoàn Liên lạc 122 O-1 Bird Dog, U-17A/B Skywagon
3. Phi đoàn Khu trục 520 A-37B Dragonfly
4. Phi đoàn Khu trục 526 A-37B Dragonfly
5. Phi đoàn Khu trục 546 A-37B Dragonfly
C. Không đoàn chiến thuật 84
1. Phi đoàn Trực thăng 211 UH-1 Bình Thủy
2. Phi đoàn Trực thăng 225 UH-1 Sóc Trăng
3. Phi đoàn Trực thăng 227 UH-1 Sóc Trăng
4. Biệt đội tải thương 259H UH-1 Bình Thuỷ
5. Biệt đội tải thương 259I UH-1 Sóc Trăng
V. Sư Đoàn 5 Không quân (Sài Gòn)
A. Không đoàn chiến thuật 33 (Tân Sơn Nhất)
1. Biệt đội tải thương 259G UH-1H
2. Biệt đoàn Đặc vụ 314 C-47, U-17A/B Skywagon, UH-1, DC-6B, Aero Commander
3. Phi đoàn Vận tải 415 C-47
4. Phi đoàn Quan sát 716 T-28A Trojan, EC-47D Dakota, U-6A Beaver, RF-5A Freedom Fighter
5. Phi đoàn Quan sát 720 RC-119
B. Không đoàn chiến thuật 53 (Tân Sơn Nhất)
1. Biệt đội tải thương 259 UH-1
2. Phi đoàn Vận tải 413 C-119 Flying Boxcar
3. Phi đoàn Vận tải 421 C-123 Provider
4. Phi đoàn Vận tải 423 C-130A
5. Phi đoàn Vận tải 425 C-130A
7. Phi đoàn Vận tải 435 C-130A
8. Phi đoàn Vận tải 437 C-130A
9. Phi đoàn Hỏa long 819 AC-119G Shadow
10. Biệt đội Quan sát 718 EC-47D Dakota Tân Sơn Nhất
11. Phi đoàn Hỏa long 821 AC-119K Stinger Tân Sơn Nhất
VI. Sư Đoàn 6 Không quân (Pleiku)
A. Không đoàn chiến thuật 72
1. Biệt đội tải thương 259B UH-1
2. Phi đoàn Liên lạc 118 O-1 Bird Dog, U-17A/B Skywagon, O-2A Skymaster,
3. Phi đoàn Trực thăng 229 UH-1
4. Phi đoàn Trực thăng 235 UH-1
5. Phi đoàn Khu trục 530 A-1 Skyraider
B. Không đoàn chiến thuật 82 (Phù Cát, Bình Định)
1. Biệt đội tải thương 259A UH-1
2. Phi đoàn Trực thăng 241 CH-47 Chinook
3. Phi đoàn Trực thăng 243 UH-1
4. Phi đoàn Vận tải 429 C-7 Caribou
5. Phi đoàn Vận tải 431 C-7 Caribou
6. Phi đoàn Khu trục 532 A-37B Dragonfly
Trung tâm huấn luyện Không quân
1. Phi đoàn huấn luyện 912 T-6G Texan
2. Phi đoàn huấn luyện 918 T-41 Mescalero
3. Phi đoàn huấn luyện 920 T-37, UH-1 Huey
Không đoàn tân trang chế tạo
Danh sách các tư lệnh qua các thời kỳ

1. Nguyễn Khánh 1955 Trung tá, sử dụng chức danh Phụ tá Không quân cho Tổng tham mưu trưởng
2. Trần Văn Hổ 1955-1957: Thiếu tá (1955), Trung tá (1955), Đại tá (1956)
3. Tư lệnh Không quân đầu tiên. Được thăng vượt cấp từ Trung úy lên Thiếu tá. Nguyễn Xuân Vinh 1957-1962 Trung tá, Đại tá (1961). Thất sủng sau Vụ đánh bom Dinh Độc Lập 1962. Xin giải ngũ sang Hoa Kỳ học bằng Tiến sĩ.
4. Huỳnh Hữu Hiền 1962-1963: Trung tá, Đại tá (1963)
5. Đỗ Khắc Mai 1963: Đại tá (1963), được thăng vượt cấp từ Thiếu tá.
6. Nguyễn Cao Kỳ 1964-1965: Đại tá, Chuẩn tướng (1964), Thiếu tướng (1965)
7. Trần Văn Minh 1965-1975: Thiếu tướng, Trung tướng (1974)
8. Nguyễn Hữu Tần 1975: Chuẩn tướng Tư lệnh Sư Đoàn 4 Không quân đồng thời là quyền tư lệnh cuối cùng.
Trang bị
F-5E fighter, Phi cơ F-5C của Không lực Việt Nam Cộng Hòa tại Căn cứ Không quân Biên Hòa năm 1971
Phi cơ 4400th CCTS T-28 của Không lực Việt Nam Cộng Hòa đang bay trên bầu trời
Phi cơ Quan sát O-1 thuộc Phi đoàn Liên lạc 112/Không đoàn chiến thuật 23 - Căn cứ Không quân Biên Hòa - 1971
Phi cơ A-1H thuộc Phi đoàn Khu trục cơ 520, Căn cứ Không quân Bình Thủy
Phi cơ Cessna U-17A tại Căn cứ Không quân Nha Trang
Phi cơ Hỏa long (thuật từ Không lực Việt Nam Cộng Hòa gọi phi cơ cường kích)
Douglas A-1 Skyraider
Cessna A-37 Dragonfly
Douglas AC-47 Spooky
Fairchild AC-119G Shadow
Fairchild AC-119K Stinger
Oanh tạc cơ
Douglas B-26 Invader - nhận được trong chương trình Farm Gate
Martin B-57 Canberra - Không quân Hoa Kỳ cho mượn để dùng huấn luyện - chưa bao giờ được KLVNCH dùng trong công tác chiến đấu
Khu trục cơ
Grumman F8F Bearcat
Northrop F-5A/B/C Freedom Fighter
Northrop F-5E Tiger II
Phi cơ quan sát và thám thính
Douglas RC-47 Dakota
Northrop RF-5A Freedom Fighter
Cessna L-19/O-1A Bird Dog
Cessna O-2A Skymaster
Morane-Saulnier MS 500 Criquet
Phi cơ Trực thăng
Aérospatiale AS- 318 Alouette II
Aérospatiale AS- 319 Alouette II
Bell UH-1 Iroquois/Huey
Sikorsky H-19 Chickasaw
Sikorsky H-34 Choctaw
Boeing CH-47 Chinook
Phi cơ huấn luyện
Pazmany PL-1
North American T-6 Texan
North American T-28 Trojan - nhận được trong chương trình Farm Gate
Cessna T-37 Tweet
Cessna T-41 Mescalero
Phi cơ đa dụng và Vận tải
L-26 Aero Commander
de Havilland Canada C-7 Caribou
Beechcraft C-45 Expeditor
Douglas C-47 Dakota
Douglas DC-6/C-118 Liftmaster
Fairchild C-119 Flying Boxcar
Fairchild C-123 Provider
Lockheed C-130 Hercules
Dassault MD 315 Flamant
de Havilland Canada U-6 Beaver
Cessna U-17A/B Skywagon
Republic RC-3 Seabee
CASA C212 Aviocar

Bùi Ngọc Thắng
(713)820-1470
21226 Somerset Park Ln
Katy, TX 77450

http://hoiquanphidung.com

Tuesday, March 20, 2018

Tượng Đài Vinh Danh Phi Công Trực Thăng Tham Chiến tại Việt Nam





Quốc hội Hoa Kỳ vừa thông qua dự luật chuẩn thuận việc xây dựng một đài tưởng niệm tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, Tiểu bang Virginia, để vinh danh các phi hành đoàn trực thăng đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.

Hôm 30/4, báo The Military Times cho biết Quốc hội đã phê chuẩn việc xây đài tưởng niệm đặt gần Mộ các chiến sĩ Vô danh, thuộc khu 35 dọc theo Memorial Drive.

Theo AP, người khởi xướng vận động xây đài tưởng niệm là Trung tá Không quân hồi hưu Bob Hesselbein, từng là một phi công lái máy bay trực thăng AH-1 Cobra trong chiến tranh Việt Nam. Ông Hesselbein nói Nghĩa trang Quốc gia Arlington là nơi tập hợp nhiều mộ của phi công lái trực thăng hy sinh trong chiến tranh Việt Nam nhất.

Vào tháng 4/ 2014, ông Hesselbein, chủ tịch Hội cựu Phi công và các thành viên khác trong hội đã tới nghĩa trang Arlington để thảo luận việc tặng một cây xanh cho nghĩa trang để tướng nhớ các phi công đã nằm xuống. Sau đó một trong các sử gia đề nghị nên xây một tượng đài.

Ông Hesselbein nói với tờ The Military Times: "Chúng tôi phát hiện ra rằng nghĩa trang này là nơi tập trung nhiều nhất các mộ chiến sĩ không quân từng tham chiến tại Việt Nam."

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Tammy Baldwin đại diện cho bang Wisconsin nói rằng tượng đài sẽ là một "cơ hội để giáo dục" mọi người hiểu câu chuyện của các phi công và nhân viên trong phi hành đoàn. Hoa Kỳ phụ thuộc nhiều vào máy bay trực thăng để chuyển quân và tiếp liệu hỗ trợ cho lực lượng bộ binh gần căn cứ của địch ở Việt Nam.

Kinh phí xây dựng đài tưởng niệm Phi công Trực thăng hy sinh trong chiến tranh Việt Nam do Hiệp hội Phi công Trực thăng tham chiến tại Việt Nam tài trợ.

Hiệp hội Phi công Trực thăng tham chiến tại Việt Nam đã vận động Quốc hội, và thông qua sự hỗ trợ từ các cộng đồng trên toàn quốc, đạo luật Đài tưởng niệm Phi công Trực thăng tham chiến tại Việt Nam được thông qua vào tháng 3, do thượng nghị sĩ Tammy Baldwin thuộc đảng Dân chủ - đại diện bang Wisconsin, và Dân biểu Dan Sullivan, đảng Cộng hòa, đại diện bang Alaska, giới thiệu dự luật được sự ủng hộ của lưỡng đảng. Dân biểu Mark Amodei, đảng Cộng hòa – đại diện bang Nevada là người giới thiệu dự luật tại Hạ viện.

Bà Baldwin nói với tờ Army Times rằng bà cảm thấy xúc động khi được nghe những mẫu chuyện của ông Hesselbein về những trải nghiệm của cá nhân ông tại Việt Nam, và "những câu chuyện về bạn bè và đồng đội của ông, những người đã vĩnh viễn ra đi.”

Một tượng đài tôn vinh các Phi Hành Đoàn trực thăng tham chiến ở Việt Nam mang ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với thân nhân đến nghĩa trang Arlington thăm viếng người thân yêu, mà còn đối với những người không trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến.

Thượng nghị sĩ Baldwin nói tượng đài tôn vinh những sự hy sinh của các phi hành đoàn trực thăng trong chiến tranh Việt Nam là điều lẽ ra nên được xây dựng từ lâu.

Ước tính có khoảng 40.000 phi công trực thăng được đưa sang phục vụ trong chiến tranh Việt Nam. Hiệp hội Phi công Trực thăng Mỹ tham chiến ở Việt Nam hiện có hơn 15.700 thành viên.

Please be advised the Vietnam Helicopter Pilots Association invites former Viet Nam Air Force (VNAF) helicopter pilots and crewmembers, Republic of Vietnam military veterans, and their families join us for the dedication of the Vietnam Helicopter Pilot and Crewmember Monument. 


The ceremony will commence at 4:00 PM, April 18, 2018 at the Arlington National Cemetery Memorial Amphitheater (located directly behind the Tomb of The Unknown Soldier). No tickets are required, and there are no fees. All are warmly invited to attend. As a formal event, we ask attendees to wear clothing appropriate to the honor and location of Arlington National Ceremony.


We recommend all attendees plan on arriving at 2:30 PM for the event. Arlington National Cemetery (ANC) has instituted airport-style screening which may cause a brief delay, and the walk to the Memorial Amphitheater takes approximately 20 minutes. Transportation will be available for those unable to make the walk to/from the dedication site.

At 4:50 PM following the retiring of the colors, a wreath-laying ceremony will commence with flowers carried from the amphitheater to the nearby monument located on Memorial Drive in Section 35, a short 75-yard walk. Those wishing to honor their lost loved one or military unit with flowers are welcome to join the procession with their wreath or bouquet.    
Following the dedication ceremony, a reception will be held at 5:30 to 7:00 PM at The Women In Military Service For America Memorial (WMSAM) located near the cemetery Welcome Center at the west end of Memorial Avenue. All VHPA members and their families, Vietnam Veterans, Gold Star Families and distinguished visitors are invited to attend the post-dedication event.
The Vietnam Helicopter Pilots Association (VHPA) North Carolina Chapter will provide a combat UH-1 for display in front of the WMSAM for the April 18th ceremonies. The helicopter is the perfect symbol to complement the event and will remind all visiting ANC of the courage and sacrifice of those who operated rotary-wing aircraft in the Vietnam War. Our thanks in advance to the North Carolina Chapter for this worthy contribution.
Funding for the April 18th activities must be paid for with private donations and contributions. Although the VHPA has paid for the construction and installation of the monument, the day’s events still need funding. We ask for your financial support. Please consider donating to cover the expenses of complementary souvenir programs, transportation, and reception expenses. All donations are tax-deductible, and any funds remaining after expenses are met will go to the VHPA scholarship fund. Checks can be made out to: VHPA Monument Fund. Please mail your donation to:
VHPA HQ
2100 N HWY 360, Suite 907
Grand Prairie, TX 75050-1030 
Accommodations in the immediate area of Arlington National Cemetery are likely to be expensive due to cherry blossom season and Congress being in session on April 18th. For those on a tight budget, we suggest considering hotels away from the downtown district having access to the great Washington Metro system (ANC has it own station stop). The closer to the Washington Mall, the more expensive hotels become, most near ANC are all well over $200 a night. The best locations found under $200 are:
1. Marriott Courtyard Springfield 6710 Commerce Street Springfield, Virginia 22150
2. Falls Church Marriott Fairview Park 3111 Fairview Park Drive Falls Church, Virginia 22042
3. Fairfield Inn & Suites Alexandria 6421 Richmond Highway Alexandria, Virginia 22306
4. Residence Inn Alexandria Old Town/Duke Street 1456 Duke Street Alexandria, Virginia 22314
5. Courtyard Arlington Crystal City/Reagan National Airport 2899 Jefferson Davis Highway Arlington, Virginia 22202
6. Holiday Inn Express Springfield 6401 Brandon Ave, Springfield, VA, 22150 United States, 866-925-4143
7.  Courtyard Potomac Mills Woodbridge 14300 Crossing Pl.  Woodbridge, VA 22192 USA

8.  Holiday Inn Express Hotel & Suites Woodbridge 14030 Telegraph Road, Woodbridge, VA 22192
 
It will be an honor to share this event with the courageous Vietnamese who stood shoulder-to-shoulder with us in battle. Please join us on April 18, 2018, as we conclude the four-year effort to build and place the Vietnam Helicopter Pilot and Crewmember Monument within the nation’s most hallowed ground: Arlington National Cemetery. All are welcome to join us as we honor the young men who gave “…the full measure of devotion” operating rotary-wing aircraft in the Vietnam War.
I look forward to meeting you on April 18th,

Bob Hesselbein, Chairman
Legacy Committee
Vietnam Helicopter Pilots Association
2100 N HWY 360, Suite 907
Grand Prairie, TX 75050-1030

Friday, March 9, 2018

Sau 42 Năm, Nhìn Lại Vụ Tết Mậu Thân Những can phạm Tội Ác Chiến Tranh tại Huế có thể bị truy tố Sơn Tùng


Sau gần nửa thế kỷ, vụ Việt Cộng đột kích vào các thành phố miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968) vẫn còn được viết, được nói tới để sự thật tiếp tục được phơi bày về một biến cố quân sự lớn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam (1960-1975).
Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân không chỉ liên quan đến chiến thuật, chiến luợc về mặt quân sự, nó còn là một khúc quanh trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, và liên quan đến truyền thông báo chí, và đến những tội ác chiến tranh đã xảy ra.
Vào cuối năm 2010, có thêm một cuốn sách nữa của người Mỹ viết về cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (1968): This Time We Win: Revisiting the Tet Offensive của James S. Robbins, một cây bút bình luận chính trị của nhật báo Washington Times.
Tác giả đã dùng những tài liệu của phiá Việt Cộng để chứng minh rằng, trái ngược với “mô tả” trên báo chí Mỹ lúc ấy, cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân đã làm suy yếu lực lượng VC tới gần điểm sụp đổ và gây tổn thất nặng nề hạ tầng cơ sở của đối phương tại miền Nam. Còn phiá bộ đội cộng sản Bắc Việt thì bị mất tinh thần, phần vì xa nhà, phần vì đường tiếp tế quá dài, quân số hao mòn nhanh hơn là sự bổ sung có thể cung cấp do “đường mòn HCM” từ Bắc vào Nam.
Cuộc tổng công kích không nhằm mục đích chiếm giữ lâu dài các tỉnh và thành phố miền Nam nhưng được hoạch định để tạm kiểm soát các cứ điểm quan trọng và lãnh đạo quần chúng nổi dậy cướp chính quyền. Nhưng, cả hai mục tiêu này đều đã không đạt được vì Việt cộng đã bị đẩy lui hầu như ở tất cả mọi nơi và quần chúng cũng đã không nổi dậy mà còn bỏ chạy về phiá quốc gia.
Tác giả Robbins đã kể ra từng trường hợp một để chứng minh rằng vụ Tết Mậu Thân không phải là “một cuộc tấn công bất ngờ” như báo chí Mỹ tường trình. Không có chuyện tình báo thất bại vì kế hoạch tấn công của VC đã rơi vào tay Nam VN và Mỹ trước khá lâu. Nhờ tin tức do cán binh Bắc Việt cao cấp hồi chánh và VC trở cờ cung cấp, phiá Nam VN đã được báo động và đề phòng. Theo tài liệu hậu chiến, trong tổng số khoảng 84,000 cán binh VC tham gia cuộc tấn công Tết Mậu Thân, hơn một nửa (45,000) đã bỏ mạng.
Trương Như Tảng đã nhận định trong hồi ký của ông ta rằng vụ Tết Mậu Thân là một tổn thất làm điên đảo hàng ngũ VC, và là một sự trớ trêu lớn khi một cuộc thất trận như vậy “đã được truyên truyền của chúng ta biến thành một chiến thắng huy hoàng”.
Robbins cho rằng khi ấy thay vì thừa thắng xông lên để đè bẹp VC thì TT Johnson, với quan niệm chiến lược “chiến tranh giới hạn” và “tiệm tiến” đã cho đối phương có thời gian để phục hồi. Cho tới mấy năm sau, vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến với sư sa lầy của Mỹ, Tổng thống Nixon mới ra lệnh oanh tạc toàn miền Bắc VN nhằm mục đích đem tù binh Mỹ về nước.
Theo Robbins, sau trận Tết Mậu Thân, ít người biết những phần tử chủ hoà ở Hà-Nội đã muốn bỏ cuộc, và việc điều đình đã được công khai thảo luận, nhưng phe diều hâu với Võ Nguyên Giáp cầm đầu đã thắng và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam.
Về phiá Mỹ, Robbins kết luận rằng sự thiếu quyết tâm là nhược điểm của anh khổng lồ (Achilles’ heel), đã đưa đến sự thất bại của một cuộc chiến tranh mà quân đội Mỹ và Nam VN đã thắng, và thắng liên tiếp trên chiến trường. Tác giả cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của “phong trào phản chiến” tại mặt trận hậu phương nước Mỹ và sự phản bội của giới báo chí Tây phương trong cuộc chiến.
Khi ấy, dẫn đầu bởi Walter Cronkite, truyền thông dòng chính của Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã “định nghiã chiến trường theo chiều hướng có lợi cho quân thù, bất kể sự thực.” Và tác giả đã kết luận bằng cách trích dẫn lời của một người lính Mỹ: “Việt Cộng đã không hạ được chúng tôi, nhưng New York Times và CBS-TV có thể làm việc ấy.”
Tạp chí VIETNAM số tháng 2/2011 cũng có ba bài về cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân. Hai bài của Don North và Wilburn Meador viết về cuộc tấn công và giải cứu toà đại sứ Mỹ tại Sài-Gòn.
Bài về những gì xảy ra tại Huế trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (What Really Happened At Hue), tác giả là James Willbanks đã cung cấp nhiều chi tiết cập nhật về trận đánh kéo dài hơn một tháng cũng như về tội ác của VC trong vụ tàn sát thường dân tại Huế. James Willbanks là cựu chiến binh VN, đã viết nhiều sách, trong đó có cuốn The Tet Offensive: A Concise History and Abandoning Vietnam, và hiện là giám đốc ngành Quân Sử tại Trường Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu của Bô Binh Hoa Kỳ.
James Willbanks cho biết cuộc phản công giải cứu Huế kéo dài từ 31.1.1968 và chấm dứt vào ngày 2.3.1968. Tổn thất của Quân đội VNCH là 384 tử trận, 1,800 bị thương và 30 mất tích. Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có 147 bị giết và 857 bị thương. Bô Binh Mỹ 74 người chết và 507 bị thương. Tổn thất về phía Cộng sản được báo cáo là 5,000 chết tại Huế và khoảng 3,000 nữa bị giết tại các vùng phụ cận. Các cuộc giao tranh trong hơn một tháng đã phá hủy khoảng 40 nhà cửa tại Huế khiến 116,000 lâm cảnh màn trời chiếu đất, 5,800 thường dân bị giết hay mất tích.
 Số phận của những người mất tích dần dần được tính sổ khi khoảng 1,200 tử thi được tìm thấy dưới 18 hố chôn tập thể bị vùi lấp vội vã.  Trong 7 tháng đầu năm 1969, nhóm mồ tập thể thứ hai được phát hiện. Rồi vào tháng chin, nhờ sự chỉ dẫn của ba cán binh VC hồi chánh, 300 tử thi được khai quật ở Khe Đá Mài. Cuối cùng, vào tháng 11, hố chôn tập thể lớn thứ tư được tìm thấy gần xã Lương Viên, cách Huế khoảng 15 cây số về hướng đông. Cộng chung, gần 2,800 tử thi đã được phát hiện từ những hố chôn tập thể này.
James Willbanks viết rằng mới đầu tin về những vụ tàn sát tập thể không được báo chí Mỹ loan tải rộng rãi vì họ cho rằng không đáng tin, và chỉ chú tâm vào cuộc giao chiến đẫm máu và những tàn phá tại cố đô Huế. Cho đến khi những hố chôn tập thể được đào lên, các cuộc điều tra mới được bắt đầu để tìm hiểu sự thật.
 Vào năm 1970, Douglas Pike, phân tích viên của Sở Thông Tin Hoa Kỳ, xuất bản tập tường trình The Viet Cong Strategy of Terror, trong đó viết rằng ít nhất phân nửa số xác chết được đào lên tại Huế đã cung cấp bằng cớ rõ ràng về “những vụ giết người tàn bạo: như tay bị trói quặt ra sau lưng, mồm bị nhét giẻ, thân thể vặn vẹo nhưng không mang thương tích (cho thấy đã bị chôn sống).” Pike kết luận rằng những vụ tàn sát này đã được thi hành bởi những cán binh VC tại địa phương và là kết quả của “một quyết định được lý luận và biện minh trong đầu óc Cộng sản”.
Willbanks nhắc đến cuốn Tet! của Ký giả Don Oberdorfer xuất bản năm 1971, trong đó thuật lại diễn tả sống động của các nhân chứng về những gì đã diễn ra trong thời gian VC kiểm soát thành phố Huế, gồm có những vụ hạ sát các người ngoại quốc tại Huế, như ba bác sĩ người Đức Raimund Discher, Alois Alteoster, và Horst-Gunther Krainick cùng bà vợ, tất cả đều dạy ở trường y khoa tại đây, và đã nghĩ rằng họ được an toàn vì là người ngoại quốc không liên hệ đến chính trị, nhưng đã bị VC bắt dẫn đi. Xác của họ được tìm thấy bị vùi trong một hố cạn nơi cánh đồng gần bên.  Cũng giống như vậy, hai giáo sĩ người Pháp, Cha Urbain và Guy, được trông thấy bị bắt dẫn đi. Sau đó xác Cha Urbain được tìm thấy với tay và chân bị trói, và bị chôn sống. Còn xác của Cha Guy, với một viên đạn bắn vào sau ót, được chôn cùng một hố với Urbain và 18 người khác. Các nhân chứng kể rằng đã trông thấy Linh mục Bửu Đông, người đã làm mục vụ cho cả hai bên và thậm chí có cả một tấm ảnh Hồ Chí Minh treo trong phòng, cũng đã bị dẫn đi. Xác của ông được tìm thấy 22 tháng sau trong một huyệt mộ đào nông cùng với xác của 300 nạn nhân khác.
Trong danh sách “những tên phản động” có cả một lao công làm việc tại phòng thông tin của chính quyền tên Phan Văn Tường. Lúc VC tới nhà tìm, ông ta đi trốn cùng với gia đình và khi bắt được ông ta cùng với đưá con trai 5 tuổi, con gái 3 tuổi và 2 đứa cháu, VC lập tức bắn hạ tất cả và bỏ xác trên đường phố cho những thân nhân còn lại nhìn thấy.
Trong ngày thứ năm sau khi chiếm Huế, VC tới Nhà thờ Phú Cam, tập họp khoảng 400 đàn ông và thiếu niên. Trong số đó, vài người có tên trong danh sách kẻ thù, vài người ở tuổi đi lính và vài người chỉ có tội là trông có vẻ khá giả.  Họ bị dẫn đi về phiá nam. Xác của những người này sau đó được tìm thấy tại những hố chôn tập thể ở Khe Đá Mài.
Willbanks không quên trích dẫn tài liệu của phiá VC và sách báo của các tác giả Mỹ và Tây phương bào chữa cho tội ác của VC tại Huế, hạ giảm số nạn nhân, thậm chí đổ tội cho phi cơ Mỹ đã dội bom gây ra những cái chết của thường dân, và chính quyền Sài-Gòn đã bịa đặt vụ thảm sát với mục đích chiến tranh tâm lý, kể cả cuốn hồi ký Từ Thù Đến Bạn của cựu Đại tá VC Bùi Tín xuất bản năm 2002. Ông Bùi Tín nhìn nhận việc xử tử thường dân đã xảy ra tại Huế trong vụ Tết Mậu Thân. Tuy nhiên, ông ta nói rằng dưới sự căng thẳng của các cuộc oanh kích do phi cơ Mỹ thực hiện, kỷ luật bộ đội đã bị tan vỡ. Bùi Tín giải thích rằng hơn 10,000 tù binh đã bị bắt tại Huế, và những người quan trọng nhất đã được giải về miền Bắc. Khi Thuỷ quân Lục chiến Mỹ phản công tái chiếm Huế, bộ đội CSBV được lệnh rút lui về Bắc và đem theo tù nhân. Theo Bùi Tín, trong sự hoảng loạn của cuộc rút quân, vài cấp chỉ huy đại đội và tiểu đoàn đã bắn hạ tù binh “để bảo đảm an toàn cho cuộc rút quân”.
Còn các “sử gia” của Đảng CSVN thì viết rằng trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân tại Thừa Thiên - Huế, các cán bộ VC đã truy lùng và bắt giữ “những tên gian ác và các nhân viên quân sự và công chức ngụy quyền Việt Nam Cộng Hoà”, và rằng “nhiều ổ gian ác và phản động… đã bị giết”. Hàng trăm kẻ “có nợ máu đã bị xử tử”.
Sau một thời gian phủ nhận không có vụ thảm sát hàng ngàn thường dân tại Huế, Cộng sản Việt Nam đã nhận tội trước những bằng chứng hiển nhiên không thể chối cãi. Các “tội” mà VC quy cho những nạn nhân (“những tên gian ác”, “nhân viên quân sự”, “công chức ngụy quyền”, “phản động”, “có nợ máu”…) là những lý do chính trị mà theo định nghiã của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) là những yếu tố cấu thành tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại để truy tố những can phạm, từ kẻ lãnh đạo cao nhất đến những cấp thi hành và đồng lõa. Nhiều can phạm của những tội ác này trên thế giới đã bị bắt, bị truy tố và bị Toà Hình Sự Quốc Tế kết án.
Phải chăng vì vậy mà vài kẻ liên quan đến vụ thảm sát tại Huế đã tìm cách chối tội, như trường hợp của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Phạm Thị Xuân Quế mà Nhà văn Nguyễn Văn Lục đã nói tới trong một bài viết gần đây. Có nhiều bằng chứng cho thấy họ đã có mặt tại Huế trong thời gian VC chiếm giữ thành phố và đã đóng vai trò đồng loã (chỉ điểm, dẫn đường) trong việc lùng bắt và hạ sát các giáo sư tại Viện Đại Học Huế.
Sau khi đọc bài “Trường Hợp Hoàng Phủ Ngọc Tường” của Ông Nguyễn Văn Lục, tôi đã hỏi ý kiến Giáo sư Nguyễn Thế Anh nhân dịp liên lạc với ông gần đây. Giáo sư Nguyễn Thế Anh là Viện trưởng Viện Đại Học Huế khi xảy ra biến cố Tết Mậu Thân, sau đó dạy sử tại Đại Học Sorbonne ở Paris, nay đã nghỉ hưu. Ông Nguyễn Thế Anh cho biết đã thoát chết vì ở bên hữu ngạn Sông Hương. Về sau, ông được nghe kể lại là có loa phóng thanh (ở bên tả ngạn Sông Hương do VC địa phương chiếm giữ) yêu cầu “ông Viện trưởng ra trình diện”, và những người đứng ra lãnh đạo cái ủy ban nhân dân là Lê Văn Hảo, giáo sư Đại Học Văn Khoa (dưới quyền Viện trưởng Nguyễn Thế Anh) và bọn sinh viên Đại Học Huế là anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân…Một tháng sau, chính Gs. Nguyễn Thế Anh là người đã đi nhận diện tử thi của ba bác sĩ người Đức, cô vấn Trường Đại Học Y Khoa Huế.
Tiết lộ của Gs. Nguyễn Thế Anh phù hợp với phần tường thuật của James Willbanks về diễn tiến của mặt trận Huế trong biến cố Tết Mậu Thân, theo đó Trung đoàn 4 chính quy CSBV đã chiếm mạn nam (hữu ngạn) Sông Hương của Thành phố Huế (trừ khu MACV, xem bản đồ đính kèm) ngay từ lúc hừng đông ngày 31.1.1968 (mùng hai Tết Mậu Thân).
Vụ thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế là tội ác chống nhân loại của Cộng sản Việt Nam mà cộng chung lên đến hơn một triệu nạn nhân vô tội kể từ khi cướp chính quyền tại Việt Nam.. Hồ Chí Minh, người chịu trách nhiệm lớn nhất, cùng nhiều tay chân đã chết già, nhưng một số can phạm và đồng lõa khác còn sống, có thể bị điều tra, truy tố và xét xử trước Toà Án Hình Sự Quốc Tế.
Đây là công việc mà các tổ chức chính trị và nhân quyền của người Việt ở hải ngoại có thể làm.
Sơn Tùng