Trường Sơn Lê Xuân Nhị
tslxnhi@aol.com
Thiên Phong Nguyễn Hồng Tuyền
Một buổi chiều mùa hè, trời mưa khá to nổi bong bóng. Dòng nước cuốn dài theo bờ măng trên đường Lê Thánh Tôn chảy về phía đường Nguyễn Huệ kéo theo tất cả rác rến dân chúng xả ra đường che lấp các miệng ống cống thoát nước của đô thành, làm nước tràn thành vũng lên các bờ măng trên đường đi. Xe tôi ngừng trước cửa của hãng Hàng Không Việt Nam, tôi bước vào cửa cầu thang lên văn phòng. Cánh cửa vừa mở tôi gặp ngay ông già Tư Râu độ chừng năm mươi tuổi ăn xin thường túc trực hơn hai tháng nay nơi cột đèn trước cửa HKVN. Ông tìm sự giúp đỡ của tha nhân kẻ đi qua người đi lại để sống độ nhựt. Thân trần trùi trụi, lòi các ba sườn của người lớn tuổi thiếu dinh dưỡng, các vết thương nhiều đốm đen lớn nhỏ còn rỉ máu và nước vàng trên lưng. Phía sau hai cánh tay ốm tong teo chỉ còn da nhiều hơn thịt. Vừa thấy tôi bước vào ông vội lật đật ôm hành trang là chiếc bao bố tời gói ghém tất cả gia tài sự nghiệp của đời không nơi nương tựa trong tuổi xế chiều, định bước đi ra ngoài.
– Sao Ông Tư Râu, ăn cơm chưa, hôm nay có khá không? Ngoài trời mưa to gió lớn thổi lạnh lắm, đứng đó đi để tôi bảo ông Hai gác dan đem cho ông cái áo mặt đỡ lạnh…
– Dạ…
Tiếng run
run có vẻ vì lạnh và các vết thương trên người đang hành ông. Tôi vừa
bước cửa vào văn phòng thấy ông Hai đang quét dọn lau chùi bàn ghế.
– Chào ông Phó…
–
Chào ông Hai. Soạn trong quần áo đánh tơ nít của tôi có cái áo nào ấm
ấm và chiếc quần dài đem xuống cho ông Tư Râu mặt đỡ lạnh rồi bảo ông
lên đây gặp tôi ở phòng họp.
– Dạ… Ông Hai gác dan đi ra mà chưa hiểu ý tôi nên hỏi lại. Ông Phó bảo tôi dẫn ông Tư Râu lên phòng họp?
– Ðúng rồi…
Tôi đợi
chừng mười lăm phút, bước ra cầu thang nhìn xuống thấy ông Hai và ông Tư
Râu đang dằng co, kẻ kéo tay người dằng lại, có tiếng của ông Hai: Anh
Tư ơi! lên đi đừng để Ông Phó đợi trên đó… phiền lắm. Tôi liền bảo:
– Ông Tư Râu ơi, lên đây tôi có chút việc muốn nói với ông.
Chờ ông
Tư Râu bước lên khỏi cầu thang, quần áo chỉnh tề vào phòng họp tôi chỉ
ghế ngồi, ông còn chần chừ chưa dám ngồi, còn đứng xớ rớ lòng đang bỡ
ngỡ nhìn chung quanh…
– Ngồi đi ông Tư Râu ơi!
Ông ngồi ghé ngoài mép bờ ghế và ôm trong lòng túi balô, nhìn tôi trong ánh mắt dò hỏi có chuyện gì đây…
– Ông Tư Râu nên ngồi tự nhiên đi, để cái balô xuống sàn, mình còn nói chuyện cùng nhau lâu lâu một chút.
Ông Tư
Râu ngồi tử tế trên ghế, ông Hai đem hai tách nước trà vô, tôi mời ông
Tư Râu dùng trà cho ấm. Tôi hỏi ông Tư Râu vài câu xin ông thành thật
trả lời cho tôi thì tôi có thể giúp ông để chữa có thể lành các vết
thương trên người ông. Hôm trước cách đây hai tuần, khi ông ngồi trước
cột đèn vào buổi trưa, ông cởi áo ngồi khóc vừa rên vì các vết thương
hành hạ ông.
Tôi có hỏi ông vì
sao bị thương vậy, ông còn do dự không muốn trả lời. Tôi có nói thêm,
ông nói đi tôi có thể giúp ông chữa bịnh mà không tốn tiền đâu mà lo.
Ông Tư
Râu nhìn tôi với đôi mắt bơ phờ nửa tin nửa ngờ vực của người quá đau
khổ trong tâm tư. Im lặng không một lời nói, nhìn lên trời cao xanh như
đang tìm những dĩ vãng đau thương hay để đánh giá một tia hy vọng nào đó
trong lời hứa của tôi cho cuộc đời ông.
– Hôm nay tôi xin lặp lại lời hứa hôm trước đó, ông Tư Râu suy nghĩ sao cho tôi biết ý kiến.
Ông Tư
Râu mắt sáng lên như người đi lạc giữa rừng rậm hoang vu gặp được ông
tiều phu chỉ đường ra khỏi cơn mê hồn trận mới chịu mở miệng:
– Ông
Phó hứa… giúp tôi đây… không biết tôi lấy gì để đền đáp… công… ơn đó…
(tiếng nói ông Tư Râu sùi sụt đứt khoảng hai hàng lệ rơi có lẽ vì quá
cảm động), làm cho tôi cũng thấy mủi lòng. Nhờ thánh thần thiên địa phù
hộ cho tôi gặp được quới nhơn giúp đỡ. Chẳng nói dấu gì với Ông Phó, tôi
tên là Châu Văn Tư sanh đẻ 1920 tại quận Ba Ðộng tỉnh Trà Vinh (vừa nói
vừa cúi xuống balô mở ra lấy thẻ kiểm tra còn khá mới trong cái bóp da
đã cũ kỹ đưa cho tôi xem). Lớn lên trong nghề đánh cá mùa gió êm, làm
ruộng mùa mưa bão, sống với gia đình ở quân Ba Ðộng. Sau lấy vợ tên Ðào
Thị Nở sanh năm 1924 ở làng Mé Láng cùng nghề làm ruộng. Thời cụ Ngô
Đình Diệm làm tổng thống tôi có đi lính Địa Phương Quân, rồi được bầu
làm xã trưởng một xã của làng Mé Láng quận Ba Động tỉnh Trà Vinh. Vùng
thường đụng độ chết sống với tụi du kích địa phương để bảo vệ dân làng
trong tám năm. Cũng có nhiều ân oán thù hận giang hồ, tôi có được hai
người con trai sau cũng đi lính Ðịa Phương Quân, chưa lập gia đình cũng ở
Mé Láng.
Ngày đầu tháng giêng ta năm 1962, một tiểu đoàn viêt cộng chánh quy từ miền Bắc xâm nhập bằng ghe máy đổ bộ lên làng Mé Láng trong một đêm mưa gió bão bùng. Làng báo cáo lên quận rồi quận lên tỉnh, sáng ngày sau cuộc hành quân từ tỉnh đổ quân xuống một tiểu đoàn Ðịa Phương Quân tỉnh xuống làng Mé Láng, trời mờ mờ sáu giờ sáng cho đến mười giờ trưa hai bên dằng co với nhau làng Mé Láng thành tro bụi, dân làng, nghiã quân, địa phương quân, nhân dân tự vệ chết cũng nhiều trong đó có vợ và hai thằng con trai của tôi vì cháy không nhìn được xác. Vào khoảng mười giờ có một tiểu đoàn chính quy của bên ta Biệt động quân đổ xuống tiếp viện có máy bay săn giặc và đầm già đến yểm trợ cuộc hành quân đánh tụi nó tan tành banh xà rông. Lúc máy bay đến chúng tôi rút lui từ trong làng về hướng quân bạn ngoài ruộng lúa. Trời thần đất mẹ ơi, tụi nó đeo dính khắng theo, bị phi cơ thả một trái bom đầu tiên nổ ra vùng ánh sáng xanh chụp rớt xuống đụng đâu cháy đó, nước, cây cỏ, đất sình gì cũng cháy hết trơn hết trọi hà. Quỷ thần thiên địa ơi, tui là người chạy đầu, xa gốc trái bom nổ chụp ở ngọn trúng sau lưng tui năm mười ánh sáng thôi mà thấy nóng. Tui chui xuống nước còn nóng hơn nữa, đứng dậy cởi áo bỏ ra nhìn phía sau đám việt cộng bị cháy lên khói, chết quá xá cỡ thợ mộc… Tui cố gắng chạy trối chết về phía quân tiếp viện vvà bất tỉnh luôn… cho đến khi mở mắt ra thì thấy đang nằm điều trị ở bênh viện tỉnh Trà Vinh. Tui nằm úp mặt xuống, ở trần truồng nhòng nhọng mình mẩy tui được thoa một chất nhớt nhớt và đắp nước đá có rất nhiều mục đen chấm nhỏ nhỏ bằng đầu ngón tay út sau lưng, giây nhợ tùm lum tùm la… nhưng vẫn còn thấy nóng. Các ông y tá khi thấy tôi mở mắt mừng rỡ la lên: Ông Tư tỉnh rồi. Sau đó có hai vị bác sĩ một Mỹ, một Việt đến thăm có hỏi tôi còn nóng nhiều ít, tôi trả lời ít. Ông bác sĩ Mỹ nói, bác sĩ Việt dịch là tôi đã sống lại rồi, nhưng còn phải tinh dưỡng lâu lâu. Sau hai tháng ở bịnh viện tỉnh các mụt chấm đen nhỏ đã kéo da non tôi được xuất viện cho về nhà. Trời đất quỷ thần thiên địa ơi, ông Tư Râu nói trong tiếng nấc, vợ bị chết cháy không nhìn được xác và hai đứa con trai đều hy sinh trong trận đánh ở Mé Láng. Nhà cửa cháy rụi, bây giờ chỉ còn tấm thân tàn ma dại nầy trên cõi đời ô trọc thôi. Tui không thể trở về sống ở Mé Láng được vì lúc nầy tụi nó về đông lắm. (Tính ra ông Tư Râu mới có bốn mươi bốn tuổi mà thấy già như ông già sáu bảy mươi tuổi vậy.)
Từ đó
tui rời bỏ xứ sở ra đi lên Sài Gòn để kiếm thằng em đi lính nhảy dù
không ngờ nó đã chết trong trận Bào Sung. Không kiếm được việc làm vì
các ông chủ thấy những vết thương tưởng đâu tôi bị bịnh cùi lở. Tui sống
lây lất đầu đường xó chợ tha phương cầu thực, tối ngủ dưới các gầm cầu
qua những đêm mưa gió bão bùng. Các vết thương lâu lâu nó nóng lên chảy
nước vàng lở ra càng ngày càng lớn thêm có những đêm trời mưa lạnh nó
nhức tận xương tủy chỉ còn có nước ngồi đâu đó dưới hàng hiên chợ Bến
Thành chịu trận cho qua đêm.
Ðôi
mắt ông Tư Râu mờ lệ nhìn ra cửa sổ như hồi tưởng lại những nỗi kinh
hoàng trông đêm việt cộng tấn công tàn sát dân làng Mé Láng năm xưa. Khi
ông Tư Râu dứt lời, tôi bảo:
– Trễ lắm trong tuần nầy tôi cố gắng tìm chỗ để chữa những vết thương cho ông Tư.
Tôi
xách hộ cái balô của ông Tư Râu đưa ông xuống cầu thang, trời đã hết
mưa, để ông ra chỗ cột đèn tiếp tục cuộc đời hành khất của ông. Ông nói
cám ơn tôi với khuôn mặt vui tươi đầy hy vọng. Tôi trở lại văn phòng
ngồi trầm ngâm lòng tôi se thắt lại, đau khổ cho dân tộc Việt sao quá
nhiều thảm cảnh thương đau. Dân chúng giữa hai lằn đạn Quốc gia và Cộng
sản quá tàn nhẩn và ê chề trong cảnh chiến tranh vì miền Bắc vô thần đem
trận giặc vào Nam gây không biết bao nhiêu cảnh điêu tàn tang tóc cho
dân tộc Việt.
Mé Láng
một làng nhỏ của quận Ba Ðộng tỉnh Trà Vinh. Tôi còn nhớ rõ một buổi sớm
mai, trong phi vụ hành quân đời phi công khu trục, tôi bay cùng Ðại úy
Faucett huấn luyện viên Không Lực Hoa kỳ của Phi Ðòan Farm Gate để định
chuẩn ra phi tuần trưởng khu trục.
Mé
Láng, lần đầu đời tôi mới nghe đến địa danh đó nếu không có trận chiến
tranh Việt Nam. Một làng nhỏ bên trong nhiều thửa ruộng được cấy lúa lên
màu xanh lơ nhiều miếng vườn cây ăn trái lá cành xanh um. Bên ngoài mé
bờ biển giáp nối với Thái Bình Dương thật nên thơ ngoạn mục, nếu không
có chiến tranh Mé Láng là nơi lý tưởng để sống cuộc đời an nhàn thanh
tịnh.
Chúng tôi cất cánh từ
phi trường Biên Hòa, một phi tuần nặng bốn phi cơ T28 mang bom WP
(White Phosphorous, Lân tinh), và hỏa tiễn 2.75. Khi vừa đến, liên lạc
được với phi cơ quan sát bắn trái khói màu chỉ điểm mục tiêu. Tôi nhìn
xuống đó là một xóm làng độ chừng hai trăm căn, nhà lá có, nhà gạch ngói
có đang cháy khói tỏa mịt mù thẳng lên trời vì hôm nay yên lặng không
có gió. Sau khi đánh hỏa tiễn xong mục nói trên, chúng tôi bay về hướng
tây cách Mé Láng chừng hơn hai cây số. Nơi quân bạn Biệt Ðộng Quân đang
đụng độ với địch cố thủ trong một miếng vườn xanh tươi cây trái sum suê
chừng năm mẫu tây. Quân địch đào hố và công sự phòng thủ kiên cố chung
quanh là những miếng ruộng lúa lên xanh tươi đầy nước nên quân bạn khó
tấn công vào mục tiêu vì không có điểm tựa. Ðại úy Faucett cho tôi biết
mình sẽ đánh bom WP Lân tinh) và yêu cầu tôi báo cho quân bạn đừng vào
chiếm mục tiêu sau khi đánh bom WP. Vì sợ lân tinh sẽ làm thương tích
cho quân bạn, phải đợi ít lắm là một tuần lễ để lân tinh cháy hết rồi
hãy vào. Ðây là lần đầu tiên dùng bom WP (Lân Tinh) trên chiến trường
Việt Nam. Tôi thông báo cho phi cơ quan sát và quân bạn xong, chúng tôi
nhào xuống thả trái bom WP đầu tiên nổ tỏa ra một vùng ánh sáng trắng
xanh như hoa pháo bông bao trùm chừng năm mươi thước ngoài ngọn những
đốm trắng li ti thật đẹp rớt xuống nước vẫn còn cháy lên khói… Phi tuần
bốn phi cơ đánh trong vòng hai mươi phút miếng vườn cháy và lên khói
hoàn toàn cây lá vàng đen cháy úa. Một bức họa chiến tranh điêu tàn
khủng khiếp làm lòng tôi xốn xang đau xót cho người dân Việt phải chịu
cảnh màn trời chiếu đất khi làng xã bị đốt cháy tan hoang.
Phi tuần
đánh xong trở về căn cứ Biên Hòa vô sự. Tôi có hỏi Ðại uý Faucett tại
sao quân bạn không chiếm mục tiêu liền được thì được trả lời: Phải chờ
cho Lân Tinh cháy hết rồi mới vào chiếm mục tiêu vì rất nguy hiểm cho
quân bạn có thể bị cháy nếu đạp lên Lân tinh. Tôi không ngờ ba năm sau
tôi gặp lại ông Tư Râu nạn nhân của cuộc đánh bom Lân tinh ngày đó ở Mé
Láng, làm lòng tôi ân hận đau xót nghẹn ngào thương cho người dân vô tội
phải chịu trăm cay ngàn đắng trong cuộc chiến chống xâm lăng.
Chiều
hôm nay tôi về sớm lên căn cứ Tân Sân Nhứt tìm ông bác sĩ Giụ, Y sĩ
trưởng Trung Tâm Y Khoa KQ, xem ông có giúp đỡ gì được ông Tư Râu không.
Bác sĩ Giụ bảo về vấn đề lân tinh lúc đó KQVN chưa có khả năng chữa
cho, ông đề nghị tôi ra ngoài Bệnh Viện Dã Chiến 3 Hoa Kỳ (US Army 3rd
Field Hospital) của Mỹ đóng trước cổng Phi Long xem sao? Tôi ra tìm bác
sĩ Newman y sĩ trưởng của Bệnh Viện Dã Chiến 3 Hoa Kỳ tôi thường liên
lạc với ông trong những trường hợp cấp cứu khẩn cấp khi có phi cơ lâm
nạn, lúc tôi làm chỉ huy trưởng căn cứ Tân Sân Nhứt vào năm 1964. Tôi
được gặp ông Newman trình bày về tình trạng của ông Tư Râu, vì những vết
thương từ trái bom Lân Tinh, ông bảo sẽ cố gắng chữa cho ông Tư Râu
nhưng không dám hứa sẽ lành bệnh.
Ðược lời như cởi bớt đau buồn, trên đường về nhà khu cư xá Hàng Không Việt Nam ở đường Ðinh Tiên Hoàng Ðakao. Tâm tôi cầu nguyện mong sao việc cứu chữa cho ông Tư Râu được kết quả mỹ mãn để lòng tôi vơi đi được chút tình buồn ân hận và lương tâm đỡ cắn rứt của đời phi công khu trục. Một đêm trằn trọc không nhắm mắt ngủ được, chỉ mong cho mau sáng để đem ông Tư Râu đi chữa bệnh. Vào lúc một giờ sáng nghe tiếng nổ của pháo kích và tiếng còi báo động hụ lên từng chập trong đêm khuya âm u như nhắc nhở dân chúng thần chết đang lảng vảng trên không phận Sàigòn. Tiếng còi xe cứu thương bí bo nghe lanh lãnh rợn người từ nhiều nơi đồng hướng về phía sân bay Tân Sân Nhứt. Sáng tôi đi làm đem theo một quần dài, một áo sơ mi, một áo thun lót và đôi dép cho ông Tư Râu thay để đi chữa bệnh. Sáng nay vào văn phòng tôi có bảo ông Hai chừng nào ông Tư Râu đến chỉ vào phòng tắm cho ông tắm rửa thay quần áo để đi chữa các vết thương trên người ông. Chừng nào xong cho tôi biết. Ngồi trên văn phòng từng hai của trụ sở Hàng Không Việt Nam nhìn xuống đường Nguyễn Huệ hôm nay thứ sáu trời đẹp nắng ấm. Trước cửa toà Ðô Chính cũng vắng bóng các sinh viên biểu tình yêu cầu ông thị trưởng Văn Văn Của thả các sinh viên ra về tội chống đối chánh phủ của người nghèo do Thiếu Tướng KQ Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung ương. Ở bên kia đường rạp hát bóng Rex dân chúng đi xem xuất mười giờ sáng khá đông, tuồng ‘Vertigo’ của Alfred Hitchkock do hai tài tử thượng thặng thủ vai nam chánh James Stewart và vai nữ Kim Novak. Ngày mai tôi dự định đem Nhỏ và hai con Thiên Nga và Hồng Hải đi xem phim Vertigo.
Tiếng gõ
cửa ông Hai dẫn ông Tư Râu vào quần áo chỉnh tề tuy có hơi rộng, tóc
chải cột phía sau, và râu đã cạo thành ra ông Tư không râu nhìn thấy như
người trẻ ra hơn mười tuổi. Tôi bảo:
– Ông
Tư cạo râu rồi trẻ ra mà đẹp trai nữa. Ông Tư cười vui ra mặt. Hôm nay
tôi sẽ đưa ông Tư đi chữa các vết thương trong bệnh viện Mỹ ở Tân Sơn
Nhứt. Bây giờ ông đem tất cả đồ đạc trong bao bố tời ra xem thứ quần áo
gì cũ rách vá tả tơi và những dụng cụ như đôi đũa mun, cái muỗng bạc,
cái ca và bi đông đựng nước của quân đội không cần thiết bỏ hết đi.
Cuối cùng
tất cả quần áo cũ đồ đạc bỏ đi gia tài sự nghiệp chỉ còn lại một cái
muỗng bạc, cái bóp cũ kỹ một gói cuộn giấy báo quấn giây thun và tấm
ảnh. Ông Tư cầm ảnh lên rồi ôm vào ngực hai dòng lệ nóng chảy tuôn xuống
đôi má hóp khô cằn. Ông nhìn ra phương trời xa xôi như muốn gởi lòng
mình về tận hướng làng Mé Láng cố mong tìm lại hình bóng thân yêu của
người vợ, một giọng nức nở nghẹn ngào… Trời ơi!!! em Nở ơi! Sao đời anh
khổ quá vậy nè… Ông Hai bỏ đi ra ngoài, tôi cũng mủi lòng ngồi yên im
lặng quay mặt đi chỗ khác để che dấu hai hàng lệ từ từ chảy như để chia
sẻ nỗi đau khổ của ông Tư Râu mà lòng tôi tự hỏi: Vì đâu và tại sao Dân
Việt… Hận thù nhau? Chém giết lẫn nhau. Oan Nghiệt ơi? Ðau thương ơi?..
Sau cùng nỗi buồn lòng đã lắng xuống ôngTư Râu cầm gói giấy báo vừa mở
ra đưa cho tôi xem toàn là giấy một đồng, năm đồng, mười đồng, và nói:
– Chẳng
nói dấu gì ông Phó, mấy năm nay tôi đi xin được cần kiệm gom góp một số
tiền là hai ngàn hai trăm đồng để mong ngày nào đem về làng Mé Láng xây
lại mồ mả cho vợ con.
Ông Tư
Râu như còn luyến tiếc ngồi mân mê quần áo và các món đồ dùng trong balô
vừa tính bỏ đi có lẽ các món hành trang đã theo ông để chia sẻ những
nỗi buồn vui trong cuộc đời hành khất bao nhiêu năm qua vì họa chiến
tranh. Tôi liền bảo:
–Thôi
cái balô của ông cứ giữ đây và tôi cất giùm cho, chừng nào chữa bênh
xong rồi về đây lấy lại. Tôi sẽ biếu cho Ông Tư bằng số tiền giấy lẻ đó,
bốn tờ giấy năm trăm và hai tờ một trăm để bỏ vào bóp cho tiện. Còn số
tiền lẻ đó ông Tư gói lại cho kỹ cất vào trong balô tôi giữ đây cho ông
Tư để ngày nào chữa hết bịnh trở về đây nhận lại balô. Chờ cơ hội thuận
tiện đem tiền đó về xây mồ mả vợ con.
Ông Tư Râu nhìn tôi với đôi mắt vẻ ngờ ngợ gật đầu hình như chưa tin được khi nghe những lời tôi vừa cho ông biết và lặp lại:
– Ông Phó cho tôi tiền chẳn và giữ lại số tiền lẻ sau khi tôi lành bịnh, ông Phó cho tôi về xây mồ mả vợ con… phải không?
– Ðúng rồi ông Tư ơi!!!
Ông Tư liền tuột xuống đất quỵ lạy tôi để tỏ cử chỉ cám ơn tôi vừa nói:
– Trời thần thiên địa ơi!.. Câu nói chưa dứt, tôi vội đỡ ông Tư đứng lên hai tay ông còn run vì quá xúc động và tôi nói:
– Ông Tư ơi, đừng làm vậy khổ lòng tôi! Thôi mình ra xe đi lên bịnh viện đừng để trễ giờ hẹn.
– Cám ơn ông Phó.
Bệnh Viện Dã Chiến 3 Hoa Kỳ (US Army 3rd Field Hospital)
Chúng tôi ra xe trực chỉ về hướng Tân Sơn Nhứt, tôi cho ông Tư Râu biết sẽ được vào bệnh viện Mỹ để điều trị. Tôi đã lo xong rồi ông Tư khỏi lo lắng gì hết cứ yên tâm mà chữa trị. Trên đường đi, tôi ghé tiệm phở bà Dậu để dùng trưa, nhìn ông Tư râu ăn tô phở nóng gắp từng miếng thịt, từng miếng bánh phở cọng rau thơm và húp muỗng nước lèo cuối cùng. Ông Tư uống ly chanh muối ngon lành làm lòng tôi vơi bớt nỗi ân hận buồn đau vì đã gây thương tích cho một người dân mà cũng là một chiến hữu đồng chiến tuyến với tôi.
Chúng tôi đến Bệnh Viện Dã Chiến 3 Hoa Kỳ thấy có rất nhiều người Việt đứng lố nhố trước văn phòng. Kẻ khóc sướt mướt người than trách thánh thần, khi người thơ ký đưa vào ngồi chờ bác sĩ Newman. Chúng tôi mới biết trong đêm qua việt cộng pháo kích căn cứ Tân Sân Nhứt lạc ra khu phố đường Trương Minh Giảng cách Lăng Cha Cả vài trăm thước làm thiệt mạng bốn người lớn, sáu trẻ em và hơn hai mươi người bị thương toàn là đám người dân vô tội. Ông Bác sĩ Newman cùng nhân viên bệnh viện đang cấp cứu các nạn nhân bị thương tích trong một phòng riêng biệt phía cuối bệnh viện. Chúng tôi chờ chừng mười lăm phút, ông bác sĩ Newman trở về, bước vào văn phòng, nhìn ông trong bộ quần áo bác sĩ xanh mầu da trời dính đầy máu vì ông đã cùng các bác sĩ khác và ý tá của bệnh viện làm trọn đêm cứu cấp các nạn nhân bị thương tích vì pháo kích. Tôi đứng dậy bắt tay ông và giới thiệu ông Tư Râu. Chúng tôi được bác sĩ Newman đưa xuống phòng chữa bệnh nhiều bệnh nhân người Việt bị thương trong đêm qua. Y tá chỉ cho ông Tư một cái ghế bố trong phòng bệnh nhân có người y tá Việt thông dịch viên lại làm giấy tờ nhập viện cho ông Tư. Bác sĩ Newman bảo tôi cho ông Tư biết phải nằm đây chừng hai tháng để chữa vì phải lấy thịt các vết thương ra thử xem lân tinh có ăn thấu vào tới xương chưa. Cắt các vùng thịt bị nhiễm lân tinh bỏ đi rồi mới lấy da ở bụng và nơi đùi đắp vào các vết thương. Cả một công trình cứu chữa nhiều vất vả phải cần đến bàn tay các bác sĩ chuyên môn để chữa trị. Bác sĩ Newman nhờ tôi hỏi ý kiến ông Tư, vì ông còn mạnh khoẻ đi đứng được nên cũng giúp đỡ quét dọn trong phòng các bệnh nhân khi cần. Còn khi nào nằm chữa bệnh thì thôi. Tôi báo ông Tư biết và hứa sẽ vào thăm ông Tư hàng tuần hoặc khi cần thiết và ông Tư phải ký giấy tờ chịu trách nhiệm về việc cứu chữa vì không có thân nhân, và tôi ký tên làm chứng. Ông Tư thay đồ ra mặt quần áo bệnh viện lên nằm nghiêng trên ghế bố để y tá lấy máu các thớ thịt mẫu trên các vết thương đem thử nghiệm.
Tôi từ
giã ông Tư và chào bác sĩ Newman ra về và không quên để số điện thoại
lại khi có việc cần văn phòng thông báo cho tôi rõ. Trở về phần sở tôi
theo đường Trương Minh Giảng vừa qua khỏi Lăng Cha Cả những nhà cửa còn
bốc lên những đám khói cuối cùng mà các anh em sở chữa lửa đô thành đang
cố gắng dập tắt.
Bên
lề đường kẻ ngồi đang khóc cho người thân đã chết trong đêm qua. Người
đứng khoanh tay rầu rĩ tiếc của nhìn cảnh nhà cháy tan tành đang lo cho
ngày mai vợ chồng con cái biết lấy đâu để làm mái ấm, phải sống màn trời
chiếu đất. Trường hợp người dân lành vô tội, như hoàn cảnh ông Tư Râu
và dân tình Mé Láng, người dân thành thị đường Trương Minh Giảng, họ
lưỡng đầu thọ… đạn địch và bạn, dân thành thi thì ăn… đạn pháo 122ly của
đám giặc Hồ vô thần tàn ác, dân thôn quê thì hưởng… bom WP vô tình của
quân bạn, thật trớ trêu cho cảnh người dân vô tội của một nước nhược
tiểu phải chịu tai ách oan ương giữa hai giòng lý tưởng Tự do và Cộng
sản đang tranh dành nhau trên mảnh đất Việt thân yêu. Còn những người Mỹ
như ông bác sĩ Newman chẳng hạn, từ một phương trời xa lạ nào đó đã rời
bỏ mái ấm gia đình vợ con để đến nơi nầy ra tay cứu chữa cho các nạn
nhân bị pháo kích trong đêm qua. Nhưng thanh niên Mỹ ở những nơi đèo heo
hút gió ngày đêm ghìm súng giữ giặc nơi Ashau, Alưới, Khe Sanh, U Minh,
Chương Thiện, Ðổ Xá, Ðak Tô, Ðak Sút, Bình Ðịnh, Hoài Ân… những chiến
trường dầu sôi lửa bỏng trên phần đất mà không phải quê hương của họ. Có
khi hy sinh cả tánh mạng trong những phi vụ như Tr/Úy O’Connor đã gãy
cánh cùng Th/úy Võ Trường Chí trên chiến trường đẫm máu miền đồng bằng
sông Cửu Long trong buổi sáng mờ sương. Một Ðại/Tá Sauers ngày chót
trong phi vụ cuối cùng tua cố vấn hai năm cho Sư Ðoàn 4 KQ VNCH đã về
miền miên viễn cùng Thiếu Tướng Nguyễn Huy Ánh Tư lệnh Sư Ðoàn 4 KQ.
Nhưng mà họ đang giúp giữ hai chử ‘’Tự Do’’ trên mảnh đất miền Nam cho
dân tộc Việt. Chỉ nói vì tình người xin đừng bàn về chánh trị, họ là các
người anh hùng vô danh, họ hưởng được gì, phải chăng hưởng vài vòng hoa
chiến thắng hoặc vài tấm bảng khẩu hiệu ‘’Hoan Hô’’. Nhưng cuối cùng họ
hưởng không ít sự hận thù chửi rủa của những tở báo miền Nam thân cộng
hay các nhà Sư, các ông Cha hòa hơp hòa giải và cả một số dân chúng
hưởng được Mỹ viện trợ. Họ và chánh phủ họ không màng đến được trả ơn.
Và khi họ dứt hai năm nhiệm vụ ở VN, khi trở về Mỹ được bọn phản chiến
dẫn đầu là Jane Fonda và chồng Tom Hayden chào đón với những câu chửi
rủa tàn tệ, nào kẻ giết trẻ thơ, giết ông già bà cả.
Tôi ngừng xe lại vì có hồi còi hụ của xe cứu thương chạy ngược chìều, đang sắp ngừng đậu trước một căn nhà tường gạch sụp đổ cháy tiêu tan. Người mẹ đang hớt hơ hớt hãi chạy theo một anh lính chữa lửa đang bồng trên tay một em bé đầu xanh vô tội chừng bốn năm tuổi máu me đầy người còn thoi thóp được tìm thấy dưới đống gạch vụn vách tường đổ vỡ.
Anh lính chữa lửa đang hối hả chạy đem ra xe cứu thương, các anh em y tá cho em thở oxy cửa xe đóng lại xe hụ còi inh ỏi chạy về hướng bệnh viện đô thành. Xe cứu thương xa khuất dần trên đường Trương Minh Giảng. Tôi rồ máy xe chạy đi mắt mờ, lòng bùi ngùi thương cảm tình cảnh người dân Việt đau thương, tội tự hỏi tại sao dân tộc tôi phải chịu nhiều cảnh ngang trái. Hận Thù ơi!!!… Ðau thương ơi!!!… Oan Nghiệt ơi!!!.. Cho đến bao giờ mới chấm dứt cảnh tương tàn. Những hình ảnh vừa qua làm tôi nhớ đến Nhỏ và các con tôi đang làm gì giờ nầy. Trên đường về sở làm tôi ghé xe qua nhà thăm một chút Nhỏ và con tôi. Xe vừa qua đường Ðinh Tiên Hoàng để rẽ vào cư xá Hàng Không Việt Nam, tôi vừa ngừng lại ở sân đậu trước nhà, nhìn ngoài bãi cỏ Nhỏ tôi và các con Thiên Nga, Hồng Hải ‘’Tímunchô’’ đang vui đùa trên bãi cỏ xanh trước nhà. Nhỏ tôi và Thiên Nga đang chơi cút bắt, còn Tímunchô đang tập đạp chiếc xe máy ông nội vừa mua cho trong tuần vừa qua, một bức họa thanh bình gia đình quá êm đẹp giữa mùa ly loạn đã làm ấm lại lòng tôi. Bước vội vã về hướng Nhỏ và các con tôi, Tímunchô vừa nhìn thấy tôi la lên: Bố dề… Bố dề… Tôi tới ôm Thiên Nga, Tímunchô và Nhỏ tôi vào lòng. Trong vòng tay tôi là cả một bầu không gian hạnh phúc tràn đầy mà tôi nguyện lòng sẽ cố gắng giữ mãi… Tiếng nói líu lo Thiên Nga, Tímunchô… Sao Bố dề sớm dậy… Sao Bố dề sớm dậy….Tímunchô ngước mặt nhìn tôi… Hai giọt lệ vô tình đã rơi vào mặt con… Sao Bố khóc dậy Bố… Không, Bố đâu có khóc đâu vì cái nón của Tínmunchô quẹt trúng vào mắt bố nên chảy nước mắt đó thôi. Nhỏ nhìn thẳng vào mắt tôi tiếng êm dịu hỏi… Có chuyện gì vậy Bố… Tôi tươi cười trả lời… Có chuyện… chiều nay đi xem hát bóng tuồng Vertigo… ở rạp Rex, suất bốn giờ cho đến chừng cỡ bảy giờ ra đi ăn cơm tiệm luôn, Nhỏ khỏi phải nấu cơm. Có tiếng đồng thanh hoan hô của Thiên Nga và Tímunchô.
Sau ba ngày, tôi được điện thoại chiều hôm qua cô thư ký ông bác sĩ Newman gọi cho biết lên gấp. Tình trạng ông Tư đang gặp khó khăn trong việc chữa trị khi đang mổ các vết thương để lấy các vùng thịt bị nhiễm lân tinh ra bỏ đi thì bị xốc bất tỉnh. Hôm nay sẵn dịp lênTân Sân Nhứt giải quyết vấn đề lương tháng mười ba cho các nhân viên HKVN. Tối ghé qua thăm ông Tư Râu xem tình trạng như thế nào, trên đường đi lên TSN lòng tôi như tơ vò trăm mối. Lo cho tính mạng Ông Tư Râu nếu có mệnh hệ gì muôn phần trách nhiệm về tôi. Lòng tôi muốn cứu ông Tư Râu đem đi chữa bịnh lại hại đời ông. Tôi tự hỏi sao Trời Phật, Chúa lại để cho đời tôi vào ngõ cụt, trong tình huống nghẹn ngào nghịch cảnh như thế nầy. Tôi không biết làm gì hơn vì ngoài tầm tay nhỏ bé của tôi, chỉ còn lòng kính cẩn dâng lời nguyện cầu xin Phật, Chúa phù hộ giúp đỡ cho ông Tư Râu tai qua nạn khỏi trong tình trạng thập tử nhứt sanh nầy. Sau nửa giờ xe đến cổng bộ Tổng Tham Mưu QÐVNCH, tôi rẽ xe vào hướng đến cửa Bệnh Viện Dã Chiến 3 Hoa Kỳ. Hôm nay bệnh viện có lẽ trở lại bình thường vì các nạn nhân bị thương trong vụ pháo kích vừa qua đã được chăm sóc trong lúc khẩn cấp và được di tản về các bệnh viện đô thành hết rồi. Tôi bước vào cửa văn phòng thư ký, ông bác sĩ Y sĩ trưởng Newman cũng vừa vào đến bắt tay tôi và bảo: Tất cả đều xong tốt cả rồi, ông Tư Râu đã tỉnh lại và đang được chăm sóc ở phòng hồi sinh.
Tôi theo
chân bác sĩ Newman vào thăm ông Tư Râu, đang nằm thở đều đều được ghi
trên máy đo tim. Giây nhợ tùm lum như người phi hành gia sắp lên cung
trăng, mang ống hơi thở dưỡng khí, dây truyền máu vào tay. Sau khi bác
sĩ Newman thăm nghe tim phổi và bảo với tôi mọi sự đều tốt cho ông Tư
Râu. Tôi nhìn lên trời thầm cám ơn Trời, Phật, Chúa đã đáp lời cầu
nguyện của tôi cho ông Tư Râu được bình an. Ông nằm sấp trên giường bệnh
trải ra trắng, đầu nằm nghiêng qua bên tay phải thở đều đều, trên hai
cánh tay và lưng những vết mổ được băng bó kỹ càng sau khi mổ xong. Tôi
đếm được tám vết trên lưng và sáu vết trên hai cánh tay ông Tư Râu. Mười
bốn vết hằn được ghi lại vĩnh viễn ngàn đời bằng lửa đạn… bạn nhầm lẫn,
trên thân người chiến sĩ quốc gia, mà tôi chính là kẻ gây lên tai nạn
đó. Lòng tôi đau buốt nghẹn ngào, tôi tới nắm bàn tay xương xẩu lạnh,
hình như hơi ấm từ tay tôi chuyền qua làm ông Tư từ từ mở mắt nhìn tôi
cố gắng mỉm cười trên vành môi tái xanh khô héo của người mới trở về từ
cõi chết. Tôi nói:
– Bác sĩ
vừa bảo với tôi ông Tư khỏe mạnh rồi đó ráng tịnh dưỡng đừng lo lắng gì
hết có hại cho sức khỏe. Chừng tháng sau ông Tư sẽ được trở lại đời
sống bình thường.
Tay
ông Tư Râu bóp nhẹ tay tôi và gục gặc đầu như thầm hiểu những lời căn
dặn của tôi và vì có lẽ quá cảm xúc hai dòng nước mắt chảy dài xuống gò
má khô cằn nhăn nheo của người dân vô tội qua quá nhiều đau khổ trong
chiến tranh. Tôi tạm biệt ông Tư Râu và theo bác sĩ Newman trở lên văn
phòng. Bác sĩ Newman cho tôi biết sớm lắm ngày mai ông Tư Râu sẽ được
dời ra khỏi phòng hồi sinh. Khi đang mổ tới vết thương cuối cùng ở tay
vì chất lân tinh đã thấm vào xương tủy nên phải cạo một ít xương ra cho
sạch chỗ bị nhiễm lân tinh. Có lẽ vì yếu sức ông Tư Râu bị bất tỉnh
nhưng tim vẫn đập đều và máu bơm vào đầu bình thường làm cho óc vẫn hoạt
động. Tôi nói chân thành cảm tạ bác sĩ Newman và các nhân viên bệnh
viện đã lo giúp đỡ và chăm sóc ông Tư Râu. Tôi kiếu từ bác sĩ Newman ra
về lòng khoan khoái nhẹ nhõm như người vừa trút được gánh nặng ngàn cân
trên đôi vai trách nhiệm nặng nề về sự chết sống của ông Tư Râu.
Tôi thấy
lòng sảng khoái hân hoan đến làm việc với anh em ở các phần sở Hàng
Không Việt Nam trên Tân Sân Nhứt. Vào đến phòng họp còn năm phút trước
mười một giờ, các anh em đại diện các phần sở nhân viên trên bốn trăm
người trong phòng chật cứng. Ông Lâm Ngọc Diệp, Phó giám đốc nhân viên
phi hành và không phi hành. Ông Việt Phó giám đốc kỹ thuật và ông… Phó
giám đốc tài chánh đưa tôi vào bàn chủ tọa, sau ba hồi chuông reo vang
tất cả hội trường đều an tọa, ông phó giám đốc Diệp đứng lên điều khiển
đọc chương trình buổi họp hôm nay. Bắt đầu trước giới thiệu quan khách
chủ tọa đoàn và các đại diện các phần sở liên hệ trước xin các quý vị
sau đó rồi sẽ vổ tay, sau đọc chương trình buổi họp về lương tháng mười
ba, có bốn mươi lăm phút để thảo luận và mười lăm phút ý kiến của ban
giám đốc Hàng Không Việt Nam mà ông Phụ Tá Chủ tịch Nguyễn Hồng Tuyền
đại diện Chủ tịch Tổng Giám Ðốc HKVN ông Phạm Long Sửu. Sau khi ông Lâm
Ngọc Diệp giới thiệu quan khách, các phần sở liên hệ xong một tràng pháo
vổ tay chấm dứt. Ông tuyên bố khai mạc và xin ông Phụ tá có đôi lời với
tất cả các nhân viên và mời cô Vương Thúy Lan phó trưởng phòng tố tụng
làm thơ ký buổi họp.
– Chúng
tôi hôm nay lên đây trước để chuyển lời Chủ tịch Tổng giám đốc HKVN ông
Phạm Long Sửu vì hôm nay ông có dự buổi họp cùng bên Bộ Giao thông Vân
tải để bàn về việc bành trướng thêm các đường bay hải ngoại. Trước chào
mừng tất cả quí vị và sau để cùng quí vị bàn luận về vấn đề lương tháng
mười ba cho toàn thể nhân viên HKVN của niên lịch 1965 nầy. Chúng tôi
trên ban giám đốc đã quan tâm đến việc làm tích cực của tất cả nhân viên
trong ba tháng vừa qua và xin quí vị nghe lời báo cáo của ông… Phó giám
đốc tài chánh thông báo cho quí vị biết rõ tình hình tài chánh của công
ty, tôi xin giới thiệu ông Trình.
– Xin thông báo cùng quí vị, tình hình thu nhập tài chánh công ty rất khả quan, trong ba tháng vừa qua rất khích lệ tổng số thu gia tăng thêm 7% trên số thu dự định và nếu chúng ta tiếp tục như sự tiến triển trong ba tháng vừa qua cho tròn năm nay, thì tháng tưởng thưởng mười ba của tất cả các nhân viên không thành vấn đề. Ông phó giám đốc tài chánh dứt lời… tiếng vổ tay hoan hô vang dậy.
– Như
vậy chúng ta chắc ai cũng đồng ý về lời trình bày về tháng mười ba của
ông Phó giám đốc tài chánh, để rút ngắn thời giờ cho buổi họp hôm nay,
chúng tôi có câu hỏi sau đây:
– Có ai không đồng ý nhận lãnh tháng mười ba xin đưa tay lên cho biết ý kiến.
Tất
cả hội trường đều im lặng với nỗi lòng thoải mái và hân hoan vì chắc
được tháng mười ba, chỉ có một người đứng lên… có tiếng ồn ào phản đối
của tất cả hội trường… (có tiếng ai nói… Không muốn lãnh hả… để tui lãnh
giùm cho… ngồi xuống đi cha nội ơi!!! Không lãnh hả để tụi tui lãnh đầu
năm đánh xập xám cho vui nhà vui cửa…) Tiếng hội trường cười rộ lên làm
vui nhộn cho buổi họp hôm nay. Ông Phó giám đốc Lâm Ngọc Diệp yêu cầu
tất cả giữ im lặng để tiếp tục buổi họp, và xin người vừa đứng lên tự
giới thiệu và phát biểu.
– Tôi
tên là Henri Hoạt, trưởng ban đại diện công nhân công ty HKVN xin có ý
kiến, nếu chủ tọa đoàn chấp thuận, anh xin tiếp tục. Ông Lâm Ngọc Diệp
nhìn tôi như hỏi ý kiến, tôi gật đầu. Ông Diệp nói chấp thuận. Anh Henri
Hoạt nói, nếu được lãnh tháng mười ba thì ban giám đốc cho chúng tôi
lãnh ra sao? chia ra hai phần một phần lãnh trước kèm theo với tháng
mười một và một phần lãnh kèm theo với tháng mười hai hay là lãnh trọn
luôn trong tháng mười hai? Lại có tiếng ai đó nói lớn lên… có được lãnh
tháng mười ba là đã sướng quá rồi, trước sau gì cũng lãnh lo lắng chi
cho mệt… Bỏ qua đi tám!!!..)
– Ý kiến nầy phải hỏi lại ông Phó tài chánh mới được.
–
Ðể tiện việc số sách cuối năm, tôi xin đề nghị ban giám đốc cho lãnh
tháng mười ba tưởng thưởng cùng với tháng mười hai cuối năm thì rất dễ
dàng tiện việc sổ sách cho văn phòng tài chánh, tiếng hoan hô ầm lên cả
hội trường.
– Vậy
để tiết kiệm thời giờ để các anh em còn trở lại làm việc, chúng tôi xin
chuyển lời ông Chủ tịch Tổng giám đốc về quyết định của hội đồng quản
trị, (hội trường im thin thít chờ nghe…) theo lời đề nghị của ông Chủ
tịch tháng tưởng thưởng mười ba… đã được chấp thuận, tiếng hoan hô và
tiếng cười rộn rã ầm vang cả hội trường. Còn hơn nửa giờ chúng tôi xin
cho quí vị biết sơ qua các chương trình dự định năm năm bành trướng
1965/1970 công ty HKVN trong tương lai, nội địa thêm các tuyến đường bay
Sài Gòn, Rạch Giá, Hà Tiên, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Phan Thiết,
Phan Rang, Tuy Hòa, Qui Nhơn, Quảng Ngãi… Các tuyến đường bay hải ngoại
hướng Ðông Bắc, tuyến đường bay nối dài qua từ Hồng Kông 1965/66 đến
Seoul Nam Hàn và Tokyo Nhật Bổn, về phía Ðông Nam tuyến đường bay thẳng
qua Sidney Úc Châu. Về phía Tây Nam nối tiếp tuyến đường bay từ Thái Lan
đi đến Indonesia và Birmani trong năm 1966/67.
Ðể
tăng cường về phi cơ sẽ mướn thêm cho nội địa của các hãng hàng không
bạn như China Air Lines và Far Eastern của Ðài Loan. Mướn/Mua thêm
Boeing 727 cho các tuyến đường bay hải ngoại và cùng hùn/chia vớí CAS
(Continental Air Servises) 1965/1972 thay thế Air America, chỉ bay riêng
cho các cơ quan hành chánh và tòa đại sứ Mỹ. HKVN lo sửa chữa và bảo
trì các phi cơ. Vào cuối năm 1966/67, tăng cường mở đường bay Âu châu
qua Pháp. Chuẩn bị nối liền Tokyo qua Mỹ San Francisco và Los Angeles
nếu tình hình cho phép, chương trình liên lạc PanAm để mướn/mua 6 phi cơ
707/320 vừa chở hành khách và hành lý. Vào năm 1968 sẽ có hai chương
trình:
1) – Là thành lập thêm công ty Hàng Không Chuyên Chở có tên VAT (Việtnamese Air Transport).
2)
– Hùng vốn với Hilton Hotel xây cất một Hotel năm sao, sáu từng chừng
hai ngàn phòng. Từng một với đầy đủ khu buôn bán lẻ, nhà hàng và bộ chỉ
huy HKVN, trên miếng đất mà hiện tại Bộ Giao Thông Vận tải đang chiếm
giữ. Bộ sẽ dời đi nơi khác vì nơi đây quá nhỏ cho sự bành trướng của Bộ
Giao thông Vận tải trong tương lai.
Ðó
là chương trình bành trướng công ty HKVN trong tương lai, sau cùng xin
kính chúc quí vị có nhiều sức khỏe và cố gắng thêm lên trong công việc
hằng ngày và giữ vửng lòng tin vì sự thành công của công ty HKVN nằm
trong tay quí vị. Sau đây nhờ cô Vương Thúy Lan thơ ký buổi họp đọc laị
biên bản, xin quí vị Phó giám đốc ký tên vào và chuyển về phòng hành
chánh công ty HKVN để trình lên Ông Chủ Tịch Tổng Giám Đốc.
Buổi
họp chấm dứt trong sự vui vẻ của tất cả đại diện cho các nhân viên phần
sở. Khi ra về lòng được nhiều phấn khởi vì tháng mười ba tưởng thưởng
đã thành sự thật không còn thắc mắc lo âu bàn cãi nữa trong giờ làm việc
của các cơ quan liên hệ. Buổi họp được bế mạc trong niềm phấn khơỉ của
tất cả nhân viên HKVN.
Trên
đường trở về văn phòng, lòng tôi khoan khoái chi lạ, công tác cho hãng
đã được kết quả mỹ mãn và việc ông Tư Râu hồi tỉnh lại đem đến cho tôi
niềm vui nội tâm yên ổn thoải mái cho tình người phi công khu trục. Sau
khi thông báo kết quả buổi họp cho Trương Ðăng Lượng chánh văn phòng,
ông chủ tịch còn đang họp với Bộ Công chánh về việc xin Bộ Ngoại giao
giới thiệu công ty HKVN đến các nước liên hệ để được mở thêm các tuyến
đường hàng không trong tương lai.
Chiều
nay về đến nhà cùng Thiên Nga, Hải Tímunchô và Nhỏ yêu của tôi đi ăn mì
Cây Nhãn, chưa bao giờ tôi được sống hai ngày cuối tuần hạnh phúc tròn
vẹn cùng gia đình nhỏ bé của chúng tôi.
Sau
hai tuần công tác để mở thêm đường bay quốc tế ở Ðài Loan và Seoul Nam
Hàn trở về trình bày cho ông chủ tịch công tác về việc bành trướng các
đường bay được theo ý muốn. Chỉ chờ ngày ông Chủ tịch đi thăm viếng xã
giao Ðài Loan, Nam Hàn và ký giấy tờ là xong. Anh tổng thư ký Trương
Ðăng Lượng cho biết có điện thoại của văn phòng Bệnh Viện Dã Chiến 3 Hoa
Kỳ gọi, và cho biết tình trạng sức khỏe của ông Tư rất khả quan. Ngày
hôm sau trước khi lên thăm ông Tư, tôi ghé qua tiệm chú Khén mua tô hủ
tiếu khô có nước lèo để riêng, và lại chỗ bánh mì Ba Lẹ mua hai ổ đem
lên cho ông Tư. Đến Bệnh Viện Dã Chiến 3 Hoa Kỳ, tôi ghé vào văn phòng
của Y sĩ trưởng gặp ngay bác sĩ Newman chào đón tôi và cho biết chừng
một tuần lễ nữa để vá thêm bốn vết thương ở tay trái là xong, chờ lành
thêm thời gian không hơn hai tuần nữa ông Tư có thể xuất viện.
Tôi theo
chân bác sĩ Newman xuống thăm ông Tư nơi phòng nằm dưỗng bịnh chung với
các binh sĩ Hoa Kỳ. Vừa trông thấy tôi, ông Tư ngồi dậy mừng rỡ và chảy
nước mắt, vì có lẽ sợ tôi bỏ bê ông ta vì thấy hai tuần vừa qua tôi vắng
mặt. Tôi ngồi xuống an ủi ông Tư, vì tôi bận công tác hải ngoại hai
tuần, mới vừa về hôm qua nay lên thăm liền ông Tư đây. Tôi có mua cho
ông Tư một quần Jeans và cái áo tay ngắn kiểu Hạ Uy Di, có thêm tô hủ
tiếu và bánh mì thịt nguội Ba Lẹ nữa cho Ông Tư đây. Tôi biết chắc mấy
tuần ở đây ăn cơm Mỹ ngán lắm rồi phải không. Ông Tư bước xuống giường
theo tôi ra phòng dành cho thân nhân thăm viếng, chân, tay, lưng còn
băng bó lổn ngổn nhưng gương mặt ông Tư có thần và hình như sức khỏe đã
trở lại khả quan. Ông Tư ngồi xuống bàn và xin phép cho ăn hủ tiếu. Vừa
ăn ngon lành tô hủ tiếu và ổ bánh mì Ba Lẹ, vừa nhìn tôi với đôi mắt
thầm cảm ơn, ông Tư dùng xong tôi mới lời hỏi chuyện:
– Ông Tư thấy sức khỏe ra sao, và các vết thương còn nóng và đau nhức như hồi xưa không?
–
Dạ hết nóng rồi, sức khỏe khá tốt hết còn nhức nhối khi trời nóng hay
lạnh, ăn ngủ được ngon giấc, không còn thức giấc ban đêm vì các vết
thương hết hành hạ rồi.
Ông
Tư cho tôi coi ở đùi và ống chân các chỗ lấy da để ‘’vá’’ các vết
thương trên lưng và tay cũng đã bắt đầu kéo da non. Nghe ông Tư nói lòng
tôi thấy yên vui, nỗi đau buồn đã vơi bớt được phần nào trong tâm não,
thầm cám ơn Trời, Phật, Chúa đã ban ơn cho ông Tư được thoát khỏi sự
chết từ từ âm thầm đến trong những phút sống cuối đời phiêu bạt. Tôi từ
biệt ông Tư ra về, ông Tư cám ơn các món đồ tôi mua cho và mong gặp lại
tôi trong tuần tới. Trên đường về lòng tôi rối vò trăm mối, làm sao đây
chỉ còn ba tuần nữa thôi. Khi Ông Tư rời bịnh viện, rồi về đâu, không lẽ
tôi lại trả ông về cuộc đời hành khất nữa sao. Rày đây mai đó sống nhờ
các tha nhân thương hại cho từng đồng bạc, hay vài chục xu. Ngày dựa cột
đèn dơ tay xin chút tình thương của đồng loại, đêm về sống dưới gầm cầu
mưa gió lạnh lùng cô đơn cho kiếp đời lang bạt. Không biết ông có dự
định muốn trở về Mé Láng nữa không, nơi một lần chiến tranh đã phá nát
gia cang, vợ con bị chết cháy thê thảm? Tôi phải tìm một ngõ đường sáng
sủa hơn để ông Tư làm lại cuộc đời dang dở, mới thỏa lòng ân hận và đau
xót của tình người phi công khu trục. Làm sao cho cuộc đời ông Tư Râu
được bình thường trong tương lai, vì kiếp người như ông Tư chịu quá
nhiều tai ương hoạn nạn tàn phá.
Mỗi
tuần tôi đều có lên thăm ông Tư, tình trạng sức khỏe rất khả quan, đi
đứng vững vàng, đã làm giúp bịnh viện trong các công tác như đem nước
uống hay cà phê cho các thương binh Hoa kỳ, đốt thuốc lá, quét phòng…
Tuần lễ thứ ba tôi được thông báo cuối tuần vào ngày thừ sáu ông Tư sẽ
được cho xuất viện. Ngày thứ hai vào làm việc tôi bàn cùng ông Hai,
người lo chăm sóc văn phòng, để tìm chỗ ở cho ông Tư Râu, và công việc
thì sẵn Air Việt Nam đang trên đà bành trướng, việc cho ông Tư một chỗ
làm chắc không khó. Làm nhân công khuân vác hành lý hoặc làm trong nhà
nấu thức ăn cho các chuyến bay hải ngoại, hay nhân viên chăm sóc vệ sinh
văn phòng. Ông Hai đưa ý kiến để giúp cho ông Tư, cho ở không tiền thuê
cùng nhà ông Hai mướn trong ba tháng đầu, và sau đó chia 2 phần 5 tiền
mướn. Tôi đưa tiền ông Hai đi chợ trời mua một cái vali cỡ trung và mua
bốn bộ quần áo, khăn lông, một ghế bố và cái mùng chiến trận cho ôngTư
Râu. Tuần lễ qua mau thứ sáu đến, tôi ghé nhà hàng Thanh Thế mua bốn
chục tôm chiên lăn bột, bốn chục gỏi cuốn, bốn chục chả giò và sáu chai
rượu chát: ba chai đỏ Cabernet Savignon và ba chai Chablis trắng, đem
lên làm quà cho các bác sĩ và nhân viên của Bệnh Viện Dã Chiến 3 Hoa Kỳ.
Tôi lên đến vào khoảng mười hai giờ cũng vừa bữa cơm trưa, tôi vào
phòng làm việc của bác sĩ Newman nhờ cô thơ ký cho người tiếp tay tôi
bưng những hộp đồ ăn vào, cũng vừa khi bác sĩ Newman vừa trở về phòng có
dẫn theo ông Tư Râu. Trong bộ quần Jeans áo sơmi xanh nhạt cụt tay, mặt
mày có da có thịt lanh lẹ tỏ ra người đã được chữa trị lành hết các vết
thương của chiến tranh.
Không
ai có thể nhìn ra ông Tư Râu hành khất ngày xưa, hôm nay là người thanh
niên trai trẻ đầy sức sống. Tôi cũng vui lây. Ông bác sĩ Newman cũng
lấy làm sung sướng đã chữa lành người bệnh nhân có căn bệnh khó tánh mà
đây cũng là một trong những người đầu tiên ông ra tay cứu độ. Ông bảo
cho tôi biết dù ông Tư Râu có vẻ khỏe mạnh nhưng chưa biết kết quả thực
thụ trường kỳ trong tương lai ra sao. Còn phải theo dõi bệnh nhân và sau
một tháng phải bảo ông Tư Râu trở lại khám bệnh. Tay chân còn yếu đừng
cho làm việc gì nặng nhọc hoặc bưng sức nặng trên mười ký lô, đừng nên
uống rượu nhiều có thể làm sưng hoặc ung thối những miếng da thịt vá các
vết thương. Ông Tư Râu phụ bưng các món ăn qua phòng ăn của các nhân
viên bệnh viện, bày ra trên bàn và khui rượu ra. Tôi mời bác sĩ Newman
cùng tất cả các các bác sĩ chuyên khoa mổ xẻ và y tá nhân viên cùng nâng
ly trước để nói lên sự biết ơn của ông Tư Râu và tôi, sau mừng người
nạn nhân của chiến tranh mà bác sĩ Newman cùng tất cả quý vị có mặt hôm
nay đã ra tay cứu độ được thành công tốt đẹp. Ông bác sĩ Newman cùng tất
cả các nhân viên bệnh viện đồng chúc ông Tư Râu nhiều may mắn. Buổi
tiệc bắt đầu, các món ăn chả giò, gỏi cuốn và tôm lăn bột chiên cùng
rượu chát đỏ Cabernet Savignon được tất cả người bạn đồng minh rất khoái
khẩu và hoan hô. Chúng tôi từ biệt ra về ông Tư Râu bắt tay từ giã các
người bạn chân tình đã giúp chỉnh trang lại mảnh đời vô vọng thành một
cuộc đời đầy tương lai và có ý nghĩa sống cho ông Tư Râu. Trên đường về
văn phòng của tôi, ông Tư Râu nói cám ơn tôi với dòng lệ và sự lo lắng.
Không
biết tôi chở ông về văn phòng làm gì đây, viển ảnh hành khất đen tối
đang ám ảnh tâm tư. Ông khóc thành tiếng, cây cột đèn trước cửa HKVN
quen thuộc hằng ngày, mái hiên chợ Bến Thành những trưa hè nắng cháy da,
hay gầm cầu chữ Y trong những đêm cô độc lạnh buốt xương nằm nhìn đếm
trăng sao… Tôi chia sẻ cùng ông và muốn ông Tư Râu nhờ dòng lệ tuôn ra
cho hết tất cả tâm tư thầm kín đau khổ của mảnh đời vô vọng hành khất
ngày qua để không còn đọng lại trong tiềm thức dù rằng chỉ một mảnh nhỏ
bụi khổ đau của ngày qua… Ðể ông Tư Râu sống trọn đầy nghị lực mà ông
đang phải bươn bả nhào vô chấp nhận đương đầu với cuộc sống mới trong
tương lai…
Xe cũng vừa
đến, thấy ông Hai đang quét dọn hàng ba trước cửa hãng Hàng Không Việt
Nam. Ông Hai theo chân tôi và ông Tư Râu lên văn phòng, hai người rối
rít hỏi thăm nhau, vào đến phòng khách ông Tư Râu đã thấy balô của ông
đã có sẵn đó và cái vali nằm kế bên cùng ghế bố và chiếc mùng quân đội
mà ông đã quen thuộc. Ông tư Râu hết nhìn tôi rồi đến ông Hai như tìm
hiểu việc gì xảy ra đây cho cuộc đời ông trong tương lai? Thấy ông Hai
và tôi cười vui, ông Tư Râu cũng cười với những giọt nước mắt lưng tròng
và sự lo lắng thấm kín.
– Ngồi xuống ghế đi ông Tư Râu, ông xem lại balô coi còn đủ đồ như trước khi ông đi chữa bệnh không?
Ông Tư Râu nói một câu đầy ân nghĩa:
– Thưa
ông Phó và ông Hai, tôi không xem lại và tôi chắc chắn đồ của tôi còn
đủ và có thêm một tình thương vô bờ bến mà ông Phó và ông Hai dành cho
tôi trong những ngày qua, lúc tôi được chữa bệnh.
Với cử chỉ lanh lẹ ông Tư Râu móc túi lấy cái bóp ra, lấy hai ngàn hai trăm đồng trả lại cho tôi.
– Ông
Tư Râu ơi, giữ đó đi hôm nào về xây mồ mả cho vợ con. Ðây ông Tư Râu
nghe kỹ, những gì tôi dư định cho cuộc sống trong tương lai, nếu ông Tư
Râu thấy không vừa lòng thì cho tôi biết để tôi lo liệu sau. Bây gìờ về
phần chỗ ở, ông Hai cho ông Tư Râu về ở chung trong ba tháng đầu không
lấy tiền sau đó rồi sẽ tính sau. Công việc làm tôi đã lo xong rồi, cho
ông Tư Râu vào làm với hãng Hàng Không Việt Nam trong nghề phụ bếp ở Tân
Sơn Nhứt. Nhà ông Hai cũng ở gần đó, đi làm rất tiện lợi, như vậy ông
Tư cho biết ý kiến ra sao?
Vừa nghe tới đó ông Tư Râu oà lên tiếng khóc trong sung sướng và nói:
– Tôi
không biết nói gì hơn ngoài hai tiếng cám ơn từ đáy con tim. Những gì
ông Phó và ông Hai đã chỉ bảo, tôi xin nhận với tất cả lòng hân hoan
thành thật và sự vui mừng ngoài sự tưởng tượng của đời tôi.
Ông
Hai mở vali ra, chỉ tất cả quần áo đồ dùng trong đó là của ông Tư Râu,
cả mùng mền và chiếc ghế bố nữa đó. Tôi bảo ông Hai dẫn ông Tư Râu xuống
văn phòng ông Chỉnh chánh sở nhân viên làm giấy tờ vào làm HKVN. Ngày
mai, ông Hai chở giúp ông Tư Râu lên trình diện phần sở sản xuất phần
cơm cho các phi vụ đường xa và ngoại quốc ở Tân Sơn Nhứt để bắt đầu cuộc
sống mới.
Năm giờ
chiều, văn phòng đóng cửa nhân viên ra về, tôi vừa xuống cửa cầu thang,
nhìn thấy ông Chỉnh chở trên xe giúp ông Tư Râu chiếc vali, ghế bố và
mùng. Còn ông Hai chở ông Tư Râu trên xe Mobilette trực chỉ hướng về
Trương Minh Giảng, nhà ông Chỉnh và ông Hai gần bên nhau. Trên đường về
với vợ con tôi cảm thấy lòng khoan khoái vô ngần, vì sự đau khổ thầm kín
của đời người phi công khu trục được giải tỏa một phần nào. Khi nhìn
hình ảnh ông Tư Râu ngày hôm nay đi đứng bình thường, sức khoẻ khả quan
không còn dấu vết của ông già hành khất khổ đau vì bệnh tật, khập khểnh
lê từng bước chân đi lần vào con đường cuối nhỏ hẹp của định mệnh quá
khắt khe dành cho ông Tư Râu.
Tháng
sau tôi chở ông Tư Râu đi khám bệnh lại và được bác sĩ Newman cho biết
tình trang sức khỏe ông Tư Râu rất khả quan nhưng về sau coi chừng nhắc
nhở ông để ý cánh tay phải vì vết thương ăn sâu nên coi chừng bị mục
xương. Chiều đó về tôi được ông Chỉnh báo cho biết, giấy cảnh sát đòi
ông Tư Râu ngày mai trình diện tại bót đô thành đường Trần Hưng Ðạo về
vấn đề vì trùng tên sao đó và khai không đúng lý lịch là vợ chết, trong
việc kiểm tra an ninh cho nhân viên vào làm ở Hàng Không Việt Nam. Sau
khi đi trình diện cảnh sát xong ông Chỉnh chở ông Tư Râu về văn phòng
gặp tôi, báo cho tôi biết vì cảnh sát đã truy tầm ông Tư Râu trong gần
một năm nay mà không tìm ra tung tích. Trong cuộc hành quân càn quét của
quân đội VNCH vào mật khu VC ở tỉnh Trà Vinh quận Trà Cú có bắt được
nhiều người trong đó có một ngươì đàn bà hiện đang nhốt ở khám tỉnh
đường Trà Vinh chờ điều tra và kiểm chứng. Khai tên Ðào Thị Nở là vợ của
ông Châu Văn Tư làm xã trưởng Mé Láng bị việt cộng bắt lùa đi để dùng
làm chị nấu ăn (chị nuôi) sau cuộc tấn công vào Mé Láng tháng giêng năm
1962. Ông Tư Râu đã chứng minh được mình là xã trưởng ở làng Mé Láng nhờ
tờ giấy chứng nhận của ông cựu quận trưởng và thẻ kiểm tra mà ông Tư
Râu còn cất giữ. Nên cảnh sát cho hai tuần lễ gia hạn để ông Tư Râu trở
về Trà Vinh gặp người đàn bà khai là vợ, để kiểm chứng có đúng sự thật
hay không? Sau lời trình bày của ông Chỉnh tôi nhìn thấy trên mặt ông Tư
Râu nửa mừng nửa lo, mừng vì nghe tin người vợ còn sống, lo là không
biết tụi VC lưu manh có lấy giấy tờ thẻ kiểm tra của vợ là Ðào Thị Nở
ghép vào cho cán bộ của chúng nó để qua mắt nhà cầm quyền VNCH hay
không? Tôi bảo ông Chỉnh làm giấy phép cho ông Tư Râu mười lăm ngày nghỉ
để về lo việc gia đình.
Sau
một tuần lễ ông Tư Râu trở lên Sài Gòn có dẫn theo một người đàn bà cỡ
độ bốn mươi. Khi mới nhìn tưởng đâu cũng trên sáu mươi tuổi, có lẽ vì
thiếu dinh dưỡng, tuy ốm yếu nhưng nhưng lanh lẹ, giới thiệu cùng tôi là
vợ, và bà Tư cám ơn tôi:
– Nhờ
Trời Phật phù hộ nên nhà tui đã gặp được ông Phó cứu giúp trong cảnh
khốn cùng, được chữa lành bệnh và đi làm. Nếu không có… „chiện“ được đi
làm… „diệc“ mà còn sống cuộc đời ăn mày thì tui chắc ở tù suốt đời vì
chẳng bao giờ cảnh sát tìm ra tông tích được ông nhà tui đâu.
Tôi
gọi ông Hai lên gặp bà Tư Râu, hôm nay có thêm khách ở nhà cho vui. Tôi
cũng chúc cho ông bà Tư Râu được an vui và nhiều sức khoẻ. Ngày mai ông
Tư Râu dẫn bà Tư đi đến cảnh sát để chứng mình đã lãnh vợ ra và điều
chỉnh lý lịch trong tờ khai an ninh của hãng Hàng Không Việt Nam. Sau ba
tháng ông bà Tư Râu chia sẻ tiền nhà cùng ông Hai và bà Tư được vào làm
cùng sở với ông Tư Râu lo việc rửa các mâm và rau cải. Có lần tôi ghé
thăm ông Hai và ông bà Tư Râu, thấy các ông đang nhậu bia Heineken và bà
Tư Râu đang lo các món nhâm nhi. Thấy tôi bước vào, ông Hai khoe liền,
từ ngày có ngườì em trai kết nghĩa và cô em gái ông Hai được an hưởng
tình gia đình ấm cúng mà từ lâu nay ông đã mất đi sau khi vợ ông qua đời
ở làng Ba Xe quận Long Tuyền Cần Thơ, trong một đêm Tây ruồng bố vào
năm 1945. Ông Hai bỏ làng ra đi từ đó. Như trong gia đình bà Tư Râu lo
cơm nước và rửa chén bát vệ sinh trong nhà.
Từ
cuối năm 1967 tôi rời Air Việt Nam trở về Không Quân ra Nha Trang ở Căn
cứ Huấn Luyện KQ rồi về vùng Bốn làm chỉ huy trưởng Căn Cứ KQ Sóc
Trăng. Sau đó, 1971 trở lại vùng Hai làm chỉ huy trưởng Căn Cứ 60 Chiến
Thuật KQ Phù Cát Bình Ðịnh cho đến ngày rời bỏ VN mến yêu ngày 30 tháng
tư năm 1975. Khi ngồi viết lại những dòng chữ nầy tôi xin nhắn cùng ông
Tư Râu về việc chính tôi là người phi công khu trục vô tình đã thả trái
bom lân tinh gây nên những vết thương muôn đời trên thân thể ông Tư Râu
mà ngày xưa tôi không đủ can đảm thú nhận chuyện đau lòng đó cùng ông.
Ðến năm nay ông Tư Râu cũng đã chín mươi tuổi nếu còn sống trên cõi đời
nầy hay đã hoá ra người thiên cổ rồi xin ông Tư Râu nhận nơi đây những
lời chân thành tạ tội của một người phi công khu trục.
Có
một lần vào năm 2006, khi đi dự đêm hội ngộ HKVN ở Westminster, Los
Angeles có người bạn thuật cho tôi nghe một chuyện sau ngày mất nước ở
HKVN. Trong buổi họp các nhân viên HKVN để cán ngố tuyên truyền, sau khi
dứt lời một cán ngố bảo: Cách mạng đã về, thành công trong công việc
giải phóng quê hương dưới sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy. Các đồng bào hãy hồ
hởi phấn khởi lên làm việc gấp trăm lần hơn Mỹ Ngụy để bảo vệ nền dân
chủ tự do thành công của cách mạng. Có ai có ý kiến gì không?
Trong phòng im lặng không có ai lên tiếng trả lời, cán ngố liền chỉ bà Tư Râu, cụ bà phát biểu đi chứ! Bà Tư đứng dậy chậm rãi nói: „Nhờ Trời Phật Thánh Thần Thiên Ðịa phù hộ, hoan hô Cách mạng thành công… dìa thành… làm ơn ’’diệt’’ luôn tụi….’’diệt cộng’’… đừng để chúng nó pháo kích lung tung… „diết“… chết dân lành vô tội…“
Thiên Phong
Trong buổi tiệc tưng bừng náo nhiệt tại Câu Lạc Bộ Sĩ Quan Sư Đoàn IV Không Quân mừng chiến thắng Chương Thiện, do Đại Tá Nguyễn Huy Ánh, Tư Lệnh Sư Đoàn IV KQ tổ chức, vào khoảng tháng 10 năm 1971.
Tôi tưởng tôi đang ngồi riêng một mình, vì đang nhớ tới Thúy Nga và các con, nhất là cô năm Thiên Hương, đứa con út sắp được đầy tháng. Mặc dù quanh tôi là hàng trăm Chiến hữu hào hứng kể lại những giao tranh vừa xẩy ra, và chỉ cách tôi vài thước là Đại tá Nguyễn huy Ánh, tư Lệnh Sư Đoàn IV KQ.
Thấy tôi ngồi đực mặt ra, anh gọi, rồi hỏi tôi:
- Sao không ăn uống gì mà ngồi như trời trồng vậy?
Bàng hoàng, tôi trở lại với bàn tiệc, dưới sự chủ tọa của Trung Tướng Tư Lệnh Không Quân Trần văn Minh. Có sự hiện diện của Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân Đoàn IV (sau này thăng cấp Trung tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I Quân khu I ), và Đại Tá Trần công Liễu, Tư lệnh Biệt động Quân vùng IV, Thiếu Tá Lương văn Ngọ đẹp trai tùy viên.
Có mặt Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, người hùng đã phối hợp với Không Quân, đẩy lui cuộc tấn công vũ bão của một Trung đoàn chính quy Việt Cộng vào tỉnh Chương Thiện.
Trên khuôn mặt Trung Tá Cẩn tỏ vẻ vui tươi cùng anh em, nhưng nét lo âu vẫn còn tiềm ẩn trong ánh mắt. Tham dự nhiều cuộc hành quân dưới quyền điều động của Thiếu Tướng Trưởng, nhưng tối nay tôi chợt nhận ra nét khắc khổ trên mặt Thiếu Tướng Trưởng dường như đậm nét hơn, tôi suy nghiệm nét khắc khổ của ông với niềm lo âu trên mặt anh Cẩn, rồi thoáng nhận diện được tâm sự lo ra của Đại Tá Ánh và tôi, chúng tôi và hai chiến sĩ Bộ Binh này, không nghĩ “Chiến thắng” chúng tôi đang ăn mừng đã là Chiến thắng, mặc dù chúng tôi tiêu diệt trên 300 địch quân, tịch thâu cũng ngần đó vũ khí của họ.
Với gần 50 Phi vụ, chúng tôi cũng chỉ bảo vệ được Chương Thiện, con số hàng trăm địch quân bị bắn gục ngay trong hàng rào kẽm gai, cho thấy là chúng tôi chỉ đoạt “Chiến thắng” trong gang tấc!
Mặc dù Trung Tá Cẩn rất bình tĩnh trong việc điều khiển hỏa lực Không Yểm đánh Bom và Xạ Kích cách công sự phòng thủ của lực lượng đồn trú chỉ hai mươi thước! Những mảnh Bom và Hỏa tiễn còn ghim đầy trên các công sự phòng thủ.
Tôi đoán hiểu nỗi lo của Tướng Trưởng và anh Cẩn, là họ không muốn chỉ làm chủ tình tình bên trong rào kẽm gai, họ đang toan tính mở hành quân bung ra truy kích địch.
Sau bữa tiệc thịnh soạn thực đơn rất miền Tây, gồm có 04 món ăn chơi:
- Gỏi ngó sen tôm thẻ,
- Cua lột Bãi Sào chiên dòn Long Phụng,
- Chim Óc Cao Chằng Nghịch Rô ti nước dừa,
- Rùa Bang Thạch rang muối.
6 món cơm chánh:
- Canh chua Cá Lóc Ô Môn.
- Cá rô Trà Nóc kho tộ.
- Tôm càng xanh Cầu Kè rang me.
- Vịt rút xương xào nấm Đông cô.
- Lươn Long Tuyền um xả dừa khô.
- Bò con Bảy Núi nướng Lá Cách.
Thực Khách và Chủ được thỏa lòng với các món ăn đặc biệt mặn mà của Địa Phương Vùng IV Miền Tây Đô, Cần Thơ nước ngọt dân lành.
Đèn Câu Lạc Bộ bật sáng lên, để Trung Tướng Tư Lệnh KQ tiễn Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn ra về.
Chúng tôi tháp tùng cùng Đại Tá Nguyễn huy Ánh đưa Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn IV ra trực thăng, trước khi lên máy bay Thiếu Tướng Tư lệnh bảo:
- Ngày mai Ánh cho Tuyền ra gặp tôi ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn sớm, lúc7.30, vì 8.00 giờ tôi phải đi Chương Thiện cùng Trung Tá Cẩn.
- Tuân lệnh!
Ánh nói, rồi tôi và Ánh đưa tay chào Tướng Trưởng theo Quân cách, chúng tôi xoay qua bắt tay Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn và hứa sẽ “gặp” anh trong tuần tới ở Chương Thiện.
Khi bắt tay anh Cẩn, hẹn gặp lại anh tại Chương Thiện. “gặp nhau” chỉ là một cách nói của những người Lính Không Quân và Lục Quân, chúng tôi bay yểm trợ trên Không Trung, Cẩn chỉ huy hành quân dưới đất, có thể ngày nào cũng nói chuyện với nhau, dù không ai thấy mặt ai.
Đèn chớp tắt báo hiệu trên thân tàu Trực Thăng đẹp như những vì sao đêm.
Đèn pha an toàn được bật sáng lên như ánh hào quang hướng rọi trên đưòng di chuyển ra Phi đạo cất cánh.
Tiếng rú của cánh quạt thật dễ thương, con tàu từ từ rời mặt đất hướng về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV Cần Thơ.
Trong ánh hào quang của đèn pha thấy hàng ngàn con thiêu thân đã tan xác vì cánh quạt. Tôi chợt nghĩ cũng như Trực thăng bay đêm khi ánh đèn pha đã tắt, chỉ một sơ xuất thì không còn được toàn thây!
Chúng tôi theo chân Đại Tá Nguyễn huy Ánh trở lại Câu Lạc Bộ, ánh đèn màu đã bật lên, tinh cầu xoay khá mau như chuyển ngàn ánh sao băng muôn màu trên tà áo phất phới bay theo nhịp điệu Paso Doble trên sàn nhảy.
Những anh hùng bốn phương, cùng nhiều người đẹp miền Tây Đô và các em gái Hậu Phương của Trường Đoàn Thị Điểm tỉnh Phong Dinh đang quay mình theo nhịp điệu của tiếng nhạc, làm ấm lòng các Chiến sĩ, để quên đi những phút giá lạnh ngoài Biên Cương, những giờ phút cực kỳ nguy hiểm trên bàu Trời dày đặc lửa đạn.
Trên bàn danh dự, Trung tướng Tư Lệnh Không Quân Chủ tọa, bên tay trái Thiếu Tướng Young Cố vấn Không Quân, Đại Tá Trần công Liễu Biệt động Quân và Đại Tá Sawyer Cố vấn Trưởng Sư Đoàn IV KQ, Trung Tá Johnson Cố vấn Trưởng Căn cứ KQ Sóc Trăng.
Bên tay phải Đại Tá Nguyễn huy Ánh Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn IV , Đại tá Ba Khối nhân viên, Đại Tá Ngọc khối Huấn Luyện, Trung Tá Trần minh Thiện, Không đoàn Trưởng KQ 84 và Tôi, Chỉ huy Trưởng Căn cứ Sóc Trăng.
Hôm nay chỉ vắng bóng Đại Tá Ông Lợi Hồng, Tư lệnh Phó Sư Đoàn IV KQ đang dự khóa Tham Mưu Cao Cấp ở Hoa Kỳ.
Nhìn quanh các bàn khách, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều người đẹp Tây Đô, Hương và Diệu con của Chú Thiếm Phán Lê văn Thiện làm ở tòa Hành Chánh Cần Thơ.
Hương sau này lấy Trung Tá Võ ngọc Tước, Phi công Khu Trục Phi Đoàn 516 Phi Hổ.
Diệu kết duyên cùng Thiếu Tá Đoàn Hựu, Phi công Quan Sát.
Có Phương Lan người đẹp xứ Sóc Trăng dễ thương ngồi cùng bàn với Trung úy Thiệt què, trực thăng võ trang, và còn nhiều giai nhân của Trường Đoàn thị Điểm mà tôi không rõ tên.
Thiếu Tá Ngọ, Chánh văn Phòng của Đại Tá Trần công Liễu, Biệt động Quân, chung bàn với Trung Tá Nguyễn quang Ninh và Phu nhân, Trung Tá Nguyễn văn Trương, Trung Tá Phạm quang Điềm Phi đoàn Trưởng Phi Đoàn 520 Khu trục và Bà xã.
Chị Điềm được anh em gắn biệt danh Phi Hổ “Tím 3” ( vì chị Điềm luôn luôn… đeo sát anh Điềm Phi Hổ Tím 2, tôi là Phi Hổ Tím 1, khi còn cùng ở Phi Đoàn Khu Trục 516 Phi Hổ).
Trung Tá Điềm là một “Phi công Khu Trục Chi Bảo”, một hột kim cương trân quý của ngành Khu trục. Từ ngày ra nhập Không Quân, anh luôn luôn ở trong ngành Khu Trục, cho đến cuối tháng Tư 1975, ngày đen tối hận buồn của Miền Nam Việt Nam.
Anh đã bay qua các loại tàu bay từ cánh quạt: T28, AD6 cho đến Phản lực: A37, F5.
Anh đã vào sanh ra tử mấy ngàn lần trên các Chiến Trường của 4 Vùng Chiến Thuật, cùng những hiểm nguy trên vòm trời Bắc phạt.
Có sự hiện diện của Trung Tá Trần trọng Khương, người học trò tôi đã từng dạy ở khóa Trần duy Kỷ 1958, Sĩ quan Phi công đầu tiên tại Căn cứ Huấn Luyện Không Quân Nha Trang.
Có Thiếu Tá Nguyễn đức Gia, anh là Phi đoàn Trưởng và Thiếu Tá Bùi thanh Sử là Phi đoàn Phó Phi Đoàn 116 Quan Sát.
Rồi có Phi đoàn Trưởng các Phi Đoàn Trực Thăng, Thiếu Tá Trương thành Tâm, Thiếu Tá Châu “Cowboy”, Thiếu Tá Châu Rết, Thiếu Tá Nguyễn kim Hườn (sau này anh là một trong những nhân vật cao cấp đứng đầu trong Ban chấp Hành của Đảng Việt Tân tại Hải Ngoại).
Về Kỹ Thuật, có Trung Tá Nguyễn cao Nguyên và Trung Tá Ngô văn Kim.
Chiến Tranh Chính Trị Tham mưu Phó Trần như Huỳnh, một nhà văn cũng khá nổi tiếng Không Quân.
Chiến Tranh Chính Trị căn cứ Sóc Trăng, Thiếu Tá Đông... tà tà cùng Ban tham mưu Trung úy Be và Xe cũng có mặt.
Có Chánh sở An Ninh Không Quân Thiếu Tá Hồng văn Tý, Sư Đoàn IV KQ, Thiếu Tá Nguyễn tấn Thọ tự Charlie, cao thủ Vũ khí Đạn Dược hiện làm Liên Đoàn Trợ Lực.
Bên Trực thăng Võ trang có hai tay súng cừ khôi: Trung úy Nguyễn văn Ry và Trung úy Lê trí Thiệt tự Thiệt què.
Hai anh tuy nhỏ con nhưng quá gan lỳ khi bảo vệ Quân bạn lúc đụng độ với quân Việt Cộng, đặc biệt trong Chiến dịch vượt Biên diệt Địch tại Tà Nu Cambodia.
Anh Ry hiện đang sống cùng gia đình ở phía Đông Vịnh Oakland, Cali.
Anh Thiệt đang cư ngụ cùng vợ và các con tại thung lũng Hoa Vàng, San Jose CaLi.
Về Y Khoa, Không Quân Sư Đoàn IV có Thiếu Tá Nguyễn ngọc Châu, một Bác sĩ tài hoa, đày đủ khả năng chuyên môn, được từ Sư Đoàn Trưởng SĐ IV cùng toàn thể Quân Nhân, và Gia đình yêu mến.
Thân sinh ông là Bác sĩ Nguyễn văn Ngọc, đầy lòng Nhân từ, Bác ái, và cũng là một Nhân sĩ tiếng tăm của Tỉnh Cần Thơ.
Bác sĩ Ngọc đã cứu tôi thoát khỏi lưỡi hái tử thần hai lần.
Lúc năm tuổi tôi đi học về, trời mưa che dù đi tung tăng qua cây cầu bắt ngang con rạch vô nhà. Gió thổi mạnh sợ mất cây dù, ôm dù nhảy xuống sông, uống một bụng nước no nê, bất tỉnh nhân sự, chở vào Nhà Thương, được ông cứu sống.
Sau đó ông còn dặn:
- Trong Tương Lai, con có đi Không Quân nhảy dù xuống nước, nhớ đeo cái Phao!
Lần thứ hai, đi tản cư về, bị đau Ban, vừa ho và sốt rét cả tháng trời, không cơm cháo gì ráo, nằm bắt chuồn chuồn, khi chở vào Nhà Thương chỉ còn da với xương.
Trong tình trạng thập tử nhất sanh, cũng chính nhờ Bác Sĩ Nguyễn văn Ngọc cứu sống.
Tôi vẫn thường gọi ông là PaPa, người Cha nuôi đáng kính thứ hai của đời tôi.
Buổi tiệc mừng Chiến Thắng tàn, sau đó tôi không ngờ rằng là buổi tiệc Tình Bạn thâm giao cuối cùng của Nguyễn Huy Ánh và Tôi.
Đại Tá KQ Nguyễn Hồng Tuyền
No comments:
Post a Comment