Tiếp
theo bài viết về F-8F Bearcat, chúng ta thấy rằng việc thay thế nó là
điều nhất định phải làm, chẳng những ở Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát,
mà còn ở Bộ Tư Lệnh Không Quân và Phái Bộ Cố Vấn (MAAG). Sôi nỗi nhất
là ở phi đoàn. Phải nói rằng Hà Xuân Vịnh, Lưu Văn Đức và tôi thật sự
nóng nải, chớp mọi thời cơ, gây mọi áp lực cần thiết, nói lý, dùng cảm
tình, làm mọi cách để cho có một loại phản lực cơ thay thế chiếc
Bearcat. Có người cho rằng vì chúng tôi đã được qua các trường lớp huấn
luyện trên phản lực cơ nên chúng tôi tranh đấu để có phản lực cơ trong
KQVN, và từ đó dễ bước lên một nấc thang danh vọng nào đó. Danh vọng thì
có biết sống được bao lâu mà màn tới, đâu có phải như nhảy dù một cái
là biết đánh nhau như lính dù, và lãnh đạo dù là lãnh đạo tất cả. Muốn
lãnh đạo, chỉ cần bay đại khái một chuyến L-19A như ông KHA từng muốn
làm để có cơ hội lãnh đạo KQVN. Chúng tôi muốn KQVN có một " bước nhảy
vọt" so với Không Quân các nước tân tiến. Bây giờ, chúng tôi mới biết là
chúng tôi đã không tự lượng sức mình, vì đất nước ta còn nghèo, mọi thứ
đều nhờ ngoại bang chi viện. Nhưng ở đây mình nói cho sướng miệng thôi,
vì lúc đó, chúng tôi vẫn còn trẻ lắm. Năm 1958, anh Vịnh mới lên 25,
Đức 24, chúng tôi máu còn sôi sụt, chưa biết sợ là gì, mà cũng vì vậy mà
không biết có Trời cao Đất rộng, chỉ có lý tưởng bay bổng, chỉ có "A la
chasse, bordel". Và chúng tôi đã chọn A-4E Skyhawk. Một chiếc vừa thon
nhỏ, không kén phi trường, laị chở nhiều bom đạn (4 x 6 bom 500 lbs).,
lại có đại bác 20 ly tha hồ mà bắn. Nên nhớ là sau tháng 6-1957, Phi
Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát bắt đầu có Cố Vấn Mỹ thay Cố Vấn Pháp. Các
ông cố vấn Mỹ này không có cảm tình với pilote trẻ chúng tôi, và chắc
với các anh lớn như các ông Hiền, ông Khánh, ông Hùng, thì các cô vấn
cũng không thích nói chuyện cho lắm, vì phần lớn chúng tôi, nếu không bị
câm thì bị điếc. Nhưng chúng tôi hiểu được các ông không muốn chúng tôi
chỉ thích máy bay của NAVY. Chẳng biết vì sao. Có lẽ vì các ông cũng
chẳng biết gì máy bay của NAVY để cố vấn chúng tôi. Vậy Không Quân
Argentine dùng A-4E thì sao? Nếu từ chối chiếc A-4E, bảo rằng không
thích hợp cho chiến trường VN thì tại sao sau này người Mỹ đẩy chúng tôi
ra để xeng vào cuộc chiến thì dùng toàn Jet, như F-100, F-104, F-105,
F-4 trong Không Quân, và bên NAVY thì có lẽ chiếc A-4E dành nhiều chiến
tích nhứt, ít nhứt về số lần xuất trận. Tôi đã có dịp xuống hàng không
mẫu hạm của Mỹ và nhìn máy bay lên xuống, thấy thèm làm sao. Cái tiện ở
VN ta khi dùng may bay của US NAVY là nó đáp ngắn lắm, bay được xa, chở
bom đạn nhiều. Sau một thời gian bàn cải với cố vấn Mỹ tại
phi đoàn, chúng tôi chờ đợi một thời gian khá lâu. Một ngày nào đó,
chúng tôi được giới thiệu với một tập hồ sơ, có handbook, có hình ảnh
của chiếc AD-6. Thoạt đầu, phải nói lên sự thất vọng của chúng tôi, khi
nghe cố vấn giải thích tại sao chiếc AD-6 có lợi hơn chiếc A-4E. Thật là
không còn gì để nói, đối với chúng tôi. Chúng tôi biết chỉ có một điều
là thất vọng tràn trề, không có jet để bay thì chiếc nào chẳng được.
Mình bắt đầu làm quen với sự việc "coi lý tưởng như dẹp qua một bên" khi
mình chưa phải "tự lực cánh sinh". Viết như vậy để cho các em sau nầy,
nhiều khi cũng nóng tính như các anh hồi còn trẻ, có lý tưởng thì sao,
phục vụ là phục vụ thôi. Như sau nầy, cho KQVN chúng ta bay F-5 và A-37,
toàn là máy bay huấn luyện biến cải. Máy bay gì mà không có súng để bắn
mà gọi là khu trục cái nỗi gì. Tôi nhớ đến cái vụ dùng A-37 kè một
chiếc máy bay chuyên xịt thuốc trừ sâu và phân bón của nhà nông của Tân
Tây Lan, lạc đường lãng vãng trên vùng Ca Mau, để bắt về đáp tại sân bay
Bình Thủy, hoa tiêu phi tuần trưởng phải bay lại gần máy bay lạ, lấy
tay chỉ chỏ bảo phải đáp xuống, và khi anh ta muốn dọa đối phương, bèn
rút súng Colt.45 ra chỉ vào anh pilote kia. Buồn cười
không? Nói dài dòng để cho biết "Mình là ai?" thôi, chứ không có ý chê
khen cá nhân nào trong chúng ta cả. Việc bàn tán và chọn lựa máy bay
thay chiếc F-8F Bearcat bằng chiếc AD-6 Skyraider bắt đầu từ năm 1958 mà
tận đến năm 1961 chúng ta mới thấy mặt nó tại Biên Hòa, home of the
fighters.
Năm
1960, chúng tôi là một trong số 6 người đầu tiên sang Corpus Christi,
Texas để tập lái AD-6. Đọc cho lẹ một tí thì cũng lấy le được vậy. Ai
hỏi ta bay gì, ta bèn nhanh miệng AD-6 thì thoáng nghe như Eighty Six .
Chúng tôi là Nguyễn Quan Huy, Tô Minh Chánh, Phạm Phú Quốc, Nguyễn Ngọc
Biện, Nguyễn Văn Long, và người viết bài này. Các cụ thấy không, tại sao
tôi lại còn sống mà họ đi đâu cả rồi. Đó là những người bạn chết sống
với nhau, những người không biết Trời cao bao nhiêu và Đất rộng bao
nhiêu. Bay là cái gì cũng bay. Chữ nghĩa thì chẳng bao nhiêu. Nhớ anh
huấn luyện viên của chúng tôi là Lt Morenville, tên có vẻ Tây lắm, chắc
phải chọn người biết tiếng Lang Sa, vì chúng tôi nói ít tiếng Anh. Đại
khái như Left là Trái, Right là Phải. Nhớ lại khi thi ESL, anh Huy với
tôi ăn ý nhau về mật mã, đầu nhọn bút chì chỉ xuống là (a), chỉ lên là
(b), chỉ qua Trái là (c), chỉ qua Phải là (d).. Người cao điểm trắc
nghiệm Anh ngữ nhất là anh Nguyễn Văn Long (em cuả anh Nguyễn Tấn Trào),
vì anh Long có theo học Hội Việt Mỹ. Chúng tôi đã có một số giờ trên
F-8F bearcat, tối thiểu 200 giờ, trừ anh Quốc có nhiều giờ F-8F hơn cả,
lại có bằng Phi Tuần Phó nữa. Nhưng nhai cái Technical Order bằng Anh
ngữ thì thật là khổ sở. Đêm nào tôi cũng dịch ra nhờ quyển Tự Điển bỏ
túi cúa tôi (Tout Petit Dictionaire Larousse). Có điều là trợ huấn cụ
của NAVY tại trường căn bản Corpus Christi phải nói là ngon lành, nhứt
là cả cái động cơ được cắt ra, còn cho đúng màu, hệ thống xăng, hệ thống
nhớt, hệ thống thủy điều, tôi khen Mỹ lắm, thấy Tây thua xa (vì Tây
nghèo hơn Mỹ). Đại khái là chúng tôi làm quen với AD-6. Chúng tôi được
chở trên AD-5 một chuyến . Thật sự không học hỏi gì nhiều. Có điều là
lần đầu tiên leo lên chiếc Skyraider, tôi thấy nó cao làm sao ấy, có lẽ
không thua khi ngồi trên C-47 đâu. Nhìn xéo từ 8 giờ hay 4 giờ thì nó
giống như một óng kem đánh răng. Như các cụ thấy qua cái tên của nó
AD-6, A là Attack(loại dùng vũ khí mang bên ngoài để tấn công, khác với
chữ B là chở bom trong bụng), D là hãng chế tạo Douglas, sau này bi
Boeing merge rồi, còn 6 là serie. Sẵn đây, cho biết sau này tất cả máy
bay của quân đội Mỹ đều phải theo một lối đặt tên duy nhứt, không phân
biệt Hải Lục Không Quân, nên AD-6 trở thành A-1H, và AD-5 trở thành
A-1E, là hai chiếc KQVN đã dùng.
Tại
trường Corpus Christi, chúng tôi ghi nhận ba sự kiên tôi nhớ mãi. Sự
kiện thứ nhứt là khi tác xạ ở xạ trường , thay vì quẹo phải để tác xạ
vào mục tiêu của chúng tôi ngày hôm đó thì anh Long quẹo trái tác xạ
trên mục tiêu dành cho F-11 Cougar. Trong lúc Cougar tập thả bom nguyên
tử nên chỉ trúng gần nhất là 300 feet, thì anh Long nhà ta chỉ thả bulls
eye. Chiều đó, huấn luyện viên của chúng tôi nhận báo cáo của xạ
trường, bảo đuổi cách gỉ anh Long cũng không đi chỗ khác, mà quả nào
cũng trúng đích. May mà không bị đụng nhau trên không. Bay thực tập tác
xạ thì huấn luyên viên chắp chúng tôi 30 feet average về bom (pratice
bomb nhẹ lắm, gió 25 gút lận, khó thả vào vòng 100 feet). Thế mà anh ba
Huy luôn luôn giúp chúng tôi uông beer free mỗi ngày. Học trò giỏi thì
thầy cũng được khen, nên anh Morenville vui vẻ trả tiền beer. Điều thứ
ba mà tôi nhớ mãi là nhân ngày lễ thành lập trung tâm huấn luyện Corpus
Christi, hằng năm có đội biểu diển Blue Angels đến. Nhưng năm 1960, đội
Blue Angels vừa lãnh thẹo, một tai nan chết người, nên miễn đến. Hôm đó
lại trùng hợp máy bay của Morenville bi hỏng, phải về đáp trước. Thường
khi thì Morenville dẫn 4 chiếc đáp trước, theo sau là Quốc dẫn 3 chiếc.
Chúng tôi liền lợi dụng cơ hội, bảo Quốc dẫn phi tuần 6 chiếc về đáp một
lượt. Sáu chiếc bay hợp đoàn sát cánh hàng dọc bên phải, cứ tách đúng 3
giây về hạ cánh an toàn và kỷ luật. Vào parking thì ôi thôi, mấy thằng
học trò Mỹ chạy lại bắt tay khen, chưa thấy có ai bay hợp đoàn đẹp thế.
Rời
Corpus Christi sau một tháng rưỡi, chúng tôi sang San Diego bay với đơn
vị VA-122 tại Coronado, North Island. Vui nhất là tác xạ bom đạn thật
tại Camp Penlenton, không biết viết như vậy có đúng không, nhưng đó cũng
là chỗ sau này cho đồng bào ta ở tạm khi mới vào đất Mỹ. Tất cả mục
tiêu là xe tank, chòi dưới hốc núi, muc tiêu gì cũng bị bọn VNAF này
tiêu hủy cả. Họ than phiền là tốn tiền tái tạo mục tiêu thật, nghĩa là
trước kia báo cáo tổn phí nhưng khỏi phải làm, vì có ai bắn trúng đâu.
Còn xạ trường Yuma thì thật là cực hình. Thời tiết quá nóng, chỉ hoạt
động từ 4 giờ sáng đến 11 giờ trưa, mà chỉ nổ máy một lần, sau đó, thay
hoa tiêu thì phải để chèn bánh và để máy chạy, vì tắt máy, quay máy lại
sẽ bị back fire vì hoà khí quá non khi trời nóng bức. Trưa ở trong BOQ
nhìn ra hồ tấm, thấy nước xanh mà không có bóng người. Chỉ mặc quần lót
trong phòng lạnh mới chịu nỗi.
Thần Hổ
Sau
ba tháng huấn luyện, chúng tôi về nước. Và vài tháng sau, chúng tôi
nhận phi cơ A-1H đầu tiên, mỗi đợt 6 chiếc. KQVN tiếp tục gửi theo học
khóa xuyên huấn như chúng tôi vừa kể, cũng được 4 hay 5 đợt gì đó. Tuy
vậy, khi nhận máy bay, chúng tôi đã thả tại Biển Hòa hoặc TSN khi di
chuyển để làm phi đạo mới (27-09) tại Biên Hòa. Phi Đoàn lúc đó thật là
nhiêu khê. Theo bản cấp số thì còn 25 chiếc F-8F Bearcat, rồi thêm 9
chiếc T-6G để huấn luyện khu trục cho các khóa sinh vừa tốt nghiệp khóa
58 A(khóa Trần Duy Kỷ) trên L-19 mà sau này gọi là O-1A. Rồi thêm 12
chiếc A-1H, nhưng nhân viên của Phi Đoàn vừa hành quân vừa huấn luyện
đâu có gì thay đỗi. Nhiệm vụ tăng, nhân viên thiếu so với bản cấp số căn
bản của phi đoàn, nên nhớ lại phát ớn. Khi Phi Đoàn đỗi tên thành Phi
Đoàn 514, tất cả nhân viên các Phòng Hành Quân cơ hữu chỉ có 20 hoa tiêu
kể cả chỉ huy trưởng và chỉ huy phó, mà số sĩ quan học viên vừa trên
T-6G vừa trên A-1H khoảng 30 người. Phòng Vật Liệu là Phòng đông đảo
nhân viên nhất do anh Dương Xuân Nhơn điều hành thật tốt, lúc đó có trên
dưới 400 người. Phòng Hành Chánh thì nhỏ nhất, nhưng cũng bận rộn không
kém các nơi khác. Tôi không biết quản lý một nhân số phức tạp như vậy,
sau này tính ngang hàng với đơn vị như thế nào đây.
Chiếc
A-1H Skyraider được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Cao Ly (1950-53). Sau
đó, Mỹ có bán cho Pháp một số AD-4 để trang bị cho 4 phi đoàn. Nếu tôi
nhớ không lầm, một phi –doàn Pháp hồi đó có 25 máy bay, như vậy có thể
nói Mỹ bán cho Pháp 100 chiếc AD-4. Việc nầy có tầm quan trọng về ngoại
giao đáng kể sau này. Vì khi De Gaulle bất mãn với Mỹ, qua Nam Vang chỏ
mõ qua Việt Nam mà tuyên bố "Vùng Đông Nam Á phải được trung lập hóa".
Và khi Mỹ đòi mua lại Skyraider từ tay Pháp để viện trợ cho VNCH thì
Pháp đã từ chối, trong khi đó, trong kho dự trử của Mỹ không còn phi cơ
hay phụ tùng gì thuộc A-1H nữa. Đó là một dấu ngoặc lịch sử của
Skyraider.
Ai
đã bay A-1H rồi thì phải công nhận nó thật thích hợp cho chiến trường
Việt Nam trong giai đoạn VC sử dụng Du Kích Chiến và chưa được trang bị
SA-7. Với động cơ Wright 3,300, có thể chở đến gần 8,000 lbs vũ khí đạn
dược, hoặc thời gian bao vùng lâu nhứt làm cho quân bạn dưới đất thích
nó hơn chiếc nào khác. Chỉ có mệt cho hoa tiêu, người phải ngồi chịu
trận cả năm tiếng đồng hồ, phải kéo G cho đến thân em mềm nhủn ra, về
nhà còn bị các chị hành hạ thêm nữa. Nghĩ lại mà tội nghiệp cho các cánh
chim như Phượng Hoàng, như Phi Hổ…
Theo
cấu trúc của chiếc A-1H thì dù động cơ mạnh hơn của F-8F, chong chóng
cũng có thể to hơn, nhưng người ta làm cho cái đòn dài ra nên chỗ ngồi
của hoa tiêu thoải mái hơn và nhìn rõ bên ngoài. Sở dĩ có thể quan niệm
như vậy vì đây chỉ là một phi cơ loại Attack, đánh những mục tiêu dưới
đất mà thôi, như yểm trợ tiếp cận (close support), như đánh phá hậu
tuyến của địch (interdiction), mà không dự vào không chiến. Tuy vậy mà
trong các cuộc hành quân Bắc Tiến, một A-1E của Hải Quân Mỹ đã hạ một
chiếc MIG trong phi vụ yểm trợ cấp cứu hoa tiêu lâm nạn trên vùng mục
tiêu, có lẽ vì anh lái MIG đó đang dỡ trò "tắt máy phục kích trên
không", chẳng may lại đưa lưng cho 4 khẩu đại bác 20 ly bắn rụn. Do chế
tạo để đánh các mục tiêu dưới đất, nên sở trường của nó là thả bom với
nhiều độ chúi khác nhau: 70 độ, 45 độ, hay 30 độ chúi. Máy bay khi chúi
sẽ đầm hơn chiếc F-8F, nhưng cũng đòi hỏi phải có cao độ sơ khởi khá
cao, vì nó leo lên chậm lắm, và dễ mất cao độ khi xuống đánh. Cao độ tối
thiểu mà tôi kinh nghiệm là 4,500 bộ khi bắt đầu. Nếu bắt đầu từ cao độ
thấp hơn thì sau khi đánh sẽ không trồi lên lại được tới cao độ sơ
khởi, và cứ thế mất dần cao độ, làm cho các kỳ xuống đánh tiếp theo càng
lúc càng nguy hiểm, nhứt là cho phi tuần viên số 2. Nếu một phi tuần 4
chiếc, ta có thì giờ chờ đợi và lên cao độ, nhưng khi chỉ có hai chiếc
thì người số 2 muốn làm tròn nhiệm vụ bảo vệ cho số 1 phải giữ vòng bay
sát nhau, do đó, anh sô 2 vừa không đươc số 1 bào vệ khi anh xuống đánh,
vừa không đủ cao độ để đánh chính xác và an toàn. Dive bombing là một
trò vui mà cũng hao sức với A-1H. Bắt đầu từ 10,000 bộ, ra dive brake,
chúi xuống 70 độ (sự thật, ta thấy thân mình nằm trên giây cột an toàn
tòn ten khi chúi như vậy), thả bom ở cao độ 3,000 bộ, vào dive brake và
kéo lên đúng 4.5G. Làm chừng 5 cái thấy "học xì dầu", vì ít khi tôi kéo
4.5G mà thường là 7.5G, do đó, các bạn có thể nói tất cả máy bay mau hư
là vì tôi đó. Với độ chúi 45 độ thì ít vấn đề. Đại khái là khi chúi, và
nhắm bắn, chúng ta lúc đầu chưa quen, hay sửa cho tâm điểm trên máy nhấm
nằm trên mục tiêu, thì kết quả lại phải sửa ngược lại khi tốc độ tăng
cao, vì nhà chế tạo canh ngẫu lực chong chóng làm cho đuôi có độ lêch
khá lớn đối với trục dọc máy bay, làm máy bay lãnh hệ quả không đồng đều
khi tốc độ thay đỗi quá nhiều trong đà chúi của chúng ta. Một tật nữa
rất nguy hiểm cho hoa tiêu là " sink rate" khá cao, vì thân nó quá nặng
nề. Thường thường những vụ mang ngọn tre về đáp, hay tệ hơn nữa là cày
dưới ruộng, đó là hậu quả của mất nhiều cao độ khi ta múc lên. Mũi máy
bay thì đã nằm trên chân trời, nhưng máy bay còn tiếp tục trằn xuống
theo quỷ đạo chúi của nó trước kia một lúc lâu rồi mới ngốc đầu lên thật
sự. Đó là vì quán tính của ly tâm. Ở đây không nói nhiều về cơ học
được. Chỉ đưa ra một so sánh để các cụ đọc chơi. Bây giờ là lúc trời
đang có tuyết và phần lớn các nơi đó có đường đống băng trơn trợt. Lái
xe trên đường như vậy, bạn thử nhích tay lái một chút là xe bắt đầu
quẹo. Nếu cứ giữ tay lái như vậy thì các bạn sẽ trợt (glisser, glide).
Nếu thấy trợt va vào gốc cây mà tăng thêm vòng quẹo thì sẽ trợt nhiều
hơn nữa, chứ không phải là tránh được gốc cây đâu, mà trái lai ï sẽ đụng
mạnh hơn, vì bạn đã tăng lực ly tâm khi bẻ tay lái quẹo gắt hơn. Tại
các xạ trường, nhứt là tập tác xạ ban đêm, ta mất nhiều thì giờ để nhắm
hơn. Cố sửa cho tâm điểm của máy nhấm nằm trên mục tiêu, sửa mãi mà
không ngờ cao độ giải tỏa đã tới từ lâu rồi. Hoãn hốt kéo lên mạnh chừng
nào thì lực ly tâm càng trằn máy bay xuống đất chừng nấy. Khi điều tra
tai nan, chỉ cần xem phần nào của máy bay chạm đất trước thì đủ biết
nguyên nhân tai nạn là gì. Các anh đi học Mỹ về thường dùng chữ Target
Fixation. Cũng đúng, đó là nguyên nhân đầu tiên. Mãi nhấm đến khi quá
gần đất rồi thì kéo mạnh. Ta sẽ thấy khi chạm đất, phần đuôi chạm trước,
rồi xác máy bay rải dài theo trục bay của máy bay. Nếu lúc ta thấy kéo
mà không lên thì ta ngưng kéo, hoặc dằn tay lái xuống thì nó sẽ ngưng
trằn xuống lập tức. Giống như khi lái xe trên đường lộ, ta quẹo trái
thấy cứ lọt qua lane phải thì ngưng đừng cố quẹo gắt nữa thì nó sẽ nằm
yên. Phải quẹo gắt mà ngưng lại thì hiệu quả mới đúng như đã nói, chứ
quẹo chưa đủ mà ngưng thì là vấn đề khác rồi.
Vì
đòn dài và nặng nề nên đánh nhau giữa hai loại máy bay thì không thích
hợp. Đừng nói chi đấu với F-8H thì thua quá xa rồi, đấu với T-28 cũng
không lại. Vì thế, không nên bắt mèo ăn cứt.
Về
không hành (navigation) thì tương đối thoải mái hơn F-8F. Có thể bay xa
hơn, như bay qua Phi Luật Tân chẳng hạn thì dễ như chơi. Tuy trang bị
cũng xoàng thôi, nhưng cũng đủ để bay đêm rất tốt. Và Phi Đoàn 514 đã có
khả năng đó. Nhất là khi trời trên mục tiêu tốt mà từ phi trường xuất
phát lại xấu, ta bắt buộc phải cất cánh hợp đoàn, ngày hay đêm không
thành vấn đề, rồi nhờ radar hướng dẫn đến mục tiêu, tha hồ mà đánh. Xong
rồi về hạ cánh , trời xấu thì hợp đoàn từng hai chiếc mà xuyên mây hạ
cánh cũng tốt. Tôi còn nhớ có lần, chúng tôi hành quân đặc biệt ban đêm,
oanh tạc theo chỉ điểm của lực lượng đặc biệt, bay hợp đoàn sát cánh ba
chiếc, tắt cả đèn mà chỉ nhìn ánh lữa từ óng thoát ra mà bay ở cao độ
thấp cho đến khi đến mục tiêu, chúng tôi lấy đội hình oanh kích, làm mỗi
người một passe salvo bomb, đã thật. Kết quả phối kiểm có hình ảnh, rất
tốt.
Phạm
Phú Quốc khi thành lập Phi Đoàn 518 đã được huấn luyện vượt biên bằng
đường biển ở cao độ thấp (50 feet) cho đến vùng mục tiêu mới làm vòng
tác xạ thường lệ. Như vậy mới khai thác tận dụng khả năng của A-1H.
Về
trang bi vũ khí, A-1H có thể nói là số một trong những chiếc mà tôi
được bay. Thêm nữa, được KQVN ta sử dụng, chiếc A-1H mới thêm rạng rỡ,
nỗi tiếng hơn bao giờ hết. Thành thật mà nói, có bay cùng chiếc máy bay
này ở đơn vị VA-122 của USNAVY, mới thấy KQVN bỏ xa mút tí tè. Chẳng
những về bảo trì phi động cơ, mà nói về vũ khí thì phải nói là KQVN vô
địch. Súng họ bắn ở Yuma, tôi hỏi anh Biện xem tôi bắn ở mấy giờ mà xạ
trường báo "zero hit" trên bia điện tử. Biện thường bay ở gió xuôi khi
tôi tác xạ, nên mấy vòng anh mới thấy được ở "một mile 6 giờ". Trong khi
đó, đi hành quân trên vùng Hồng Ngự Cái Cái mà bắn xuồng ba lá bằng đại
bác 20 ly thì chỉ cần một tràn ở mũi xuồng là xuồng bị toét ra thành ba
mảnh. Ai dại gì bắn giữa xuồng, chỉ đục lỗ xuyên qua, VC lại lấi đất
trét lên và bơi như thường. Vì súng của ta có anh Phan Đàm Liệu điều
chỉnh trước Fire-in-but ở 300m xa, ai mà bắn trật thì người đó không
phải hoa tiêu của PĐ-514. Bởi vậy, VC khó mà thoát khi bị PĐ-514 bao
vây. Như kỳ Aáp Bắc chẳng hạn, ai làm bậy đâu không, làm những thành
tích của PĐ-514 tiêu ra ma. Chính mắt tôi thấy mấy trái chuối của Hoa Kỳ
(H-21) bị Ground resonance lật ngữa ngay trên vùng, không có ai đánh
hết, mình tự té nhào ra, hết chiếc nầy đến chiếc kia, tổng cọng 5 chiếc,
rồi bảo VNCH chúng ta không biết hành quân, không biết bảo vệ cho trực
thăng đổ bộ. Rồi sau đó, lại thấy cái cảnh Pháo Binh rượt lính Bảo An
chạy có cờ. Toàn là mình chơi mình không thôi. Tiểu Đoàn 514 của Tiền
Giang có mặt ở đó, nhưng nó bị chúng tôi phát giác còn xa vùng mục tiêu.
Chính ba Huy và anh Biện bao vây chúng trên mặt ruộng, chờ Bảo An lại
tóm gọn. Chắc các anh cho tôi nói láo cho vui chớ gì. Rõ ràng là như
vậy. Bị chúng tôi ví thì không làm sao thoát khỏi. Ở Mỹ này, có anh phi
tuần viên đã từng bay chung với tôi là anh Nguyễn Quốc Thành, hỏi anh ấy
thì biết, gặp chúng tôi vây thì chỉ có chết mà thôi. Vì vậy, VC phải
xin viện trợ cho được SA-7, nếu không chúng bị KQVN diệt hết. Chúng tôi
dùng Đại Bác 20 ly một cách say mê, tiết kiệm từng viên đạn, có khi gở
bớt circuit breaker súng để chỉ bắn một lần hai cây mà thôi. Có nhiều
phi tuần viên muốn về sớm cho đỡ mệt, không thích làm như vậy. Có anh
lại phí đạn quá sớm. Làm phi tuần trưởng cụt hứng, phải kéo nhau đi về.
Đó là chúng tôi áp dụng đúng mức nguyên tắc chiến tranh vào việc sử dụng
hỏa lực.
Bom
thi A-1H là vua chở bom. Trọng lượng chưa trang bị là 9,000 lbs. Trang
bị tối đa là 17,000 lbs. Lần hành quân Lam Sơn 1 ở Đa Nẳng với Trung
Tướng Trần Văn Đôn, thả bom để tiêu diệt Tướng Đôn của VC đang nằm trong
chân núi, chúng tôi trang bị tối đa bom. Hai quả 1,000 lbs ở inboard
racks, 8 quả 500 lbs ở outboard racks, và thêm ít quả 100 lbs ở các kẻ
hở và ngoài đầu cánh. Khi cất cánh, bắt buộc phải dùng full flaps. Khi
có tốc độ sau khi vào chân đáp rồi mới giảm xuống ¼ flaps để bay lên.
Tới cao độ 10,000 bộ mới bình phi và vào flaps trọn vẹn. Nếu ai không
nghe briefing kỹ thì dễ chết lắm, hay ít ra cũng hết hồn, như có người
thấy không lên nỗi bèn ra biển thả hết bom để về đáp cho sớm. Chúng tôi
hiểu, chúng ta là con người mà, có lúc phải teo một tí. Nhưng nếu chịu
khó khai thác TO, chịu khó nghe briefing thì đâu có gì đâu. Không lẽ
những người làm được là những người chỉ biết liều mạng? Nhớ lại kỳ thả
bom đó, tới nay tôi còn thấy tiếc, tại sao mình đã không bỏ salvo một
pass mà thôi, như vậy, mình không cần trúng đích cũng làm cho thiên hạ
vỡ màng nhỉ mà chết. Chứ dựa vào phóng ảnh mà thả bom thì có thấy gì cụ
thể đâu. Nhưng sau khi giải tỏa hết bom rồi, thấy sao mình nhẹ phơi
phới, khó tả.
Mười
hai dàn bên ngoài cánh còn có thể dùng phóng hỏa tiền đủ loại, nhưng
thú thật với các bạn, hỏa tiển không có công dụng tốt trong chiến tranh
du kích đâu, vì chúng chưa dùng đến chiến xa, và không có công sự kiên
cố như đồn bót chúng ta. Trừ phi chúng đã chiếm đống trong các vị trí
của chúng ta mà thôi. Trái lại, bom napalm có nhiều công dụng tốt hơn.
Và A-1H cho phép chở đến ba quả ở inboard racks, và 6 quả nữa ở outboard
racks nếu có loại 500 lbs như bom của Nhật Bản để lại hay loại dùng
trên T-28 sau này. Kinh nghiệm cho thấy, không nên trộn lẩn Napalm với
bom nổ hay hỏa tiển. Pha trộn như vậy thường do các yêu cầu của những
giới chức có thẩm quyền nhưng không hiểu biết về ngành hỏa lực, vì rất
nguy hiểm cho hoa tiêu. Chỉ cần bấm lộn nút trong khi xuống thấp 50 bộ
để thả napalm mà thả lầm bom nổ thì quá nguy, bắn hỏa tiển ở cao độ thấp
làm sao giải tỏa khỏi kịp , nếu cố gắng quá có thể bị déclenché (snap
roll?). Công dụng tốt nhất của Napalm là diệt những VC trốn dưới hầm bí
mật. Khi ta thả từng cặp một cách nhau 1 giây thì sẽ có sức cháy phủ
trùm lên nhau. Nhiệt độ cháy của Napalm là 1,500 độ C. Nếu có sức cháy
phủ trùm lên nhau thì sẽ đốt hết oxy trên mặt đất, và từ các lỗ thông
hơi đốt cả oxy dưới hầm trú ẩn. VC sẽ bị chết khô dưới hầm, chứ không
phải bị chết cháy. Người phi tuần trưởng có nhiệm vụ điều khiển cho thả
napalm chồng lên nhau thì kết quả bảo đảm hơn. Thường thì anh em dùng
napalm để đốt nhà. Đâu cần như vậy. Chỉ dùng đại bác 20 ly của A-1H, bắn
vào vách nhà sau thường để bếp, hoặc trúng phải lò dầu, hoặc làm tung
củi đang cháy vào vách, hoặc chính băïng đạn có đạn lửa của chúng ta
cũng đủ đốt nhà lá rồi. Napalm còn một loại mục tiêu khác là diệt súng
phòng không của địch, nhưng không nên dùng A-1H vì quá chậm, mà phài
dùng F-5 mới tốt. Vì sức nóng cháy của napalm làm cong nòng súng, không
làm sao sửa chữa được. Một loại vũ khí khác để diệt phòng không là CBU,
không phải để tiêu hủy súng mà là giết chết xạ thủ. Những người nầy phải
được tập luyện khó khăn, khó được thay thế nhanh chóng.
Nói
thêm một ưu điểm nữa của A-1H mà nhiều người đã biết, nhưng ít dùng đến
trong các kế hoạch dài hạn. Nó đáp rất ngắn. Với trang bị nhẹ, có thể
lên xuống với phi đạo dài 750 mét. Cụ thể , chúng tôi đã sử dụng phi
trường Cù Hanh ở Pleiku, do công của Hà Xuân Vịnh thám sát phi trường ở
vủng cao nguyên. Lúc đó, phi trường được lót bằng vĩ sắt (PSP) loại đen
nhỏ bảng. Chúng tôi đáp lên giốc, cất cánh xuống giốc, trên dưới 1,000
mét. Có lần tôi chờ các anh thay thế, ngồi ngoài phi đạo nhìn các anh
cất cánh. Tôi giật mình khi thấychiếc A-1H sụp vào một lỗ giữa phi đạo,
vĩ sắt thụn xuống, cây cọc sắt dài độ 4 tấc tây lòi lên, và sau khi bánh
lăn qua rồi thì vĩ sắt trở lên như củ, nên ta không thấy cọc sắt đâu
cả. Tôi chạy ra ngay tại chỗ có vũng nước màu đỏ của Pleiku, gọi hai ba
anh cơ khí gần đó chạy xe dodge 4x4 lại đè lên vĩ sắt thì rõ ràng có cây
cọc lòi lên. Có lần, một anh không cảnh giác bị lạc tay lái khi sụp lỗ
nên anh bị tạt khỏi trục phi đạo, chạy băng ra hàng rào kẻm gai có cọc
bê tong, và anh tiếp tục hốt lên với cái cọc bê tông ấy, vất nó xuống
cách hàng rào cả chục thước. Điều nầy cho thấy chân đáp của A-1H rất
chắc. Một sân ngắn nữa chúng tôi đã dùng là sân Sóc Trăng, dài 1,000
mét, nhưng lúc đó có một cái lỗ to ở khoảng ¾ phi đạo, nghĩa là còn lại
750 mét. Do đó, anh Nguyễn Thành Long (Long Chà) đã làm hư một chiếc
A-1H vì đáp quá ngắn, đúng chỗ có bùn trơn trợt ngòai đầu phi đạo, nên
anh bị lạc hướng chạy qua trái 60 độ, vượt khỏi rào kẻm gai, ra ngoài
ruộng còn can ùchết tại chỗ một chị người nhà của một anh lính pháo binh
cùng đóng tại phi trường. Đó là trong chiến dịch Bình Tây do Thiếu
Tướng Lê Văn Nghiêm làm tư lệnh chiến dịch. Một lầnkhác,
tôi hành quân tại phi trường Nha Trang trong lúc phi trường đang được
sửa chữa. Chỉ còn một nửa chiều rộng, và một nửa chiều dài, chúng tôi đã
trang bị khoảng 2 tấùn rưỡi bom đạn cũng hành quân tốt.. Nói cách khác,
chỗ nào C-47 lên xuống được, chúng tôi đều hành quân được.
Chúng
tôi nhận thấy chỉ có thể viết về chiếc A-1H như thế thôi. Lẽ tất nhiên,
có nhiều phi đoàn đã sử dụng nó, càng lúc càng hay hơn. Nhưng mà rủi
cho các anh phải bay trong giai đoạn sau cùng của nó, vì nó cũng đã quá
nhão nhề rồi. Tôi nhớ người Mỹ cứ khen thưởng KQVN bảo trì giỏi. Để chi?
Để tăng thêm giờ hoạt động trước khi mang về Mỹ để làm đại tu. Chỉ cần o
bế với anh Tech Rep của hãng Wright để báo cáo và đề nghị, thì bên kia,
Nhà Nước Mỹ cũng nói cho hãng Wright biết nên chấp thuận cho tăng giờ
bay thì phải đỡ tiền viện trợ không. Cứ thế, ta xài mãi mà không thấy
hư. Tài thật. Có gì thì pilote VN chịu, có phải pilote Mỹ đâu mà họ lo.
Còn phe ta mà được khen thì chỉ có một bằng tưởng lục là xong, chỉ tốn
có mấy trang in roneo mà thôi. Sau cùng, cái nạn SA-7 làm cho phe A-1H
phải cụt hứng, vì nó quá dễ bị tiêu diệt. Tính chung về sự đống góp cho
chiến tranh tại Việt Nam của các loại máy bay, phải nói A-1H là số một.
Đây không phải là vì tôi bay nó mà nó hay đâu. Đừng chê cười.
Tarin65
No comments:
Post a Comment