Saturday, August 31, 2019

Hoi Ngo KQ Truc Thang

Đãnh, tay vợt xuất chúng vẫn còn rất trẻ. Long nhí không thấy gì khác năm tháng chồng chất. Lý Bổn Đường thì không cách chi anh nhận ra được vì ngày xưa anh em mình ốm như nhau. Còn Đồng Minh Sanh họa sỉ tài ba của phi đoàn mình chuyên vẻ helmet cho anh em nữa sao chưa thấy. Cám ơn  Quỳnh nhiều.
Cho thăm hết anh em bên đó.  Thạnh râu 219

Tuesday, August 27, 2019

Captain Vương Văn Ngọ Kingbee 219

Thời gian qua mau, thấm thóat tôi chuyển qua Phi đòan 219 cũng vừa đúng một năm tính từ tháng 07-1968 và cũng tròn 06 năm kể từ ngày 26-07-1963 khi tôi bước chân vào CLB Hùynh Hũu Bạc để trở thành SVSQ Không quân VNCH.. Trong một năm ở Phi đòan 219 tôi thật sự đã trưởng thành trong nhiệm vụ người Phi công của một Phi đòan trực thăng khá nổi tiếng , tôi đã vào sanh ra tử không biết bao nhiêu lần, có nhửng lúc tôi tưởng mình không thể vượt qua những giờ phút nguy hiểm trong những phi vụ quá hiểm nghèo để có thể tồn tại cho đến ngày nay, trong khi đó ngày lại qua ngày , tôi phải chứng kiến sự ra đi của bạn bè ngày một nhiều hơn, Trong nhửng kỹ niệm đáng nhớ của đời Phi công tôi không sao quên ngày 03-08-1968 khi chiếc trực thăng của chúng tôi có nhiệm vụ rước một tóan Biệt kích bị CS bao vây  trong tình trạng thập tử nhất sanh ở Ashau, tóan được rước về an tòan trong khi đó phi hành đòan phải trải qua nhũng giây phút thật gian nan và nguy hiểm, trong đời bay bổng, tôi còn gặp nhiều tình huống nguy hiểm khác nữa, nhờ tài năng của bản thân , cộng thêm sự may mắn của chính mình tôi đã vượt qua biết bao nguy hiểm để được tồn tại cho đến ngày nay, trái lại có nhiều bạn bè kém may mắn hơn , có người què tay, cụt chân và củng có người ra đi vĩnh viễn. Thật buồn  cho một Kiếp Chim và củng rất hảnh diện vì mình là Phi công  của Phi đòan 219 oai hùng.
       Ngày 21-07-1969, tôi và Đại/úy Tưởng  được nghỉ để lên Liên Đòan Tác Chiến  của Sư Đòan 1 Không quân VN nhận huy chương của Chánh Phủ Hoa Kỳ tặng, Hôm nay tôi ăn mặc khá chỉnh tề, với bộ quân phục vàng dài tay được ủi láng, đội kết pi, vai mang dây biểu chương và galong Tr/úy, ngực mang huy chương cuốn  là nhửng chiến công  mà tôi đạt được trong đời bay bổng của mình, trông cũng khá điển trai so với mọi ngày cứ một bộ áo bay mặc mãi. Buổi lể được tổ chức khá đơn giản nhưng không kém phần long trọng được sự hiện diện của Chuẩn Tướng Khánh Tư lịnh Sư đòan 1  KQVN  và Đại tá KQ Hoa Kỳ đại diện cho Chánh phủ, vị  Đại tá đoc lời tuyên dương  mà KingBee Leader đã đạt được trong phi vụ rước về an tòan  một tóan Biệt kích bị quân CS bao vây  ở  Ashau ngày 03-08-1968, theo lời tường trình của  vị Đai/tá tôi nhớ lại  ngày hôm đó   sao gian nan và nguy hiểm quá mà KingBee chúng tôi đã làm tốt nhiệm vụ  trong hòan cảnh thập tử nhất sanh. Vì tình người, tình đồng đội  giửa  những người lính VNCH và nhửng người bạn Biệt kích Mỹ, sau lời tường trình là   lời cảm ơn của Chánh phủ Hoa Kỳ  đối với binh chủng KQVN nói chung, Phi đòan 219 nói riêng và nhất là  phi hành đòan KingBee Leader trong ngày 03-08-1968
      Gìờ phút trang trọng và cao quý nhất của buổi lể là lể  gắn huy chương, Đại tá Mỹ đại diện Chánh phủ Hoa kỳ gắn lên ngực Đại  úy Tưởng  huy chương  Anh Dủng Bội Tinh ngôi sao bạc<<Silver Star>> còn tôi được tặng huy chương DFC <<Distinguished Flying Cross>>  cao quý của Không quân Hoa Kỳ.
       Thật danh dự và củng rất hảnh diện  cho Binh chủng KQ  VNCH, cho Phi đòan 219 và nhất là cho chính tôi và Đại/úy Tưởng............
Capt  Vương văn Ngọ   63D219.

ĐẠI HỘI TRỰC THĂNG KỲ 3 :


     Nhân dịp Đại Hội Trực Thăng Kỳ III, QUEENBEE-1 tặng chiến hữu tài liệu:
Ngành Trực thăng đáng lẽ trở thành Lữ Ðoàn Không Kỵ (ARVN/Air Cavalry)
Năm 1964, là thời điểm chuẩn bị cho một cuộc leo thang chiến tranh tại Việt Nam với chìa khoá chính là ngụy tạo ra vụ “Tonkin Incident” để mở rộng đường Xa lộ Harriman (đường mòn HCM hay đường 559) cho lính BV vào cưỡng chiếm miền nam. Lúc nầy Very Very Secret Society muốn QLVNCH phải có Quân-chủng Lữ đoàn Không Kỵ (Air Cavalry) để cùng Mỹ với sư đoàn Air Cavalry 101 tiêu thụ 5.000 chiếc Hueys, (vì nhu cầu cấp bách Thiếu tá Nguyễn Huy Ánh sẽ là Lữ đoàn trưởng 1965 đầu tiên đúng ngay vào lúc TQLC Mỹ đổ bộ Ðà Nẳng) Nhưng việc đó không xảy ra vì ngân quỹ quá tốn kém.
Nếu không có lực lương trực thăng, Pentagon sẽ coi nhẹ về VNAF, một quân chủng nhỏ chỉ cần tiêu xài các chiến cụ thặng dư, lổi thời như T-6, T-28, T-37, T-38 với thời gian huấn luyện và tập oanh kích các mục tiêu là vừa đủ để rơi rụng là vừa, nên không muốn họ phải hy sinh như những phi công ưu tú Không Quân, Hải Quân và Marine Corp Mỹ; vì họ phải giải quyết thanh toán cho hết những món hàng giết người thặng dư còn tồn kho quá nhiều như F-100, RF-101, F-104, F-105, F-4, Skyhaw, Crusader, Corsair, Intruder . ..vào khoảng vài ngàn chiếc và theo dự trù bằng đáp số qua máy tính thì cũng gần 1.000 phi công trở thành POW với cái giá phải tiêu xài cho hết thứ quỷ nầy trong sách lược “Khổ nhục kế”. Còn trực thăng Hueys không thôi cũng 5.000 chiếc, HK nhứt định không đem về Mỹ nếu có xuống HKMH cũng đẩy xuống biển; dĩ nhiên, đoàn viên Air Cavalry và anh em trực thăng VNAF rán mà chống chọi với thần chết khi phải tiêu xài cho hết 5.000 chiếc. Những phi cơ dành cho anh em khu trục VNAF như T-6, T-28, T-37, T-38 cũng không nhiều lắm, chỉ để vừa đủ luyện tập Take Off and Landing, hoặc ra chiến trận với một số bom đạn khiêm nhường hạn chế cho thực tập và sẽ hư hại sau đó qua huấn luyện, hoặc hành quân là vừa đủ. Riêng các AD-6 phía Hà Nội xin được giảm bớt phân nửa hoả lực vì sự chính xác đem cho Lê Ðức Thọ quá nhiều thiệt hại, kết quả AD-6 chỉ mang theo 6 racks là 6 quả Bom mà thôi hay đình động là tốt nhứt. Thường khi Lê Đức Thọ đòi hỏi điều gì đều được VVSS thoả thuận ngay vì sợ Thọ không chịu tiếp tục cuộc chiến thì bể kế hoạch Eurasia-1. Như cuộc so gân 1967 giữa LX & TQ, 6-Buá Thọ đòi nghỉ chơi W.A.Harriman toá hỏa tam tinh, bèn trước tiên an ủi Thọ dù có trên 1 triệu lính thì cũng đánh đấm vui chơi rồi Mỹ cũng rút về như đã hứa: “Ðánh Cho Mỹ Cút Ngụy nhào” mà … yên chí! Thế là cán bộ cao cấp VC bị thương thì trực thăng CH-53 sơn màu ngụy trang sẽ tản thương về chân đèo Lập-Cập đường 7 nam Lào, qua vĩ tuyến 17 và C-130A màu xám tro không số sẽ tiếp tế cho VC trên đường 559 (nhưng vì gấp quá không kịp bôi chử “Handle with care”, hình nầy sau cuộc chiến phóng viên Ðông Âu bán cho Mỹ kiếm ít tiền và có hình trong 2 tác phẩm “The New Legion by Vinh Truong”)
Thật tình nghĩ vậy nhưng không phải vậy, chính cũng là do cá tinh Nguyễn Cao Kỳ bởi W.Colby chọn theo hai tiêu chuẩn của VVSS dặn dò; trẽ tuổi tính tình hay bốc đồng và dám nói dám làm, hai điều nầy Kỳ đã chứng minh. Vì thế khi tướng Kỳ xin Mỹ cấp cho F-4 Panthom, F-105 Thunderchief, nhưng Old Crocodile (Harriman) thẳng thừng bác bỏ vì tính bốc đồng của Kỳ. Làm sao ngăn cản được Kỳ cho oanh tạc các đê điền, ụ-đập trên sông Hồng Hà? Phi công MIG/21 cần có đường băng cơ hội để tập luyện Dog-fight cho sau nầy; làm sao có runways nguyên vẹn để Mig cất cánh tập Kh ô ng Chiến với Mỹ, nhứt là bốn điểm Cargo depot quan trọng như dưới chân đèo Mụ Giạ, Ban Kai và Ban Raving, và Căn cứ-611 để cưỡng chiếm miền nam…chỉ cần một viên đại bác 20 ly là depot nầy sẽ trở thành xác pháo như chơi. Phi công Hoa Kỳ cho là vùng SAM envelopped, nếu lỡ bay ngang bị hoả lực ở dưới ‘thọt lên’ cũng phải bỏ của chạy lấy người không được quyền trả đũa.
Vào chiến dịch Linebacker-1 (mùa Hè đỏ lửa 72) khi Mỹ rải mìn giải toả cho hết loại lỗi thời MK-52 vào tất cả các hải cảng BV để tiêu xài cho hết thứ quỷ nầy, nếu VNAF có F-4, F-105 họ thả vào runways thì làm sao Mỹ vin vào cơ hội thả Mìn nầy mà bí mật để cho vận tải cơ AN-2 của LX đáp xuống thả các vật liệu điện tử, khoa học phòng không cho Hà Nội; Nếu di-chuyển bằng tàu hoả thì Trung Cộng sẽ copy kỹ thuật là cái chắc! Chúng ta cũng thừa khả năng nhìn vị Tư lệnh bốc đồng như thế nào, Kỳ đã thỉnh cầu Mỹ nhưng không được thoả mãn là có lý do?
Như cây cầu Hàm Rồng đã có biết bao nhiêu Phi Cơ bị bắn rơi nơi đó vì chỉ dùng bom nổ thường, mà không được Salvo, mỗi pass chỉ hai trái Bom GP mà thôi, thay vì chỉ cần bắn một trái hỏa tiễn Pul-Pulp vô tuyến điều khiển là xong chiếc cầu. Để rồi không biết bao nhiêu tù binh Mỹ phải bị bắn rơi, trong đó có Đại sứ Peterson tại VN sau nầy (1995) và Thượng Nghị Sĩ John McCain…dĩ nhiên, quí vị nầy được VVSS hậu tạ xứng đáng.
Để đổi lại, Hoa-kỳ khai thác được phương cách chống hỏa tiễn phòng không, bằng cách xử dụng hệ thống quang-tuyến Sensor phát hiện vật lạ với một tốc độ gia tăng bắn tới Phi-cơ và máy dò-tìm sẽ báo động ngay trong nón bay của Phi Công qua tín hiệu SAM-SAM-SAM… Lúc nghe được tín hiệu, Phi-công chỉ cần nhào lộn hay đổi hướng thật gắt, là hỏa tiễn sẽ bị mất đà và trượt qua một bên.
KQ: TRƯƠNG VĂN VINH

Thông báo số 4


 Kính thưa quý niên trưởng, thân hữu và quan khách,
Thắm thoát chỉ còn gần hai tuần nữa là anh chị em chúng mình sẽ có dịp gặp nhau tại Đại Hội Trực Thăng Kỳ 3 được tổ chức tại nhà hàng Thanh Thanh thuộc thành phố Arlington, Texas. BTC dồn hết tâm huyết cố gắng tổ chức sao cho được chu đáo để anh chị em được thoải mái và vui hưởng trong lần đại hội nầy, vì thế BTC rất mong quý niên trưởng, thân hữu và quan khách nếu đã ghi danh trên HQPD xin vui lòng gởi check gấp về anh Thung Nguyễn để BTC tổng kết ngân quỹ chuẩn bị cho ngày Đại Hội.
Trên check xin để tên anh Thung Nguyễn và gởi về địa chỉ:
Thung Nguyen
1511 Birmingham Dr
Arlington, Texas 76012
Ngày Hậu Phi - Trước khi trở về với gia đình sau những ngày hội ngộ BTC có tổ chức một chuyến đi về thăm trường bay cũ tại Fort Wolters để quý niên trưởng, thân hữu, quan khách có dịp tâm sự trên xe bus.
Những quý niên trưởng, thân hữu, quan khách đã ghi danh cho ngày Hậu Phi trên HQPD website xin vui lòng confirm với BTC để chúng tôi biết rõ số người tham dự, để BTC chuẩn bị cho việc thuê xe bus. Sẽ có thức ăn nhẹ và nước uống trên xe bus cho tất cả những ai tham dự chuyến đi nầy.
Những ai tham dự chuyến đi nầy phải có mặt tại nhà hàng Thanh Thanh trước 9am giờ sáng Chúa Nhật 9/1/2019. Xe bus sẽ chuyển bánh đúng 9 giờ, và dự trù sẽ trở về nhà hàng Thanh Thanh khoảng 1pm trưa để quý anh chị có đủ thời giờ chuẩn bị trở về với gia đình.
Thay mặt BTC,
Huỳnh Kim Thanh
(469) 810-9308

QLVNCH : ARVN : KQQLVNCH : NGÀNH TRỰC THĂNG TRONG KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Những Phi Đoàn Không Quân Tham Dự Thả Toán Nha Kỹ Thuật

Phi Đoàn 213 Song Chùy Đà Nẵng 1963
Phi Đoàn 215 Thần Tượng Nha Trang 1964

Phi Đoàn 219 Kingbee, Long Mã Đà Nẵng 1966 sau dời về Nha Trang 1972
Phi Đoàn 229 Lạc Long Pleiku 1971
Phi Đoàn 233 Thiên Ưng Đà Nẵng 1971
Phi Đoàn 235 Sơn Dương Pleiku 1971
Phi Đoàn 239 Hoàng Ưng Đà Nẵng 1972
Phi Đoàn 253 Sói Thần Đà Nẵng 1973
Phi Đoàn 257 Cứu Tinh Đà Nẵng 1973
Phi Đoàn Quan Sát 110 (U-17)
Phi Đoàn Quan Sát 114 (L19)
Phi Đoàn Quan Sát 118
Phi Đoàn 530 (A1E Khu Truc) Biệt Đội Cò Trắng C47 Air America (CIA)


http://chadien.tripod.com/ttlichsu.html
phidoantittle.jpg
NGÀNH TRỰC THĂNG TRONG KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
(Trích tài liệu từ Website PÐ 229 Lạc Long)
Nói đến ngành Trực Thăng trong KLVNCH là nói đến một lực lượng hùng hậu, có thời được xếp vào hàng thứ tư trên thế giới, gồm các loại trực thăng hoặc cũ kỹ như H-19, H-34 hay các loại trực thăng tối tân hơn như UH-1, CH-47 mà quân đội Hoa-Kỳ đã xử dụng gần một thập niên trên khắp chiến trường miền Nam Việt Nam. Nhìn lại sự thành hình và phát triển của quân chủng Không Quân từ ngày chính thức được thành lập (1-7-1955) với quân số trên dưới 3.000 người cho đến ngày miền Nam sụp đổ (30-4-1975) quân số KLVNCH đã tăng lên đến hơn 64 ngàn chuyên viên thuộc đủ các ngành nghề, ta phải công nhận rằng Không Quân quả đã có một bước tiến vượt bực. Ngành trực thăng tuy sinh sau đẻ muộn nhưng trước ngày tàn cuộc lại là một ngành có nhiều đơn vị phi hành nhất trong quân chủng (20 phi đoàn UH-1, 4 phi đoàn CH-47 và 8 phi đội tản thương xử dụng trực thăng UH-1). Ta có thể chia sự phát triển của ngành trực thăng làm 3 thời kỳ rõ rệt:
A – Thời kỳ phôi thai (1955-1957): Thành lập Đệ Nhất Phi Đoàn Trực Thăng ở Tân Sơn Nhất
Khi KQVNCH được chính thức thành lập tại căn cứ 1 trợ lực KQ tại NhaTrang vào ngày 1-7-1955 thì chúng ta đã có các đơn vị cơ hữu như: 1 phi đoàn khu trục xử dụng phi cơ F8F đồn trú tại căn cứ KQ Biên Hòa, 1 phi đoàn tác chiến và liên lạc (1er GCL: 1er Groupe de Combat et de Liaison) xử dụng phi cơ MD 315 (Marcel Dassault 315) đồn trú tại căn cứ KQ Nha Trang, 2 phi đoàn quan sát và trợ chiến (GAOAC: Groupe Aérien d’Observation et d’Accompagnement de Combat) xử dụng phi cơ Moranne 500 (MS 500) đồn trú ở Nha Trang và Đà Nẵng, 1 phi đoàn liên lạc (ELA: Escadrille de Liaison Aérienne) xử dụng phi cơ C47 và C45 (Beechcraft) đồn trú tại căn cứ KQ Tân Sơn Nhất, 1 liên phi đoàn vận tải gồm 2 phi đoàn C47 đồn trú tại căn cứ KQ Tân Sơn Nhất, trung tâm huấn luyện KQ ở Nha Trang và 1 công xưởng KQ ở Biên Hòa để bảo trì và sửa chửa các loại phi cơ. Phải đợi đến cuối năm 1957 khi quân đội viễn chinh Pháp hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam và phái bộ cố vấn và viện trợ quân sự của Hoa Kỳ (MAAG: Military Assistance & Advisory Group) bắt tay vào việc cải tổ KQ của ta theo lề lối tổ chức của họ thì Đệ Nhất Phi Đoàn trực thăng mới được thành lập ở Tân Sơn nhất với 14 trực thăng H-19 do quân đội Pháp để lại. Thành phần chỉ huy phi đoàn lúc đó gồm có:

-Đại uý Nguyễn đức Hớn: Chỉ huy Trưởng
-Trung uý Nguyễn xuân Trường: Chỉ huy Phó
-Trung uý Nguyễn đình Thập: Trưởng phòng Hành quân
-Thiếu uý Ngô khắc Thuật: Sĩ quan Kỹ thuật

Thời gian từ 1952 đến 1955 KQVNCH chưa có hoa tiêu trực thăng và quân đội Pháp ở Đông Dương thời đó chỉ có một phi đoàn trực thăng duy nhất, xử dụng loại trực thăng H19 (Sikorsky S55) mà công tác chính là tản thương hay tiếp tế. Một số từ 2 đến 4 chiếc trực thăng của phi đoàn nầy được phân phối đến Lào và Cambốt, số còn lại đồn trú tại căn cứ KQ Tân Sơn Nhất. Theo chương trính viện trợ quân sự của Hoa Kỳ trong đó có phần chuyển giao phi đoàn H19 của Pháp cho chúng ta và vì lúc đó KQVNCH chưa có hoa tiêu trực thăng nên Hoa Kỳ đã yêu cầu BTLKQ gấp rút gởi người sang Mỹ để huấn luyện. BTLKQ đã chọn một số huấn luyện viên đang phục vụ tại căn cứ huấn luyện KQ Nha Trang như Thiếu úy Nguyễn huy Ánh, Chuẩn úy Ông lợi Hồng và Chuẩn úy Nguyễn văn Bá, những hoa tiêu đầu tiên của KQVN đã tốt nghiệp huấn luyện viên trên các loại phi cơ T6, T28 và T34 ở Hoa Kỳ năm 1955. Các sỉ quan huấn luyện viên nầy được gởi sang Randolph AFB (San Antonio, Texas) để xuyên huấn trên các loại trực thăng H13 (một loại trực thăng nhỏ, 2 chổ ngồi với 2 chiếc càng (skid) dùng làm chân đáp trên đó có thể mắc 2 chiếc băng ca để tản thương) và H19, với khoảng 65 giờ bay. Sau khi tốt nghiệp trở về VN họ đã bay cùng với các hoa tiêu trực thăng của Pháp tại Sàigon trước khi Đệ Nhất Phi Đoàn Trực Thăng được thành lập. Đây là những huấn luyện viên nồng cốt của nghành trực thăng và là những tên tuổi quen thuộc trong KLVNCH về sau nầy
Chương trình huấn luyện trực thăng cho các hoa tiêu của chúng ta thoạt đầu do căn cứ KQ Randolph đảm nhận và bắt đầu từ năm 1958 thì chuyển sang căn cứ KQ Stead (Reno, Nevada) cho đến cuối năm 1962 thì chấm dứt, hai cựu hoa tiêu L19 đã tốt nghiệp sau cùng tại đây là các SVSQ Bùi quang Chính và Lê Quỳnh. Trước khi KQ của chúng ta gởi các hoa tiêu sang Hoa Kỳ dể xuyên huấn trên trực thăng thì đã có một số khóa sinh sau khi tốt nghiệp trên T6 tại Marrakech được gởi sang Paris để học lái H-13 như: Trần minh Thiện (Phi đoàn trưởng Phi đoàn 215, Trưởng phòng đặc trách trực thăng BTLKQ), Đặng văn Phước (Phi đoàn Trưởng PĐ213, PĐ 219, Không đoàn trưởng KĐ51 CT), Nguyễn văn Trang (PĐT phi đoàn 215, Liên đoàn trưởng LĐ72 TC, Liên đoàn trưởng LĐ Trợ lực SĐ II KQ), Công xuân Phương (giải ngũ), Nguyễn quang Phúc (hoa tiêu PĐ 213, Sĩ quan An Ninh) nhưng khi về nước tất cả đều được thuyên chuyển đến các phi đoàn quan sát vì lúc đó chúng ta chưa có phi đoàn trực thăng.

Sau khi thành lập Đệ Nhất phi đoàn trực thăng tiếp nhận thêm 8 chiếc H-19 từ phiá Hoa Kỳ, nâng tổng số trực thăng cơ hữu lên 22 chiếc gồm 2 loại: H-19A (trang bị máy T6 do hảng Pratt & Whitney chế tạo) và H-19B (trang bị máy T28 do hảng Wright chế tạo). H-19A rất yếu, có khi giữa trưa trời nắng nóng và gió êm như ở Sàigon phi cơ chỉ chở một vài hành khách thôi mà vẫn không cất cánh nổi. Trong mấy năm cuối thập niên 50 tình hình miền Nam tương đối yên tĩnh và cũng vì số phi cơ khả dụng quá ít nên nhiệm vụ chính của phi đoàn chỉ là huấn luyện và liên lạc. Thỉnh thoảng nếu BTTM cần hành quân đổ bộ ở một nơi nào đó thì phải cho BTLKQ biết trước cả tuần lễ để kỹ thuật có thì giờ sửa chữa và nâng số phi cơ khả dụng lên ít nhất là 10 chiếc. Mỗi lần hành quân đổ bộ như vậy H-19 chỉ chở tối đa từ 5 đến 6 binh sĩ và khi đáp thì phải đáp thẳng xuống chứ không thể hover được như những loại trực thăng H-34 hay UH-1 sau này.
Ghi chú: Đệ nhất phi đoàn trực thăng ngoài số phi cơ H19 ra còn có một trực thăng H-23 (gần giống như H-13, do hang Hiller Aircraft Corp. chế tạo). Chiếc H-23 nầy về sau bi tai nạn không sửa chửa được nên đã bị phể thải.
B- Thời kỳ phát triển (1958-1969)
1. Cải danh Đệ nhất Phi đoàn trực thăng thành Phi đoàn 211, chuyển từ H-19 sang H-34.
Thành lập Phi đoàn 213: Bắt đầu từ năm 1958 vì nhận thấy các H-19 thuộc Đệ Nhất Phi Đoàn Trực Thăng quá già nua và củ kỷ nên Hoa Kỳ đã gởi 16 chiếc H-34 sang để thay thế và đông thời cũng gởi sang một toán huấn luyện viên, cơ phi, chuyên viên kỷ thuật và một dân chính đại diện hang Sikorsky đến Sàigon để huấn luyện cho các nhân viên của chúng ta.Thời gian bay huấn luyện trên H-34 khoảng 10 giờ, cũng trong thời gian này Đệ Nhất Phi Đoàn Trực Thăng được cải danh thành Phi Đoàn 211 và các chức vụ chỉ huy cũng thay đổi:

-Đại úy Nguyễn huy Ánh: CHT
-Đại úy Nguyễn đình Thập: CHP
-Trung úy Bùi quang Các: TPHQ

Trực thăng H-34 mạnh hơn, bay nhanh hơn và có tầm bay xa hơn H-19 nên việc bay yểm trợ cho quân bạn hay liên lạc hành quân rất dễ dàng và hữu hiệu hơn. Công việc hành quân của PĐ 211 vào những năm cuối của thập niên 50 chẳng có là bao vì tình hình miền Nam lúc đó tương đối yên tĩnh. Vào những tháng đầu năm 1960 Việt cộng khởi sự tranh đấu bằng vũ lực và khởi đầu là trận đánh phá doanh trại của TĐ 13 thuộc SĐ 16 khinh binh của ta ở Trảng Sụp, Tây Ninh, vào ngày 19-2-1960 (SĐ này sau cải danh thành SĐ 22 BB). Trong trận này quân ta bị thiệt hại nặng nề. Và tiếp sau đó là một loạt công đồn đả viện ở Kiến Hòa mà chúng ta đã phải xử dụng cả liên đoàn Thủy Quân Lục Chiến để chống trả và càn quét giặc cộng. Việc xử dụng trực thăng để làm những công tác yểm trợ cho quân bạn như tải thương, tiếp tế hoặc chuyển vận quân lính trên các mặt trận trở thành quan trọng và do đó Phi đoàn 213 được thành lập vào ngày 1-10-1961 tại Tân Sơn Nhất với 20 chiếc H-34.
Thành phần chỉ huy gồm:
-Đại úy Nguyễn xuân Trường: CHT
-Đại úy Nguyễn hữu Hậu: CHP
-Thiếu úy Nguyễn văn Trang: TPHQ
-Trung úy Ngô khắc Thuật: SQ Kỹ thuật

Sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện PĐ 213 dời về Đà Nẵng khoảng tháng 4-1962
(Đến tháng 8 Đại úy Nguyễn xuân Trường thuyên chuyển đến nhiệm sở khác và Đ/úy Nguyễn
hữu Hậu thay thế vào chức vụ Chỉ huy trưởng Phi đoàn). Nhiệm vụ của PĐ 213 là yểm trợ quân bạn
thuộc SĐ 1 BB (Huế, Thừa Thiên) và SĐ 2 BB (Quảng Ngãi) hay các tiền đồn xa xôi, hẻo lánh trong
vùng rừng núi thuộc lãnh thổ quân khu I.


2- Thành lập Phi Đoàn 215
Đầu năm 1963 Phi đoàn 215 được thành lập tại Tân Sơn Nhất và đặt dưới quyền Chỉ huy của Đại úy Nguyễn đình Thập. Phi đoàn này xử dụng H-19 để huấn luyện hoa tiêu trực thăng tại quốc nội và việc huấn luyện này hoàn toàn do các huấn luyện viên của Không lực Hoa Kỳ từ Mỹ sang đảm nhận. Phi đoàn 215 chỉ thực hiện được 2 khóa huấn luyện và mỗi khóa gồm 20 khóa sinh. Khóa học kéo dài 5 tháng và mỗi khóa sinh được bay 80 giờ trên H-19; thủ khoa khóa I là chuẩn úy Nguyễn hữu Nhàn và thủ khoa khóa II là chuẩn úy Phan quang Vinh. Vì kết quả huấn luyện không khả quan và gặp nhiều khó khăn về vấn đề kỷ thuật nên phi đoàn nầy đã giải tán vào tháng 5, 1964.
3- Thành lập Phi Đoàn 217
Tháng 4 năm 1964, Phi đoàn 217 được thành lập tại Đà Nẵng với thành phần chỉ huy:
-Đại úy Ông lợi Hồng: CHT
-Trung úy Nguyễn văn Phú Hiệp: CHP
-Trung úy Mai văn Hải: TPHQ
-Thiếu úy Hồng văn Tý: Hoa tiêu bay thử
-Chuẩn úy Trần phước Hội: SQ Kỹ thuật

Các hoa tiêu trực thăng sau khi tốt nghiệp tại các trường bay ở Hoa Kỳ trở về nước được thuyên chuyển đến phi đoàn 217 và được gởi đến phi đoàn HMS 364 của TQLC Hoa Kỳ ở Đà Nẵng để bay huấn luyện và thực tập HQ. Đến tháng 8 năm 1964, sau khi hoàn tất chương trình HL Phi đoàn 217 tiếp nhận 24 trực thăng H-34 từ phi đoàn HMS 364 và di chuyển về TSN. Trong thời gian đồn trú ở TSN một mặt phi đoàn có trách nhiệm yểm trợ cho quân bạn trong vùng III CT, đồng thời có một biệt đội 6 chiếc H-34 tại Cần Thơ. Sau khi phi trường Trà Nốc hoàn thành Phi đoàn 217 dời về Cần Thơ vào tháng 2 năm 1965.

4- Thành lập Phi Đoàn 215
Tháng 9 năm 1964, một phi đoàn trực thăng mới được thành lập tại Đà Nẵng và vì Phi đoàn 215 huấn luyện đã giải tán trước đây nên phi đoàn này lấy lại danh số 215 và bộ chỉ huy gồm:
 -Ðại úy Trần minh Thiện: CHT -Trung úy Ðặng trần Dýỡng: CHP -Thiếu úy Nguyễn vãn Trang: TPHQ -Thiếu úy Phạm Bính: SQ Phụ tá
Phi đoàn 215 hoạt động chung với Phi đoàn 213 tại Đà Nẳng trong việc huấn luyện và hành quân cho đến đầu năm 1965 thì di chuyển về Nha Trang.
5- Thành lập Phi Đoàn 219
Đầu năm 1964, KQ có 3 trực thăng H-34 biệt phái làm việc với Lực Lượng Đặc Biệt Delta ở Nha Trang. Nhiệm vụ của biệt đội này là thả các toán thám sát dọc theo biên giới Việt Miên hoặc vào các mật khu của Việt cộng. Đến giữa năm 64 một biệt đội khác cũng gồm 3 chiếc trực thăng H-34 biệt phái làm việc với các chiến đoàn Xung kích, thuộc Sở Liên Lạc/TTM, và nhiệm vụ của biệt đội này là thả các toán thám sát Lôi Hổ về phía bên kia biên giới Miên Lào để kiểm soát các hoạt động của địch quân. Đầu năm 1966 hai biệt đội này xát nhập lại để thành lập Phi Đoàn 219, đồn trú trong nội vi phi trường Đà Nẵng. Phi Đoàn này trực thuộc Biệt Đoàn 83 ở TSN cho đến khi Biệt Đoàn giải tán vào năm 1969 thì trực thuộc KĐ 41 CT. Bộ chỉ huy đầu tiên của Phi Đoàn 219 gồm:

-Đại úy Hồ bảo Định: CHT
-Đại úy Trần văn Luân: CHP
-Đại úy Nguyễn văn Nghĩa: TPHQ
-Đại úy Nguyễn phi Hùng: SQ phụ tá
-Trung úy Nguyễn hữu Lộc: SQ Huấn luyện
-Trung úy Đỗ văn Hiếu: SQ An phi

Sau khi thành lập PĐ 219 vẫn giữ nhiệm vụ thả các toán thám sát Lôi Hổ bên kia biên giới
Miên Lào trong lãnh thổ quân khu I và II.

Ghi Chú: Khoảng cuốI năm 1960, dưới thời Đệ I Cộng Hòa, KQVNCH có 2 chiếc Alouette II (2 hoa tiêu phía trước, băng sau chở 3 hành khách) và 2 chiếc Alouette III (2 hoa tiêu phía trước, băng sau chở 4 hành khách) trực thuộc Phi Đoàn liên lạc (ELA) và dùng để chở các yếu nhân.Các trực thăng nầy do hảng Sud Aviation của Pháp chế tạo, nhẹ nhàng và nhậm lẹ còn dùng để liên lạc tản thương hay quan sát. Thiếu úy Ông lợi Hồng từ PĐ 211 được thuyên chuyển đến đây để bay những chiếc trực thăng này đồng thời xuyên huấn cho các hoa tiêu vận tải như Trung tá Phạm ngọc Sang, Thiếu uý Chính.
Nhìn chung trong khoảng thời gian từ cuối năm 1958 đến cuối năm 1969 tình hình chiến sự tại miền Nam Việt-Nam ngày mỗi gia tăng. Việt cộng cho xâm nhập vào miền Nam các đơn vị chính quy của họ cùng với những vũ khí tối tân do Liên Sô, Tầu cộng và khối Cộng sản cung cấp. Đã có những trận đánh lớn giữa các Sư đoàn Bộ binh hoặc các đơn vị Tổng trừ bị của chúng ta như Nhẩy dù, Thủy Quân lục chiến với quân chính quy của Bắc Việt tại các mặt trận như Đỗ Xá (vùng I CT) năm 1965, Pleime (Vùng II CT) vào tháng 10, 1965, Đồng Xoài, Bình Giả (vùng III CT) năm 1965 và Ấp Bắc (vùng IV CT) năm 1963. Vào nhữn:g năm cuối cùng của thập niên 60 bắt đầu với cuộc tổng công kích Tết Mậu thân 1968, Việt cộng đã xử dụng rất nhiều súng phòng không như 12 ly 7 hoặc 37 ly và đã gây nhiều thiệt hại cho các phi đoàn trực thăng của chúng ta. Tính đến cuối năm 69 KQVNCH đã tiếp nhận từ phía Hoa Kỳ tất cả là 193 trực thăng H-34. (*3)

C-THỜI KỲ VIỆT NAM HÓA(1970-1975)
Giữa năm 1969 Bộ Tư Lệnh KQ đã bắt đầu gởi nhiều khóa sinh sang Hoa Kỳ để học bay trực thăng và cho đến đầu năm 1970 sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tuyên bố Việt Nam hóa chiến tranh Việt Nam thì số lượng khóa sinh du học tăng lên gấp bội. Tại hai trường huấn luyện trực thăng Fort Wolters (Mineral Wells, Texas) và Fort Hunter (Hunter Army Air Field, Savannah, Georgia) vào thời cao điểm mỗi nơi có đến 500 khóa sinh VN (tại mỗi trường bay chúng ta có một toán liên lạc KQ gồm 5 sĩ quan và 5 hạ sĩ quan). Trường huấn luyện Trực Thăng tại Fort Wolters tiếp nhận các khóa sinh Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1962 và 11 khóa sinh phi hành thuộc khóa 61 vỡ lòng tại TTHLKQ/Nha Trang gồm có: Tr/úy Đỗ minh Đức và các SVSQ Hồng văn Tý, Trần xuân Quang, Đặng kim Quy, Phạm Bính, Trần hữu Khôi, Đinh hữu Hiệp, Nguyễn hữu Lộc, Trần quang Võ, Phan ngọc Huệ và Đỗ văn Hiếu đã đến đây để học bay trên H-23. Trường này xử dụng loại trực thăng H-23 để huấn luyện giai đoạn đầu (primary phase) cho đến cuối năm 69 thì đổi sang TH-55. Số giờ bay huấn luyện tại các trường này gồm 120 giờ trên TH55 (Fort Wolters) và 80 giờ trên U1H (Fort Hunter). Sau khi mãn khóa trở về nước các hoa tiêu này được thuyên chuyển đến các đơn vị trực thăng tân lập. Từ 70 cho đến đầu năm 73 tất cả NV phi hành của các đơn vị tân lập cũng như của các phi đoàn H-34 cơ hữu của KLVNCH đều được lần lượt gởi đến các đơn vị trực thăng thuộc Lục quân Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ để thực tập hành quân trên UH-I hoặc huấn luyện tác xạ trên trực thăng võ trang. Sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện các đơn vị trực thăng của Hoa Kỳ lần lượt giải thể và chuyển giao phi cơ lại cho các phi đoàn của chúng ta. Cấp số của mỗi phi đoàn UH-I là 32 chiếc gồm 3 phi đội Slick mỗi phi đội có 8 chiếc và 1 phi đội Gun với 8 trực thăng võ trang. Tuy nhiên cũng có nhiều đơn vị tiếp nhận đến 38 chiếc UH-I từ các đơn vị trực thăng của Hoa Kỳ. (*4 ). Cấp số của mỗi phi đoàn CH-47 Chinook là 16 chiếc.
 Trong năm 1970 có 1 phi ðoàn CH-47 và 4 phi ðoàn UH-I ðýợc thành lập: (*2 )
9-1970 PĐ 237 CH-47 Biên Hòa
9-1970 PĐ 223 UH-I Biên Hòa
10-1970 PĐ 225 UH-I Bình Thủy
11-1970 PĐ 227 UH-I Bình Thủy
12-1970 PĐ 229 UH-I Pleiku
 Trong nãm 1971 có 6 Phi ðoàn UH-I ðýợc thành lập:
1-1971 PĐ 221 UH-I Biên Hòa
1-1971 PĐ 233 UH-I Đà Nẵng
2-1971 PĐ 235 UH-I Pleiku
3-1971 PĐ 231 UH-I Biên Hòa
11-1971 PĐ 243 UH-I Phù Cát
12-1971 PĐ 245 UH-I Biên Hòa

Trong năm 1972 có 1 phi đoàn UH-I và 3 phi đoàn CH-47 được thành lập:
2-1972 PĐ 239 UH-I Đà Nẵng
5-1972 PĐ 241 CH-47 Phù Cát
12-1972 PĐ 247 CH-47 Đà Nẵng
12-1972 PĐ 249 CH-47 Cần Thơ
 Ðầu nãm 1973, bốn phi ðoàn UH-I cuối cùng ðýợc thành lập:
PĐ 251 UH-I Biên Hòa
PĐ 253 UH-I Đà Nẵng
PĐ 255 UH-I Cần Thơ
PĐ 257 UH-I Đà Nẵng
Cũng trong thời gian từ đầu 1970 đến đầu 1973, 8 phi đội tản thương, mỗi phi đội
gồm 12 UH-I được thành lập. (xem phụ bản phối trí các đơn vị trực thăng)

Đầu năm 1970 trong khi quân đội Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi VN thì cộng sản
Bắc Việt lại ồ ạt đưa vào miền Nam nhữngđại đơn vị thiện chiến của họ cùng với những vũ khí
tối tân như T54, đại pháo 130 ly và để vô hiệu hóa không yểm của chúng ta, ngoài những loại
phòng không như 12 ly 7, 37 ly, Bắc quân bắt đầu xử dụng các loại hỏa tiễn chống phi cơ như
SA3, SA5, SA7.


Kể từ sau mặt trận Hạ Lào tại vùng địa đầu giới tuyến năm 1971 cho đến mùa Hè đỏ lửa năm 1972 mặc dù quân số của VNCH đã tăng lên đến hơn một triệu người nhưng phải dàn trải mỏng để chống lại những cuộc tấn công ồ ạt của giặc cộng đặc biệt từ ba mặt trận lớn: Quảng Trị ở vùng I, Kontum ở vùng II và Bình Long ở vùng III chiến thuật, hoa tiêu trực thăng thuộc các phi đoàn tân lập đã được tung vào các chiến trường nặng độ này, đã bị thiệt hại khá nhiều nhưng luôn luôn dũng cảm chu toàn nhiệm vụ khó khăn mà quân đội và quân chủng đã trao phó.
Kết Luận:
Chiến trường miền Nam Việt-Nam là nơi quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện chiến thuật Trực Thăng Vận và trong một thập niên tại đây họ đã xử dụng: (Chưa kể đến số trực thăng võ trang AIH Cobra và CH-47 Chinook) khoảng 7013 chiếc trực thăng UH-I để yểm trợ cho một lực lượng nửa triệu quân của họ. Không lực VNCH, tính đến trước ngày 30-4-1975, đã tiếp nhận khoảng 800 UH-I và gần 100 CH-47. (chưa bằng 1/3 số trực thăng UH-I của Hoa Kỳ bị thiệt hại trên chiến trường miền Nam 3.305 chiếc). Đây là một số lượng đáng kể nhưng thiết nghĩ các trực thăng này là những phi cơ quá cũ đã được các đơn vị trực thăng của Hoa Kỳ xử dụng quá nhiều nên sau khi chuyển giao lại cho chúng ta thường bị hư hỏng. Thêm vào đó, sau khi hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, Hoa Kỳ lần lượt cắt giảm viện trợ cho VNCH và xăng nhớt cũng như các cơ phận thay thế càng ngày càng bị thiếu hụt nên chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo trì sửa chữa phi cơ và do đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc hành quân yểm trợ cho quân bạn. Các đơn vị trực thăng thường được so sánh với những đơn vị Biệt động quân và điều này cũng không phải là quá đáng bởi vì từ những đồn bót ở những nơi xa xôi hẻo lánh đến các mặt trận to lớn khốc liệt trên khắp bốn vùng chiến thuật đâu đâu cũng đều có bóng dáng của những chiếc trực thăng thuộc KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA với những hoa tiêu tài ba, dũng cảm luôn luôn hăng say chu toàn mọi nhiệm vụ được giao phó góp phần viết nên những trang sử vẻ vang cho 
NGÀNH TRỰC THĂNG TRONG KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA.

Wednesday, August 14, 2019

Hiện tượng tỷ phú Hoàng Kiều - Bằng Phong Đặng Văn Âu - Cánh Thép

Việt Cộng đã hoàn thành cuộc xâm lăng Miền Nam. Nhưng chúng không buông tha những người Miền Nam đã thoát ra khỏi nanh vuốt của chúng. Vì là đảng cướp chính quyền một cách phi nhân, phi nghĩa, nên chúng rất sợ chính quyền của chúng bị mất vào tay người yêu nước.
Do đó, Việt Cộng đã dùng mọi thủ đoạn để bôi bẩn chính nghĩa của Miền Nam nhằm vô hiệu hóa nỗ lực quang phục quê hương của Người Quốc Gia.

BM
Trước hết, Việt Cộng dùng tên phản Tướng Đỗ Mậu viết sách sỉ nhục cả gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đỗ Mậu là lính Khố Xanh, được Tổng đốc Ngô Đình Khôi phái sang kéo xe cho ông Ngô Đình Diệm, sau khi ông Diệm từ chức Thượng thư Bộ Lại vì chống chính sách cai trị của Thực dân Pháp. Khi được vua Bảo Đại bổ nhiệm làm Thủ tướng năm 1954, ông Diệm cần có người trung thành phục vụ. Đỗ mậu cùng quê Quảng Bình, thuộc cấp cũ, nên được ông Diệm tin dùng, thăng chức cho ông Mậu lên Đại tá, Giám đốc An ninh Quân đội, kiêm Quân Ủy trưởng đảng Cần Lao. Năm 1963, Đỗ Mậu thông đồng với các Tướng lãnh đảo chánh Tổng thống Ngô Đình Diệm.

BM
Ra hải ngoại, Đỗ Mậu được một nhóm đệ tử của Trí Quang tôn vinh là nhà nghiên cứu Phật giáo. Chúng viết sách cho Đỗ Mậu đứng tên, miệt thị Tổng thống Ngô Đình Diệm, Mưu toan này có hai mục đích: Thứ nhất là triệt hạ uy danh nhà lãnh đạo khai sinh ra nền Cộng Hòa; thứ hai là kết tội Công Giáo làm tay sai Thực dân xâm lăng Việt Nam.
Trong nước, tên sát nhân Nguyễn Đắc Xuân cũng tuân theo lệnh Đảng, miệt thị gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm và Công Giáo như nhóm Đỗ Mậu để bôi bẩn chính nghĩa đấu tranh cho giá trị VNCH. Hễ ai có tư tưởng hay hành động chống lại bọn Việt Cộng, thì bọn tay sai của chúng liền chụp cho cái mũ “Hoài Ngô”!

BM
Tôi là một Phật tử, có tư tưởng chống Tổng thống Ngô Đình Diệm trước năm 1963, chống tập đoàn thống trị tàn ác với nhân dân, tiêu diệt nền văn hóa của Tổ tiên, mắc mớ gì mà tôi Hoài Ngô? Tôi Chống Cộng vì không muốn ai coi mình là người không còn lương tri thôi!
Vốn biết dã tâm của Việt Cộng, tôi luôn luôn đề cao cảnh giác về những hoạt động xâm nhập của Việt Cộng vào Cộng Đồng Quốc Gia nhằm làm ung thối mọi tổ chức, dù là tổ chức ái hữu hay tôn giáo, văn hóa. Cách làm của Việt Cộng là dùng người Việt Quốc gia chống Người Việt Quốc gia, là một chiêu ném đá giấu tay vô cùng nguy hiểm. Để tránh sự hàm hồ, tôi không bao giờ vu khống, chụp mũ ai là Việt Cộng, vì tìm cho ra bằng chứng cụ thể kẻ ném đá giấu tay cần phải có một cơ quan điều tra phản gián. Tôi chỉ nêu lên nghi vấn để đương sự trả lời trước công luận cho rõ trắng đen trong thời buổi vàng thau lẫn lộn và để đồng bào lưu tâm cảnh giác đề phòng thôi.

1_ Chẳng hạn, tôi không vu ông Nguyễn Xuân Nghĩa – cháu Mười Cúc Nguyễn văn Linh, Tổng Bí thư Cộng sản – là Việt Cộng. Tôi chỉ hỏi ông Nghĩa là ai, mà có những hành vi rất đáng nghi ngờ. Ông Nghĩa ở Miền Nam, sang Pháp du học, đỗ bằng Cao đẳng Thương Mại (Hautes Études Commerciales viết tắt HEC), về nước làm việc trong Chính phủ VNCH với chức vụ ngang hàng Thứ trưởng. Khi Miền Nam mất vào tay Việt Công, ông Nghĩa ở lại và được chế độ mới ưu đãi. Sau 5 năm, ông Nghĩa được đảng cho sang Pháp bằng đường chính thức, nghĩa là công khai ra phi trường và được tiễn đưa.

BM
Tốt nghiệp ở Pháp, ông Nghĩa nói tiếng Pháp giỏi như người Pháp, với mảnh bằng HEC, chắc chắn ông Nghĩa kiếm việc dễ dàng. Nhưng ông bỏ nước Pháp, sang Hoa Kỳ không phải để kiếm việc làm, mà để gia nhập Mặt Trận Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh với chức vụ Tổng Tuyên Huấn (tức là nhà chỉ đạo tư tưởng của Mặt Trận).
Dù vậy, tôi chưa đủ chứng cớ để đặt vấn đề. Tới khi đọc Hồi Ký của Cụ Phạm Ngọc Lũy chê trách bộ phận Tình báo – Phản gián của Mặt Trận làm việc tắc trách, không điều tra đối tượng một cách kỹ càng. Trong nội bộ Mặt Trận từ ngày có sự hiện diện của Nguyễn Xuân Nghĩa mới xảy ra sự phân hóa. Qua sự tiết lộ của Cụ Phạm Ngọc Lũy, người đọc ắt phải hiểu Cụ Lũy nghi ngờ hành tung Việt Cộng của Nguyễn Xuân Nghĩa.

BM
Tôi đã có tờ báo ở Bangkok đăng hình Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh nằm chết bên vũng máu từ năm 1987. Thế nhưng tờ báo Kháng Chiến dưới sự “chỉ đạo” của ông Tổng Tuyên Huấn Nguyễn Xuân Nghĩa vẫn đăng thư của chiến hữu Chủ tịch từ chiến khu Quốc nội gửi ra thăm đồng bào quốc ngoại vào dịp Tết Nguyên Đán và thăm các “cháu nhi đồng” vào dịp Tết Trung Thu. Mấy chữ các “cháu nhi đồng” gợi cho tôi nhớ đến giọng điệu HCM vô cùng. Mãi 14 năm sau, Mặt Trận mới công bố Chiến hữu Chủ tịch đã qua đời! Nhận thấy hành động buôn xác chết Hoàng Cơ Minh của ông Tổng Tuyên Huấn, tôi càng nghi ngờ hành tung của ông Nghĩa hơn.

BM
Cho đến khi ký giả A. C. Thompson cho biết ông Nguyễn Xuân Nghĩa tiết lộ ông đã tha mạng cho nhà báo Đỗ Ngọc Yến, Chủ tờ Người Việt, thì mối nghi ngờ của tôi đối với Mặt Trận có nhóm đặc nhiệm K-9 là thật. Nhà báo Đạm Phong, vợ chồng Lê Triết rất có thể bị K-9 thanh toán. Nếu Mặt Trận không nhúng tay vào tội ác, tại sao Mặt Trận không lên án bọn sát nhân hoặc treo tiền thưởng cho bất cứ ai tìm ra thủ phạm để đồng bào không nghi ngờ mình là thủ phạm? Lúc bấy giờ tôi rất muốn lên tiếng đặt vấn đề với Mặt Trận, nhưng tôi tin không có tờ báo nào dám đăng. Chứng cớ là bài báo “Vàng Rơi Không Tiếc” của anh Đào Vũ Anh Hùng, không tờ báo nào dám đăng, ngoại trừ Giai phẩm Lý Tưởng của Không Quân do tôi làm Chủ bút. Tôi đã bị Mặt Trận khủng bố. May nhờ có Internet, báo chí Việt Nam không còn độc quyền thông tin, cho nên tiếng nói của những người có lương tâm như tôi mới có thể đến với độc giả.

BM
Trước khi cuốn phim “Terror In Little Saigon” của anh A.C. Thompson xuất hiện, tôi đã viết cái chết của Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu tháp tùng, là do các ông Hoàng Cơ Định, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Xuân Ninh và Nguyễn Kim Huờn âm mưu. Bởi vì theo quy tắc quân sự là phải hoàn toàn giữ bí mật khi vào đất địch. Cái việc tờ báo Kháng Chiến đăng các cuộc hành quân Đông Tiến thì chẳng khác nào báo tin cho kẻ thù để phục kích đoàn quân. Cho nên, theo tôi, ông Hoàng Cơ Minh về khu chiến chẳng phải là anh hùng, mà là người không dám đối diện với pháp luật. Cái chết của ông Hoàng Cơ Minh là có dự mưu, vì 14 năm sau Mặt Trận mới công bố.
Tôi còn viết ông Nguyễn Xuân Nghĩa không phải là nhà kinh tế lỗi lạc như các đài RFI, RFA, VOA thường ca tụng. Bởi vì nếu thực sự tài giỏi, ông Nghĩa không cần giấu cái chết của Phó Đề đốc để tiếp tục quyên tiền. Ông chỉ dùng số tiền 20 triệu đô-la của Mặt Trận như Đại tá Phạm văn Liễu cáo giác, để đầu tư, kinh doanh thì ngày nay số tiền lớn gấp 20 lần. Mặt Trận sẽ vừa giàu to, vừa không mang tiếng lừa đảo! Tôi nghi ngờ ông Nghĩa âm mưu dùng Mặt Trận Hoàng Cơ Minh để giết chết NIỀM TIN của đồng bào! Độc giả có thấy sau vụ Hoàng Cơ Minh, còn có ai gây được phong trào nữa không?
Điều đáng tiếc là ông Nguyễn Xuân Nghĩa không trả lời trước công luận.

BM
2_ Nhà báo Bùi Tín mượn dịp sang Paris công tác cho đảng, rồi không trở về. Ông viết kiến nghị thỉnh cầu đảng đối mới. Ông viết những tác phẩm như Mặt Thật, Hoa Xuyên Tuyết … tố cáo chế độ Việt Cộng để làm cho đồng bào tỵ nạn cộng sản tin tưởng ông đã thực sự chia tay Việt Cộng. Nhưng khi ông Tín nói rằng 5 ngàn nạn nhân bị thảm sát ở Huế trong dịp Tết Mậu Thân là do bom của Mỹ và của Việt Nam Cộng Hòa, mà người Chống Cộng vẫn “bù khú” với ông Tín thì rõ ràng những người Chống Cộng thật là tốt bụng! Rồi khi tôi viết bài chê các vị “Lão thành Cách mạng” trong nước hèn nhát, ông Bùi Tin vội vàng lên tiếng bào chữa “Chúng tôi không hèn, cũng không nhát”. Ô hay! Tôi chê mấy ông lão trong nước hèn nhát; chứ tôi nào có đả động gì đến ông Tín đâu mà ông hùng hổ phản đối? Qua phản ứng của ông Bùi Tín, tôi cho rằng ông ra nước ngoài để làm công tác văn hóa vận cho đảng; chứ không thực tâm từ bỏ đảng.
Có người “đại lượng” ra cái điều trí thức đạo đức rởm bảo rằng ông Bùi Tín chết rồi, nhắc đến làm chi nữa? Hạng người “đại lượng” đó kém trình độ hiểu biết. Lê Chiêu Thống chết đã lâu mà người đời sau vẫn còn nói đến để hài tội kẻ phản quốc đấy thôi!

BM
3_ Nhạc sĩ trẻ tuổi Trúc Hồ, nói tiếng Việt còn ngọng nghịu, mới ra nước ngoài, thì lấy tiền đâu ra để lập cơ sở Truyền thông có mặt khắp thế giới và gửi phóng viên về nước làm phóng sự từ Bắc chí Nam một cách thoải mái”? Truyền thông trong nước bị đối xử rất nghiêm ngặt, tại sao SBTN lại được ưu đãi? Người Chống Cộng phải đặt dấu hỏi để cảnh giác chứ! Sao vô tư mãi như thế để cho kẻ thù ngang nhiên diễn hành trước mặt?
Đến khi ông Trúc Hồ ghi ơn người lính Miền Bắc một cách công khai trên đài Truyên hình của ông như sau: “Chúng ta tri ân những người lính, những người hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước, những người lính của cả 2 miền, các anh là những người đáng quý trọng…”.
Rồi tiếp theo đó ông Trúc Hồ bày tỏ lập trường: “tôi không chủ trương lật đổ chế độ nào hết, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một nhà nước được Liên Hiệp Quốc công nhận, họ đã ký vào Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, họ phải có trách nhiệm bảo đảm nhân quyền cho người dân, tôi chỉ yêu cầu họ cho người dân có nhân quyền… Đòi lật đổ chế độ là sai!” thì cái đuôi của ông Trúc Hồ đã thò ra, nhưng người Chống Cộng vẫn vô tư!

BM
Tất nhiên ở nước tự do, ông Trúc Hồ phát ngôn thế nào là quyền của ông ấy. Nhưng ông tri ơn người lính Miền Bắc xâm lược Miền Nam thì chỉ có những người Chống Cộng để lấy tiếng mua danh mới không lưu tâm đến mánh khóe tuyên truyền của Việt Cộng.. Các đoàn thể có quá khứ Chống Cộng như Đại Việt, Quốc Dân Đảng mà còn im lặng trước luận điệu “Lật đổ chế độ Cộng Sản là sai” thì mong gì có ngày quang phục quê hương? Các đảng chính trị tồi như thế nên tuyên bố giải tán đảng đi là vừa!
Tập thể Chiên sĩ VNCH đều ngủ hết rồi sao? Người lính Miền Bắc pháo kích vào trường học giết hại học sinh Cai Lậy. Người lính Miền Bắc giết oan 5 ngàn người dân vô tội ở Huế vào Tết Mậu thân năm 1968, được ông Trúc Hồ công khai tuyên dương mà Chủ tịch Tập thể Nguyễn Xuân Vinh không hề có phản ứng, thì cái đám đàn em kế thừa ngôi vị ông, chạy theo bợ đỡ tỷ phú Hoàng Kiều là đương nhiên! Xin hỏi cái Tập thể Chiến sĩ có nên dẹp đi để khỏi làm ô danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không?
Thảo nào nhà báo Sức Mấy có biệt tài viết phiếm, “khen” các đoàn thể quân nhân hăng say trong việc “thượng cờ, hạ cờ, phủ cờ, xếp cờ” thì công cuộc giải phóng đồng bào ra khỏi gót giày xâm lược của Việt Cộng sớm thành tựu lắm! Thật là một lời khen ngợi quá sức … phũ phàng! Sự nhẫn nhục của các anh Chiến Sĩ đúng là “Can Trường Trong Chiến Bại” (tác phẩm của Phó Đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại), vì bị người ta chế nhạo mà không cảm thấy đau, không cảm thấy nhục! Các ông cựu Chiến Sĩ còn dám tổ chức những buổi trao đuốc cho thế hệ hậu duệ, thì rõ ràng các “Bác Chiến Sĩ” không biết ngọn đuốc trên tay của mình đã tắt ngúm từ khuya rồi!

BM
4_ Bà Luật sư trẻ tuổi Trần Kiều Ngọc tuyên bố: “Em không Chống Cộng. Em chỉ chống Cái Ác mà thôi!”. Là người có bằng Luật sư, bà Trần Kiều Ngọc phải biết rằng cả thế giới đã lên án Cộng sản chống nhân loại (tội diệt chủng). Việt Cộng ngoài cái tội bán nước; còn có tội tiếp tay với quân thù đồng hóa dân ta thành người Hán, tại sao Luật sư Trần Kiều Ngọc không chống?. Khi bị chất vấn, bà Trần Kiều Ngọc bào chữa: “Em nói Chống Cộng, em sợ các em con ở trong nước sẽ không hiểu!”.
Nhận thấy lời tuyên bố của Luật sư Trần Kiều Ngọc có sự “chỉ đạo” từ trong nước để tuổi trẻ coi việc chống Cộng ở hải ngoại là một trò lố bịch, với tư cách ở vào hàng cha chú, tôi viết một bài giáo hóa bà Luật sư một cách ân cần, mềm mỏng, liền bị một nhà tranh đấu trẻ tuổi – Nancy Nguyễn– kết tội lớp người già nua chúng tôi là một bọn “Di Dân Tư Tưởng”. Những ai bênh vực người tuyên bố “Không Chống Cộng”, ắt đồng bào phải biết chắc chắn những hạng người ấy là ai, họ đứng về phía nào?!

BM
Cô Nancy Nguyễn là tác giả bức thư viết từ “Mặt Đường Dậy Sóng” cho bố mẹ, tôi đánh giá đó là một áng văn tuyệt vời. Chưa chắc một nhà văn tên tuổi đã viết được. Tôi liền viết email cho cô, rồi đích thân tìm gặp cô để bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Tôi nhận thấy cô Nancy muốn né tránh sự chân thành của tôi. Một người trẻ khác, cựu đoàn viên Việt Tân, cho tôi biết cô Nancy Nguyễn là Việt Tân, mà tôi thường viết bài vạch mặt Việt Tân, nên cô Nancy không muốn tiếp xúc với tôi. Tôi không tin, vì nguồn tin chắc gì đã chính xác. Cho đến khi cô Nancy Nguyễn xếp hạng tôi vào loại “Di Dân Tư Tưởng” thì tôi tin cô Nancy Nguyễn là đoàn viên Việt Tân, vì bênh vực Luật sư Trần Kiều Ngọc.
Tôi không hề nói Việt Tân là em Việt Cộng như nhà báo Kiêm Ái. Tôi chỉ nói Việt Tân đã bị Việt Cộng “blackmail” nên phải hành động theo sự “chỉ đạo” của Việt Cộng. Bằng cách nào Việt Cộng có thể “blackmail” Việt Tân? Xin thưa: Việt Tân là hậu thân của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh.

BM
Người Việt Chống Cộng chỉ nêu lên nghi ngờ cái chết của các nhà báo đả kích Mặt Trận; chứ không quả quyết kết án vì không có “hard evidence”. Nhưng Việt Cộng thì có chứng cớ vì chúng đã xâm nhập vào nội bộ Mặt Trận. Đọc những bài luận thuyết của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí thư Việt Tân, khen ngợi “đồng chí” Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cổ súy hòa giải hòa hợp với Việt Cộng để cùng nhau Canh Tân, mà tin Việt Tân chống Cộng thì quả là quá ngây thơ. Muốn chống Cộng hữu hiệu thì phải tìm hiểu âm mưu, mánh khóe của kẻ thù; chứ không phải chỉ “hoan hô, đả đảo” là đủ. Phải quan sát kỹ Việt Tân. Nên nhớ một trong những sách lược của Việt Cộng là “lố bịch hóa” công cuộc đấu tranh cho chính nghĩa tự do của chúng ta.
Một người trẻ họ Cao nóng mặt vì tôi đả kích Việt Tân, gay gắt hạch xách tôi: “Suốt mấy chục năm tỵ nạn Cộng sản, ông đã làm được gì cho việc Chống Cộng?” Tôi từ tốn đáp: “Tuy không làm được những việc nổi đình, nổi đám như người hùng Lý Tống, nhưng tôi đã làm những việc âm thầm mà tôi thiết nghĩ lợi ích cho chính nghĩa đấu tranh chống Cộng không nhỏ”. Anh muốn biết tôi đã làm gì ư?

BM
Thứ nhất, vào đầu năm 1977, một số anh em cựu quân nhân ở quanh vùng Hoa Thịnh Đốn, có sự hiện diện của Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, họp tại nhà anh Lê Quyền để bàn tính nhau thành lập Hội Cựu Quân nhân, tôi phát biểu đại ý như sau: Vừa rồi, tôi nghe có anh nhắc đến câu “Người Lính già không chết”, rồi có anh nói “người ta có thể lấy tôi ra khỏi Quân Đội, nhưng không ai có thể lấy Quân Đội ra khỏi tôi”, các anh đã nói những câu đó, vui lòng giải thích rõ hơn được không?” Chờ một hồi khá lâu, không ai lên tiếng, tôi mở lời: “Theo thiển ý của tôi, trong thế gian ai nấy đều phải chết. Sở dĩ người lính già không chết, bởi vì khi người lính này gục ngã, thì có người lính khác đứng lên. Nếu không có người lính khác đứng lên, thì nước mất rồi, còn gì?
Về câu thứ hai, theo tôi hiểu, nghĩa là người lính dù thua trận, không còn ở trong Quân Đội nữa, nhưng tác phong chính trực, lương thiện, dũng cảm của quân nhân phải gìn giữ suốt đời. Nếu không, người ta sẽ bảo lính VNCH là lính đánh thuê”! Dù tôi không ồn ào hoan hô, đả đảo, nhưng tôi đã làm công tác của người sĩ quan Chiến tranh Chính trị đấy chứ!
Về sau, tôi có làm một bài thơ ngắn, đọc cho anh em nghe trong một lần họp khác:

BM

BM
Hội Quân nhân và Hội Chiến sĩ khác nhau ở điểm nào? Hội quân nhân là nơi tập hợp của những người có gốc lính, cùng nhau ôn kỷ niệm xưa, chén thù chén tạc, chén chú chén anh, đôi khi rơi nước mắt vì tiếc thương dĩ vãng. Hội Chiến sĩ không chỉ có quân nhân thôi, mà còn có những người dân sự đang chiến đấu cho lý tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền. Họ không tiếc nuối thời dĩ vãng, mà hướng tầm nhìn về tương lai để quang phục quê hương. Nếu đời này cứu nước chưa thành, thì thế hệ tương lai tiếp nối.
Nếu đã tự xưng là Tập thể Chiến sĩ thì hội viên trong Tập thể không được phép vô tư trước những âm mưu đen tối của kẻ thù và không thể vô cảm trước nỗi khốn cùng của đồng bào mình. Đã tự nhận mình là Chiến Sĩ, phải sống như người chiến sĩ, không thể tiếc thân đền nợ nước, không được làm điều ô danh người chiến sĩ!
Thứ hai, tôi khuyên Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh đừng làm kháng chiến kiểu “mì ăn liền”. Nguyên tắc “quý hồ tinh, bất quý hồ đa” phải luôn luôn nhớ nằm lòng, đừng kết nạp cán bộ bừa bãi để tránh nội tuyến, không thể đương đầu với kẻ thù bằng sức mạnh quân sự, trường kỳ mai phục bằng cách bí mật gửi cán bộ về nước xây dựng hạ tầng cơ sở, cho đến khi thời cơ chín muồi thì mới phát động quần chúng. Nếu anh không theo những quy tắc đó, trước sau gì anh cũng trở thành thảo khấu. Nếu ông Hoàng Cơ Minh nghe lời tôi, thì ngày nay Niềm Tin của đồng bào không mất và dòng họ Hoàng Cơ không bị dư luận bêu riếu, coi khinh!

BM
Thứ ba, tôi nói thẳng cho Đại tá Phạm văn Liễu biết Mặt Trận trước sau gì rồi cũng bể. Bởi vì anh đi rao bán một món hàng mà nhà sản xuất chưa làm ra sản phẩm. Hoàng Cơ Định giữ tiền thì Hoàng Cơ Định có quyền. Một ngày nào đó, Mặt Trận đổ bể, anh sẽ trắng tay. Ông Đại tá từng học trường Quân sự Trần Quốc Tuấn, từng chạy sang Tầu để thoát cuộc thanh trừng của Việt Minh, từng làm Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến, chê thằng em cấp Thiếu tá, chỉ biết lái máy bay, “éo biết gì”! (cách nói của Đại tá Liễu). Không ngờ thằng em đã nói đúng! Có gì đâu! Đó chỉ là những thực tế chắc chắn sẽ phải xảy ra. Đấu tranh chống Việt Cộng đầy mưu mẹo hiểm ác, chẳng thể nào đùa với chúng được. Không những chết mất xác, mà còn ô danh nữa!
Thứ tư, khi Đại tá Hoàng Đạo Thế Kiệt viết ra một bản “Kiên Định Lập Trường”, rồi cho người đi xin chữ ký. Tôi đã gọi điện thoại cho Đại tá đừng nên Chống Cộng kiểu hình thức, nặng phần trình diễn để lấy tiếng. Giả thử ta xin được 2 trăm ngàn chữ ký, Việt Cộng sẽ cười vào mặt ta có 3 triệu người không chấp nhận cộng sản, bỏ nước ra đi, mà nay chỉ có 2 trăm ngàn người còn kiên định lập trường, thì chúng sẽ thâu tóm những thành phần không kiên định lập trường về tay chúng là cái chắc!
Còn rất nhiều trường hợp tôi đã đóng góp với những cá nhân, những đoàn thể đấu tranh Chống Cộng. Nếu họ nghe theo lời góp ý xây dựng của tôi, thì tình trạng Chống Cộng không bát nháo như ngày hôm nay. Có lòng yêu nước, có tinh thần Chống Cộng là tốt; nhưng chưa đủ, phải sáng suốt để tránh bị mắc lừa, rồi đâm thối chí, bỏ cuộc.

Nay hãy bàn về Hiện tượng Tỷ phú Hoàng Kiều.
BM
Ông Hoàng Kiều quê quán ở Quảng trị, sinh ra trong một gia đình nghèo khổ. Thời tuổi trẻ khó khăn, không được học hành tới nơi, tới chốn. Tình nguyện tham gia tổ chức Dân Sự Chiến Đấu (CIDG), một loại Biệt kích được Mỹ trả lương trực tiếp. Tức là Hoàng Kiều dân Miền Nam, ăn chén cơm Miền Nam, uống chén nước Miền Nam. Là phe ta!
Sang Mỹ năm 1975, ông Kiều xin vào làm cho hãng bào chế Huyết Tương. Nhờ chăm chỉ, siêng năng, được chủ nâng lên chức Cai (Supervisor). Một thời gian sau, ông Kiều ra lập hãng riêng. Đó là những gì đăng trên thông tin đại chúng.
Từ thế kỷ trước người Tây phương đã cảnh giác về Đạo Quân Thứ Năm của người Tàu, từ khi nước Tàu chưa là cộng sản. Đạo quân Thứ Năm là những người Tàu đến làm ăn, buôn bán tại các quốc gia tự do, rồi được lãnh đạo Tàu tuyên truyền, huấn luyện họ thành ổ nội tuyến cho mục tiêu xâm lăng, khi có điều kiện. Từ khi Mỹ – Trung Cộng bang giao, ngoài việc ăn cắp sản phẩm trí tuệ, lũng đoạn kinh tế nước Mỹ, hối lộ quan chức Mỹ, Trung Cộng không giấu diếm chiến lược đẩy mạnh Đạo Quân Thứ Năm. Lập đền thờ Khổng Tử là một trong những âm mưu tiệm tiến của Trung Cộng

BM
Giám đốc FBI, Christopher Wray, báo cáo với Quốc Hội rằng gián điệp đủ các loại của Trung Cộng đều có mặt trên khắp 50 Tiểu bang Hoa Kỳ.
Ông Kiều giàu lên nhanh vì sản phẩm được tung vào thị trường Trung Cộng có gần một tỷ rưỡi dân. Câu hỏi đặt ra: Tại sao Trung Cộng tìm đến điều đình với ông Kiều, một Hãng Con do ông Kiều mới lập; mà không điều đình với Hãng Mẹ, nơi ông Kiều xuất thân? Chắc chắn điều đó không phải là tình cờ, mà phải có dự mưu. Làm sao biết được?

BM
Trung Cộng đã biến một người Tàu – Thiếu tá Hồ Quang – thành lãnh tụ HCM được, thì Trung Cộng biến Hoàng Kiều thành tỷ phú cũng chẳng khó khăn gì. Trung Cộng cũng sai Việt Cộng biến Cộng đồng Việt Nam thành Đạo Quân Thứ Năm, nên Bộ Chính trị Việt Cộng đẻ ra Nghị Định 36 để tiến hành lệnh của Trung Cộng!
Việt Cộng chuẩn bị tấn công một đồn bót của ta, thường lập sa bàn để thực tập cho nhuần nhuyễn, rồi mới đánh. Cho nên chúng đánh là phải thắng. Trong đấu tranh xâm nhập, Việt Cộng cũng sử dụng chiến thuật như thế. Việt Cộng “bố trí” cho hai ông thầy tu chống VNCH một cách quyết liệt, sang Hoa Kỳ mở chùa, mà không thấy người Tỵ Nạn phản ứng; lại còn tới “lạy thầy” một cách sốt sắng, thì chúng bắt đầu gửi Sư Quốc Doanh (Công An trá hình) ra Hải ngoại lập chùa để làm kinh tài và giảng thuyết buông xả, xóa bỏ hận thù để quên chuyện bán nước và diệt chủng của chúng.

BM
Hai ông thầy tu đó là Hộ Giác và Mãn Giác. Hộ Giác suốt ngày đêm đăng đàn mạt sát chế độ Việt Nam Cộng Hòa bất nhân, hiếu chiến, đòi dẹp chế độ độc tài Quân phiệt Thiệu Kỳ thì mới có hòa bình. Hộ Giác là một trong những nhà sư tranh đấu ký vào bản yêu sách Hoa Kỳ phải rút quân ra khỏi Việt Nam. Mãn Giác cũng thế! Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Mãn Giác mang cờ Phật giáo cùng các Phật tử ra Ngã Tư Hàng Xanh đón Quân Giải Phóng vào Sài Gòn. Đồng bào tỵ nạn cộng sản chóng quên quá đi thôi!
Rồi cho anh kép hát Trúc Hồ tuyên bố “đòi lật đổ chế độ công sản là sai” và Luật sư Trần Kiều Ngọc tuyên bố “Không chống Cộng; chỉ chống Cái Ác” là những bước thăm dò phản ứng của đồng bào Chống Cộng, để tiến tới những bước kế tiếp.

BM
Bước kế tiếp đó là chỉ đạo Hoàng Kiều làm từ thiện giúp đồng bào ở San José gặp nạn lụt lội để tạo ấn tượng tốt. Hoàng Kiều đâu có giúp cuộc sống túng thiếu, bệnh hoạn của người hùng Lý Tống khi còn sống? Phải đợi tới khi Lý Tống qua đời, Hoàng Kiều mới bỏ tiền ra tổ chức đám tang linh đình là có lẽ do sự chỉ đạo của Đảng. Ông Lê Xuân Nhuận – anh của Lý Tống –và mấy ông Không Quân trong cái gọi là Tập thể Chiến sĩ hớn hở, vui mừng đón nhận lòng từ tâm của Hoàng Kiều ngay, mà không biết đấy là âm mưu của Hoàng Kiều!
Một mặt tuyên dương người hùng Chống Cộng Lý Tống lên tận mây xanh; một mặt miệt thị, khinh bỉ người Việt Tỵ Nạn trước hàng ngàn người là thủ đoạn của Việt Cộng đấy bà con ạ! Hoàng Kiều chỉ là công cụ của Việt Cộng mà thôi!
Tôi đã chứng minh con cái người Việt Tỵ Nạn chẳng có người nào đi tu, mà Sư Trụ Trì các chùa đều ở lứa tuổi con cái chúng ta, thì các thứ Sư ấy ở đâu ra, ngoài Sư Công An từ trong nước xuất cảng. Thế mà “Phật tử” vẫn đến Chùa đông như trẩy hội, cung kính vái lạy Công An Việt Cộng và xưng con ngọt xớt với đứa đáng tuổi con mình!

BM
Hoàng Kiều dành ra 45 phút quát tháo, xỉ vả, miệt thị, mắng mỏ VNCH mà những thằng sĩ quan đứng chung quanh mặt mày cứ nhâng nhâng và hàng ngàn người yêu chuộng nghệ thuật bình thản chờ hộp thức ăn có tôm hùm. Thử hỏi các lãnh tụ đảng Đại Việt, Quốc Dân Đảng, Dân Xã Đảng ở đâu mà không lên tiếng? Cái Tập thể Chiến sĩ do ông văn võ toàn tài Nguyễn Xuân Vinh lập ra đã chết tiệt hết rồi sao? Các Hội đoàn Quân Nhân luôn luôn đội trên đầu trong buổi lễ đủ các loại mũ xanh, đỏ, nâu, đen đều biến thành mũ ni (Mũ Thầy Chùa) che tai hết rồi sao? Các nhà hoạt động Văn Hóa tại sao im lặng trước cái thằng tỷ phú hỗn láo, chửi tuốt luốt không chừa một ai? Các nhà hoạt động Tôn Giáo có thấy đồng đạo của mình bị yêu tinh hoành hành không?
Còn chút hy vọng nào cho nòi giống Việt Nam không? Có phải Việt Cộng đã thành công trong việc biến người Việt Nam thành súc vật vì ở xứ tự do, có mồm không dám nói lên tiếng nói của lương tâm? Hay Thượng Đế sinh ra Con Người Việt Nam có mồm không để nói, mà mà mà chỉ biết yên lặng ngồi chờ … Ăn Tôm Hùm?
Tôi nhận thấy hiện tượng Hoàng Kiều đang nói lên thực chất người Việt Nam ngày nay:
“KHÔNG BIẾT NHỤC!”

Bằng Phong Đặng văn Âu (Cánh Thép)