Sunday, March 24, 2019
Video Lý Tống Diễn Hành sau phi vụ rãi truyền đơn tại Cuba 2000 và Huyền Thoại Lý Tống
Video
Video Lý Tống Huyền Thoại
Friday, March 22, 2019
Rời San Jose, Lý Tống đến định cư tại San Diego từ cuối tháng 8, 2014
Phố nhỏ vắng đi một người
( Nỗi buồn gác trọ )
(VVV)
Sau khi Lý Tống cho chúng tôi biết là sẽ di chuyển nơi ở đến San Diego,
khi đến nơi Lý Tống đã phone trò chuyện với Mỹ Lợi. Hôm nay 9/9/2014
chiến sĩ Lý Tống gởi các thân hữu lá thư đầu tiên sau khi rời San Jose,
chúng tôi đăng tải thư này như là giải đáp thắc mắc của đồng hương không
thấy Lý Tống trong cuộc biểu tình ngày 2/9 tại SF. Mời quý vị độc giả
xem thư Lý Tống viết dưới đây.
LÝ TỐNG: VỀ GIANG SƠN MỚI CỦA HÀN SĨ LÝ TỐNG
Hàn
Sĩ đã định cư tại 1 trong 4 căn nhà duplex của một Đại gia Không Quân
thân hữu. Đây là phòng xây thêm để Hội Không Quân San Diego trước đây
sinh hoạt họp hành nên rộng 800 square feet (bằng 3 phòng thường hay 2
phòng master bedroom) lại có thêm một kho cũng rộng 800 square feet để
chứa đồ. Phòng có cửa đi riêng, có phòng tắm và restroom riêng, có 3 đèn
trần, 2 đèn bàn, 2 quạt trần, 1 quạt bàn và 2 quạt đứng (tower fan), có
máy nước uống làm lạnh, tủ lạnh, microwave riêng, giường double, bàn ăn
bằng đá, ghế salon, các loại máy để xem DVD, CD, và Tivi lớn 48 inches,
có gắn DirectTV nên sau 9 tháng, lần đầu tiên Hàn Sĩ được xem lại
Wrestling một cách đã điếu.
Ngoài phòng, kho rộng, Chủ nhà còn ưu ái cho share phòng khách và nhà bếp lầu trên của 2 cô con gái rượu đang học Đại học, một cô là cựu Á Hậu San Diego mấy năm trước.
San Diego thời 1983 nhiệt độ trung bình 70s quanh năm nhưng giờ lại nóng hơn San Jose trên 10 độ. Nhưng nhà nhờ nằm cuối đường Chamoune, và trên một canyon (hẽm núi) cây cối rậm rạp nên đi ra phố thì rất nóng nhưng về nhà lại rất mát, chỉ cần mở một Tower Fan ban ngày là dễ chịu như đang ở trong phong lạnh và ban đêm chỉ cần mở cửa sổ là mát mẽ thoải mái. Khí hậu đây có đặc điểm giúp "thông mũi" cho bệnh nghẹt mũi kinh niên về đêm đã lâu bất trị.
Ngoài phòng, kho rộng, Chủ nhà còn ưu ái cho share phòng khách và nhà bếp lầu trên của 2 cô con gái rượu đang học Đại học, một cô là cựu Á Hậu San Diego mấy năm trước.
San Diego thời 1983 nhiệt độ trung bình 70s quanh năm nhưng giờ lại nóng hơn San Jose trên 10 độ. Nhưng nhà nhờ nằm cuối đường Chamoune, và trên một canyon (hẽm núi) cây cối rậm rạp nên đi ra phố thì rất nóng nhưng về nhà lại rất mát, chỉ cần mở một Tower Fan ban ngày là dễ chịu như đang ở trong phong lạnh và ban đêm chỉ cần mở cửa sổ là mát mẽ thoải mái. Khí hậu đây có đặc điểm giúp "thông mũi" cho bệnh nghẹt mũi kinh niên về đêm đã lâu bất trị.
Chủ
nhà ưu ái chỉ lấy $400/ tháng và tháng đầu Free trong khi phòng nầy ở
San Jose có thể phải trả $800/tháng. Food to go ở đây $2/ món thay vì
$5/món như San Jose.
Vấn nạn lớn nhất tại đây là Parking Lot. Đi chợ, đi ăn, đi khám bệnh, đến các công sở… kiếm chỗ đậu xe rất vất vã và nhiều nơi phải trả tiền parking trong khi máy không refund nếu không có tiền lẻ. Phần lớn đường đều dùng Stop Sign thay vì đèn hiệu, và các đường Blvd chỉ 2 lane mỗi bên rất khiêm tốn. Nhiều lúc lọt vào đường hẽm cứ sợ gặp xe ngược chiều không biết lách tránh làm sao! Đường có nhiều Exit sát nhau và lên dốc nên dù dùng GPS thỉnh thoảng vẫn quẹo nhầm, do quẹo sớm hoặc muộn vài giây. Đường sá vắng người, vắng xe, tiệm vắng khách, vì theo người địa phương, phần lớn dân San Diego đều là dân về hưu nên thích enjoy trong nhà hơn ra ngoài đường.
Vấn nạn lớn nhất tại đây là Parking Lot. Đi chợ, đi ăn, đi khám bệnh, đến các công sở… kiếm chỗ đậu xe rất vất vã và nhiều nơi phải trả tiền parking trong khi máy không refund nếu không có tiền lẻ. Phần lớn đường đều dùng Stop Sign thay vì đèn hiệu, và các đường Blvd chỉ 2 lane mỗi bên rất khiêm tốn. Nhiều lúc lọt vào đường hẽm cứ sợ gặp xe ngược chiều không biết lách tránh làm sao! Đường có nhiều Exit sát nhau và lên dốc nên dù dùng GPS thỉnh thoảng vẫn quẹo nhầm, do quẹo sớm hoặc muộn vài giây. Đường sá vắng người, vắng xe, tiệm vắng khách, vì theo người địa phương, phần lớn dân San Diego đều là dân về hưu nên thích enjoy trong nhà hơn ra ngoài đường.
Phạm Hòa và Lý Tống
trong đám cưới con anh Lâm Ngọc Chiêu
Ngày
1/9 sinh nhật trùng ngày Labor Day, Anh Chị Chủ nhà mời tôi đi tiệm đãi
sinh nhật nhưng cuối cùng Chủ Tiệm lại không tính tiền vì 2 cô chủ vốn
rất ái mộ Không tặc. Sáng Thứ Bảy 6/9 tôi lò mò đi Black Beach xem thiên
hạ "tồng ngồng" nhưng chỉ gặp toàn đực rựa và các mợ XÌ fifty-something
chẳng mấy hào hứng. Khi leo trở lên gần "tắt thở" vì dốc rất cao, nhiều
lúc suýt phải bò và phải ngừng cả chục lần mới hú hồn tới được nơi đậu
xe để ra về. Chắc tởn tới già!
Tối Thứ Bảy có Đại Nhạc Hội Tưởng Niệm Nhạc sĩ Trần thiện Thanh nên Ca sĩ Mỹ Lan đã hát bài Ó ĐEN do Nhật Trường sáng tác và Lý Tống tôi lên sân khấu nhảy phụ diễn với cô vì tối đó chỉ có một khách duy nhất được Ban Tổ chức giới thiệu: Đó là Ó Đen Lý Tống. Tôi say oắt cần câu vì cứ mỗi người tới chụp hình kỷ niệm lại mời một chai bia, nhưng cũng may, lò mò tự lái xe về nhà dù an toàn dù ở San Diego cảnh sát lang thang trên đường thường xuyên vì tình trạng người Mễ vượt biện bất hợp pháp.
Chiều hôm sau lại đi dự Tiệc Trung Thu tổ chức cho các nhi đồng. Đáng ngạc nhiên là từ trước đến nay, sau khi rời San Diego năm 1983 sau thời gian tạm trú vài tháng, tôi chỉ trở lại 1 lần duy nhất nhưng hầu như khi gặp mặt, phần đông đều nhận ra tôi và hỏi: "Có phải anh Lý Tống không?"
Tối Thứ Bảy có Đại Nhạc Hội Tưởng Niệm Nhạc sĩ Trần thiện Thanh nên Ca sĩ Mỹ Lan đã hát bài Ó ĐEN do Nhật Trường sáng tác và Lý Tống tôi lên sân khấu nhảy phụ diễn với cô vì tối đó chỉ có một khách duy nhất được Ban Tổ chức giới thiệu: Đó là Ó Đen Lý Tống. Tôi say oắt cần câu vì cứ mỗi người tới chụp hình kỷ niệm lại mời một chai bia, nhưng cũng may, lò mò tự lái xe về nhà dù an toàn dù ở San Diego cảnh sát lang thang trên đường thường xuyên vì tình trạng người Mễ vượt biện bất hợp pháp.
Chiều hôm sau lại đi dự Tiệc Trung Thu tổ chức cho các nhi đồng. Đáng ngạc nhiên là từ trước đến nay, sau khi rời San Diego năm 1983 sau thời gian tạm trú vài tháng, tôi chỉ trở lại 1 lần duy nhất nhưng hầu như khi gặp mặt, phần đông đều nhận ra tôi và hỏi: "Có phải anh Lý Tống không?"
Phạm Hòa 72, Vũ Quyền 75 và Lý Tống
Tại
Lễ Hội Trung Thu, Cựu Chủ tịch Cộng Đồng cũng bắt chuyện khi nhận ra
tôi. Quý Niên trưởng HO cũng vậy. Ban Tổ chức mời tôi lên ngồi ghế VIP
hàng đầu và trong phần giới thiệu có nhắc đến người từ San Jose vừa move
về đây. Ông Chủ tịch ngồi bên cạnh tôi trần tình: "Chúng tôi rất quý
anh vì anh đã hy sinh cả đời mình cho các công tác đấu tranh. Đáng lẽ
tôi phải giới thiệu 'Hero Lý Tống' thay vì 'Mr. Lý Tống' nhưng sợ khách
Mỹ và Mễ không hiểu nên mong anh thông cảm."
Tôi định tham dự một vài Lễ Hội, Party…cho biết người, biết cảnh tại nơi cư trú mới rồi sau đó "ẩn dật" để thực hiện những chương trình dự tính từ lâu nhưng chưa làm đâu tới đâu vì phải thay đổi chỗ ở 2 lần trong năm rồi. Nguồn: Vietvungvinh on line
Tôi định tham dự một vài Lễ Hội, Party…cho biết người, biết cảnh tại nơi cư trú mới rồi sau đó "ẩn dật" để thực hiện những chương trình dự tính từ lâu nhưng chưa làm đâu tới đâu vì phải thay đổi chỗ ở 2 lần trong năm rồi. Nguồn: Vietvungvinh on line
Không tặc ở Việt Nam: Đối mặt với Lý Tống
Cựu đại sứ Võ Anh Tuấn - nhân chứng trên chuyến bay bị Lý Tống khống chế rải truyền đơn - Ảnh: MY LĂNG
Ở trên kia có một hành khách người châu Á đang đe dọa phi hành đoàn
Nữ tiếp viên THỦY TIÊN
"Lúc
đó tôi là đại sứ Việt Nam ở Nam Tư. Khi nội chiến Nam Tư xảy ra, có
quyết định đóng cửa sứ quán, tôi phải về Việt Nam theo hành trình Praha
(Tiệp Khắc) - Bangkok - TP.HCM.
Lẽ ra tôi sẽ đi chuyến
bay TU-154 của Liên Xô nhưng mấy anh bên hàng không nói mình mới thuê
được cái Boeing 737 ngon lắm. Chú đổi vé đi Boeing cho sướng. Nghe vậy
tôi đổi vé bay. Ai ngờ chuyến bay đó có chuyện" - ông Tuấn kể.
Ép tổ lái và rải truyền đơn
Chiếc
máy bay Boeing 737 đó cất cánh rời Bangkok để về sân bay Tân Sơn Nhất
(TP.HCM). Tổ lái được Hàng không Việt Nam thuê của Bulgaria. Theo lịch
trình, máy bay cất cánh tại sân bay Bangkok lúc 17h, hạ cánh xuống sân
bay Tân Sơn Nhất lúc 18h30.
Khoảng 30 phút trước khi máy
bay đến TP.HCM thì Lý Tống bắt đầu hành động. 17h45, khi được phục vụ
bữa ăn tối trên máy bay, Lý Tống đã lấy cắp con dao inox trên khay thức
ăn.
Khoảng 20 phút sau khi một nữ tiếp viên đưa nước
uống đến, Lý Tống rút dây dù quàng vào cổ cô này, một tay siết chặt, một
tay gí dao đẩy vào phòng tiếp viên.
Lúc này, trong
phòng tiếp viên có một tiếp viên người Bulgaria cũng bị Lý Tống uy hiếp
và dùng dây dù trói tay chân lại. Lý Tống ép hai tiếp viên nằm xuống sàn
máy bay, nếu không hắn sẽ cho nổ bom!
Sau đó, khi nữ tiếp viên tên Thủy Tiên bước vào thì bị Lý Tống khống chế, gí dao vào cổ ép phải mở cửa buồng lái.
Khi
vào được buồng lái, Lý Tống tuyên bố trong túi xách có bom và buộc tổ
lái phải làm theo sự điều khiển của hắn. Sau đó, Lý Tống đẩy Thủy Tiên
ra khỏi buồng lái, đóng cửa lại và uy hiếp cơ trưởng, cơ phó. Hắn tuyên
bố sẵn sàng cho nổ bom nếu tổ lái không làm theo yêu cầu.
Trong lúc này, ở ngoài khoang hành khách, hệ thống đèn bật sáng.
"Mọi
người vui hẳn khi thấy đèn sáng - cựu đại sứ Võ Anh Tuấn nhớ lại - Bình
thường khi đèn bật sáng, tiếp viên hàng không sẽ thông báo máy bay đang
giảm dần độ cao, chuẩn bị hạ cánh trong giây lát.
Nhưng
10 phút rồi 15 phút trôi qua không nghe tiếng tiếp viên thông báo gì
cả. Trời đã tối. Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy rõ đèn đường bên dưới mặt đất
chứng tỏ máy bay đã hạ xuống rất thấp.
Nhưng máy bay
không đáp xuống đất mà tiếp tục lấy độ cao bay lên trời. Mọi người bắt
đầu lo lắng, xôn xao không biết chuyện gì đang xảy ra...".
Khi
đó, nữ tiếp viên Thủy Tiên bị Lý Tống đẩy ra khỏi buồng lái, chạy từ
khoang thương gia xuống, thông báo: "Ở trên kia có một hành khách người
châu Á đang đe dọa phi hành đoàn".Mọi người nhao nhao hỏi có chuyện gì,
cô này nói: "Chắc người đó bị tâm thần".
Lúc
này ông đại sứ nói ngay với vợ và ông chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đi cùng chuyến bay: "Không phải bị tâm thần đâu. Máy bay bị không
tặc rồi!".
Lúc này trong buồng lái, Lý Tống bắt cơ trưởng
phải bay vòng quanh khu vực trung tâm Sài Gòn và mở cửa sổ để hắn rải
truyền đơn.
"Tôi nhìn lên khoang thương gia thấy một
người quần áo nai nịt gọn gàng, mặc bộ đồ như dân thể thao nhảy dù, đầu
đội mũ giống mũ bảo hiểm, lom khom chạy qua chạy lại ném từng xấp giấy
ra ngoài.
Tôi
chụp được một tờ giấy đọc thì thấy ghi: Tổng tư lệnh quân đội nổi dậy
miền Nam Lý Tống... Té ra là hắn kêu gọi nhân dân miền Nam nổi dậy chống
chính quyền" - ông Tuấn nhớ lại.
Theo
yêu cầu của Lý Tống, máy bay phải bay vào khu vực trung tâm thành phố
và quần đảo nhiều vòng trên trời. Có lúc máy bay hạ xuống rất thấp rồi
gầm rú lấy đà bay vọt lên cao.
Tình trạng đó
kéo dài hơn nửa tiếng khiến hành khách vô cùng căng thẳng, hoảng loạn.
Một số người không giữ được bình tĩnh, lấy áo phao cứu hộ ra mặc.
Tiếp
đó, mọi người lại nghe thông báo của cô tiếp viên: "Quý khách chú ý! Đề
nghị quý khách cài dây an toàn. Phi hành đoàn sẽ mở cửa máy bay!".
Nhảy dù
"Trời
ơi. Tại sao máy bay đang bay trên trời mà mở cửa!? Chuyện gì sẽ xảy ra?
Máy bay sẽ hạ cánh khẩn cấp xuống một nơi nào đó? Trong đầu tôi rất
nhiều câu hỏi. Mọi người nín thở chờ đợi giây phút xấu nhất sắp xảy ra" -
ông Tuấn nhớ lại.
Sau khi rải xong truyền đơn, Lý Tống yêu cầu cơ trưởng phải điều khiển máy bay lên độ cao 2.300m và mở cửa để hắn nhảy dù.
Ông Tuấn không quên được khoảnh khắc căng thẳng lúc đó: "Chúng tôi bỗng nghe một tiếng "ầm" như bom nổ!
Một
luồng gió cực mạnh từ ngoài tràn vào, cuốn bay tất cả những gì có trước
mặt hành khách: giấy, ly uống nước, thức ăn... Máy bay chao đảo dữ dội
nhưng không bị rơi, vẫn tiếp tục bay".
Sau khi Lý Tống
nhảy dù, cơ trưởng điều khiển máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Tân
Sơn Nhất. Lẽ ra máy bay hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h30. Nhưng
do bị Lý Tống khống chế, bay lòng vòng trên trời, đến hơn 19h máy bay
mới đáp xuống đường băng.
Lúc này dưới mặt đất, lực
lượng công an, xe cứu thương, cứu hỏa... đã triển khai đầy đường băng.
Công an không biết Lý Tống đi một mình hay có đồng bọn nên mời tất cả
hành khách ở lại điều tra thêm.
"Tôi là đại sứ nên được
ngoại lệ - ông Võ Anh Tuấn nói - Sau này tôi nghe phi hành đoàn kể lại,
hắn ép tổ lái phải bay qua khu vực quận 8 rồi nhảy dù. Hắn rơi xuống một
ao rau muống.
Thấy một anh dân phòng mặc đồ dân sự đi
ngang, hắn kêu lại bảo: tui là Việt kiều mới về nước, giờ về thăm nhà
bạn nhưng không nhớ đường. Anh chở tui tới địa chỉ này... tui cho anh
200 USD. Anh dân phòng đồng ý rồi chở hắn ta thẳng tới... đồn công an".
20 năm tù, tha trước thời hạn
Lý
Tống, sinh năm 1946, là trung úy phi công Việt Nam cộng hòa. Sau năm
1975, Lý Tống vượt biên sang Mỹ. Trước tòa, Lý Tống thừa nhận tội lỗi,
cho biết ở bên Mỹ nghe dân miền Nam đang nổi dậy chống chính quyền nhưng
không có người lãnh đạo nên anh ta phải về để lãnh đạo.
Lý Tống
bị kết án 20 năm tù. Năm 1998 được ân xá và cho về Mỹ. Tháng 11-2000,
chỉ một ngày trước khi Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam, Lý Tống
lại cướp một máy bay của Thái Lan và bay đến TP.HCM rải truyền đơn kêu
gọi nhân dân nổi dậy chống chế độ.
Lý Tống đã bị chính quyền Thái Lan bắt giữ và kết án vì tội cướp máy bay và xâm phạm không phận.
Lý Tống - Ảnh: Internet
Những điều tôi biết về Lý Tống - Phạm Văn Lương K20
Năm 1975, sĩ quan còn ở lại đều phải
vào “tù” hay cải tạo, sở dĩ tôi phải đề hai chữ cải tạo và tù vì cũng trên diễn
đàn này, cách đây vài năm tôi đã tranh cãi về hai chữ này, và sau đó, một đề
tài đăng trên biệt động đã đồng quan điểm với tôi, vì vậy tôi viết chữ cải tạo
trong những điều tôi biết về Lý Tống, như một người có một thời cải tạo tại
tổng trại 6, tổng trại 5 và trại A 30.
Tôi không biết Lý Tống trước nắm
1975, sau năm 1975, khi vào tổng trại 6 tại trung tâm huấn luyện Lam Sơn, tôi
cũng chưa biết Lý Tống là ai. Tổng trại 6 chia làm nhiều trại, trại cấp tá hay
những thành phần cộng sản cho là đối tượng quan trọng vào trại 1, sau đó kế
tiếp là 2, 3, 4, 5. Lý Tống ở trại 4 hay 5, tôi không chính xác. Các trại nằm
dọc theo đường từ cổng trung tâm huấn luyên Lam Sơn, chạy dài hơn cây số. Mấy
tháng đầu bọn cai trại cho thoải mái, hàng ngày lao động nhẹ, chặt củi, chặt lá
kè, lợp nhà, đào giếng nước… hàng ngày, buổi trưa, tới chiều ai có người nhà
đều được thăm, tại khu thăm nuôi. Bỗng có tin từ trại 4, có Lý Tống vượt trại,
trong thời kỳ này, thật ra nếu ai muốn đi, cũng không khó khăn lắm vì việt cộng
còn lơi là, nghe tin từ dưới trại 4, tôi biết Lý Tống là pilot A 37, bị bắn rơi
tại Phan Rang. Lý Tống đã lợi dụng lơi lỏng trong quản lý, Tống không biết móc
nối hay làm sao mà chui nằm dưới bụng chiếc xe tải, thật ra chỉ nghe nói, không
hình dung Tống nằm như thế nào. Xe chạy ngược lên Ban Mê Thuột, tại đèo Phượng
Hoàng, Việt cộng bắt Tống, giải giao về trại 4, khi biết Tống trốn trại. Tại
trại 4, bọn quản chế, bắt Lý Tống quì xuống đất, Tống không thi hành, và banh
ngực ra, nói các anh muốn bắn, cứ bắn, không chịu quì, câu chuyện này nổi lên
và từ đó ai cũng nghe tên Lý Tống, sau này tại trại tôi, cùng tổng trại với Lý
Tống, có hai thiếu tá bị tên Sơn Khói gài rủ vượt trại và bị bắn chết, sở dĩ
biết bị gài vì 3 người vượt trại, bọn bảo vệ bắn chết 2, và mang tên Sơn khói,
làm bộ nhốt nhà cùm nhưng được ăn uống đầy đủ, và được cho thuốc lá, nhiều
người bị nhốt đều trông thấy. Khi tên Sơn khói được thả, về làm đội trưởng đội
cấp tá cho tới khi trại này chuyển lên Củng Sôn, Tuy Hòa, Sơn khói vẫn làm đội
trưởng.
Khi tổng trại 6 di chuyển lên tổng
trại 5 tại Sơn Hòa, Củng Sơn, Lý Tống cũng đi theo và ở trại 54. Tôi theo trại
cấp tá, ỡ trong rừng, là trại 53. Tại đây cải tạo viên vẫn đi làm, nhưng một
hôm nghe anh em trại 54, khi ra ngoài chặt cây gặp những người trại 53, Lý Tống
không chịu học tập và chống đối, bị cùm, biệt giam. Tống bị nhốt tại một dãy
nhà cùm, nằm ngoài vòng đai của trại 54, nhưng có mấy vọng gác của cảnh vệ. Một
hôm, vào khỏang 5 giờ sáng, anh em tại trại 54 la rất lớn” các anh em ơi, tụi
việt cộng muốn giết tôi”, người nghe kể lại, buổi sáng nên ai cũng nghe rất rõ,
nhưng không ai làm gì được, trong khi đó Lý Tống vẫn tiếp tục la cho tới sáng,
mọi người đều thức dậy, nhưng không nghe tiếng súng, ai cũng hy vọng Lý Tống
không bị đánh chết.
Thật ra sau này Lý Tống kể chuyện
cho anh em trại 53 (trại tôi) nghe, đêm hôm đó, trời còn tối, hai tên cảnh vệ,
tới nhà cùm, nói, anh Tống, trại tha anh rồi, ra khỏi nhà cùm theo tụi tôi về
với anh em cải tạo viên, Lý Tống biết, đây chỉ là bọn cảnh vệ dụ Tống ra khỏi
nhà cùm là bắn, rồi đổ tội Lý Tống cố tình trốn nhà cùm, buổi tối và bắn bỏ. Lý
Tống không ra, và nói với hai tên cảnh vệ, các anh thả tôi, chờ trời sáng, trại
viên ngủ dậy, mọi người đầu biết, tôi sẽ theo ra, còn bây giờ, tôi không ra
khỏi nhà cùm này. Nói xong, Tống nằm và la làng, Tống nói bị mấy báng súng
nhưng vẫn không ra, càng la to. Mấy ngày sau, Lý Tống bị chuyển trại, lên trại
53, trại cấp tá và thành phần thuộc đối tượng nguy hiểm nhất, trong đó có đại
tá Lương, lữ đoàn trưởng Dù, và Thành khóa 19, tiểu đoàn trưởng Dù, cùng chung
trại.
Tôi biết Tống từ đó, vì chung trại
53, nhưng tôi và Tống không cùng chung lán, tuy vậy hàng ngày nhiều khi đi làm
chung, tôi biết thêm về Tống, Tống nói chung, cao ráo, đẹp trai, trắng và hơi
thư sinh, khi nói chuyện, hay khôi hài, nhưng không có gì là khác với anh em,
tôi hỏi Tống, hồi làm sao mày bị bắt năm 75, Tống cười, máy bay tao bị bắn,
nhảy dù rơi trên một rẫy mía ngút ngàn, tao cuộn dù, dấu trong đám mía, tính
theo đám mía chờ tối là đi, không ngờ tụi chăn bò, thấy từ trên trời, tao đi
đâu, tụi chăn bò theo đó, cuối cùng du kích tới bắt. Tại trại 53, Tống không có
ai thăm nuôi, con bà sơ 100/100, những người khác 3 tháng được thăm một lần,
thỉnh thỏang, anh em cũng chia chút đường, chút bánh cho Tống. Tống ăn rất
mạnh, ăn hết phần mì của mình, ăn thêm mì của anh em, nó để một cái nón nhựa,
buổi sáng ai thấy mình dư mì, cứ để vào đó, Tống cặm cụi lấy chày nhào quết thành
một trái banh nhỏ và ăn lần. Qua trại 53, Tống bắt đầu học thổi sáo, ai đã từng
nghe tiếng sáo của người mới tập thổi, thì mới thấy khó chịu ghê gớm, cứ trưa
hè mà nghe tiếng sáo Tống thổi là muốn điên, ai nói sao thì nói, Tống không
giận hờn và tiếp tục… Vào dịp Tết, mọi người được thăm nuôi, đội nào cũng đi
làm, nhưng khi có người nhà, cảnh vệ sẽ gọi tên cho thăm, Lý Tống được kêu tên,
người thăm, nghe nói là anh ruột của Tống, dạy đại học ở Hà Nội, bọn cán bộ
trại biết như vậy nên rất sốt sắng, cho người kêu Tống, Tống nói, tôi không có
bà con, anh em gì hết, làm sao ai thăm tôi được. Trại cho tên quản giáo gọi
Tống, Tống nhất định không đi, cuối cùng đành chịu, và anh Lý Tống phải về.
Tống có một đặc điểm, không bao giờ đi dép cao su do trại phát mà chỉ đi chân
đất, đôi dép quàng trên cổ tòn ten, phải nói, không dễ gì, khi đi rừng, khiêng
súc, chặt tre mà không có dép. Hỏi Tống, sao mày không mang dép Tống, nó trả
lời gọn “Da Chân mòn thì còn mọc da khác, dép mòn ai phát dép mới mà đi “, Tống
là người nổi danh với câu nói “Con gì nhúc nhích là ăn hết”, cóc nhái, ễnh
ương, rắn rít mà gặp Tống, coi như xong, nó lột da cóc, giã thịt cho thật nát,
cho chút muối, nướng ăn ngon lành. Đặc biệt Tống ít nói về trốn trại hay ý định
gì, vì vậy không ai biết Trong đầu Tống nghĩ gì, Tống không có bạn thân, nhưng
không có người ghét, một người bề ngoài, không khác ai trong anh em cải tạo.
Trại 53 khi giao lại cho Công An,
được di chuyển về Tuy Hòa, nằm trên một đồng bằng chung quanh là lúa và rẫy,
thuộc ấp Thạch Thành, trại A 30. Về A 30, tôi khác lán với Tống, nhưng đều bị
trong trại, ra vào trại đều phải qua nhà gác của công an, chung quanh hàng rào
trại có chòi canh, và hàng rào kẽm gai, những đội mộc, đội rau, đội văn nghệ,
gọi là đội tự giác, ở ngoài, hàng ngày vào trại lảnh cơm và nước. Đội tôi và
đội Lý Tống, làm ruộng, sáng phải ra ruộng, chiều tối, tắm rửa, đếm số, vào
trại. Tuy không chung đội nhưng gặp nhau vẫn chào hỏi, như đã nói, Tống không
có bạn Thân. Hai đội làm ruộng gần nhau, Tống vẫn không có thăm nuôi, nhưng
nghe nói, khi Tống làm đội xay sát gạo, có một cô trong đội văn nghệ rất thích
Tống, ai cũng nói đầu dây mối nhợ là do người này báo cho Tống, tôi không tin,
vì tuy hai đội văn nghệ và xay sát gạo gần nhau, nhưng không được tự do nói
chuyện. Một hôm, vào năm 1980, tôi nấu nước cho đội tôi, sau giờ trưa, anh em
nghỉ trưa, ra ruộng làm buổi chiều, tôi bắt đầu đi lấy củi để nấu nước cho anh
em cải tạo ngày hôm sau, tôi đi khá xa, vào các rẫy lấy củi, nhờ vậy mà tôi
quen nhiều người làm rẫy, trồng mía, tới mùa làm đường, tôi mang hai ba loong
gô theo, nhiều cô làm mai xin tiếp đường cho tôi đường non mang về, tôi chia
cho mấy bạn thân cùng lán ăn thoải mái, ngày mai xin tiếp (phải nói, lúc này
dân chúng thấy rõ cộng sản rồi, nên rất cảm tình với người cải tạo), mới có dịp
ăn đường non mệt nghỉ. Mấy cô làm mía, tiếc gì một loong gô đường.
Đây nói chuyện Tống, một hôm tôi đi
ngang qua mấy bụi chuối trồng theo bìa ruộng, lúc đó anh em đã ra ruộng lúa
hết, tôi thấy Tống, mặc bộ đồ tù sọc đỏ, nằm ngay gốc chuối, tôi tưởng Tống ngủ
quên, tôi lấy chân lay Tống dậy, nói Tống “Đội mày đi làm hết trơn rồi, sao mày
nằm đây”, Tống vẫn nằm, trả lời Tao đau đầu quá, tao xin ông Lía (cán bộ quản
giáo) đội 9, nghỉ buổi chiều nay, ngủ chút xíu cho đỡ đau đầu , rồi nó hỏi tôi,
mày đi lấy củi hả, tôi ừ, rồi nói với Tống, thôi mày nghỉ cho khỏe, tao đi
đấy”. Hôm đó, nếu không lầm là thứ sáu, ngày hôm sau nghỉ lao động. Hôm sau,
theo lệ thường, ngày nghỉ, thường ai có thăm nuôi thì nấu ăn, không có gì thì
chạy qua mấy lán, gặp bạn bè, nói chuyện, ai có cà phê thì rủ nhau, mấy thằng
một ly cà phê, nhâm nhi, nói chuyện đời, A 30 cho thăm nuôi xả láng, không hạn
định bao nhiêu quà bánh, gạo, đường đều được mang, nhiều nhà khá giả mang cả
gánh thăm nuôi. Tụi tôi đang, mỗi người một nơi, trong hàng rào dây thép, thì
khoảng 10 giờ trưa, nghe tiếng kẻng tập họp, ai về nhà nấy, điểm danh. Số là,
thường ngày nghỉ, 10 giờ mọi người đều lãnh cơm, cơm do người trực của đội gánh
từ nhà bếp, tới từng lán chia. Thường ai không có mặt thì nhờ bạn nằm gần lãnh
dùm, hôm đó, lán của Lý Tống, khi chia cơm, người chia cơm thấy không có đồ
lãnh cơm của Tống, nên kêu inh ỏi, Lý Tống đâu rồi, không lãnh cơm, người chia
cơm, hỏi Tống có nhờ ai lãnh cơm không?, kêu hoài kêu hủy, người đội trưởng Tù,
báo cáo cho chòi canh ngoài cổng, cảnh vệ bèn đánh kẻng kêu tập họp điểm danh
từng nhà, ai cũng có mặt, chỉ thiếu Lý Tống, cảnh vệ báo lên trại, lệnh truy nã
tù trốn trại bắt đầu. Ai trong anh em, cũng mong cho Tống đừng bị bắt, và trốn
được, và quả thật cả tuần, cả tháng, và cả năm, không bao giờ bắt được Tống.
Năm 1981, khi tôi ra khỏi A 30, tôi vẫn mang một câu hỏi trong đầu, Tống ra
khỏi trại bằng cách nào, và đi ra sao?
Tôi không là bạn thân của Tống,
nhưng cùng chung trại mấy năm, tôi phục Tống khi nghe và thấy những hành động
của Tống, Tống là một người vượt trại giỏi, nhưng tiếc thay, Tống không kết hợp
được nhiều người, trước sau vẫn hành động đơn độc, sau này khi nghe, đọc một
bài báo Mỹ nói về Tống, tôi thấy Tống phi thường, nếu có bạn nào đi Mã Lai, mỗi
chiều thứ Sáu, rời khỏi trại huấn luyện JWS “Jungle Warfare School”, tại Johore
bahru, Malaysia, qua chiếc cầu thật dài giữa eo biển Malaysia và Singapore, các
bạn mới cảm phục Lý Tống, không những về ý chí, mà phải thán phục vì sức khỏe
của Tống, khi Tống bơi qua eo biền này, dưới dòng nước xanh, sóng mạnh, Tống đã
tới tòa đại sứ Mỹ tại Singapore, bằng một câu tiếng anh trôi chảy “Tôi xin gặp
đại sứ Mỹ”, tôi là một sĩ quan không quân VNCH, đã đi từ VN qua nhiều nước, và
vừa bơi qua eo biển Mã Lai tới đây. Lý Tống được lệnh từ Mỹ, ra khỏi singapore
chỉ sau vài tiếng đồng hồ.
Phạm Văn Lương K20
Lý Tống Em Tôi - Lê Xuân Nhuận cựu Thiếu Tá CSQG
ĐẾN cuối tháng 4 năm 1987 tôi mới biết tin về Lý Tống, em tôi.
Tống đã qua Mỹ, cũng như Xuân-Sơn, con trai của tôi. Thoát khỏi cõi địa-ngục này, ra với Thế-Giới Tự-Do là một may-mắn lớn nhất trong đời người dân Việt-Nam hiện nay.
LÝ Tống tên thật là Lê Văn Tống, sinh ngày mồng 1 tháng 9 năm 1945 tại Làng An-Cựu, Huyện Hương-Thủy, Tỉnh Thừa-Thiên.
Ngày 23-8-1964, Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Quảng-Đức có tổ-chức một bữa tiệc. Vừa mới bắt đầu thì Lê Văn Tống được viên Trưởng Xe Tuần-Cảnh hướng-dẫn vào phòng. Quan-khách không cho Tống đi tắm rửa, mà bắt ngồi vào bàn liền.
Tống xác-nhận những điều đã viết trong thư gửi tôi trước đó không lâu, là em quyết-định nghỉ học, đi chơi một vòng từ Trung-Nguyên lên Cao-Nguyên, rồi vào Sài-Gòn xin gia-nhập Không-Quân, nên ghé thăm tôi.
Có lẽ đây là lần đầu tiên học-sinh Lê Văn Tống có dịp chuyện-trò thoải-mái một lần với nhiều viên-chức và sĩ-quan cao-cấp: đại-tá Tỉnh-Trưởng kiêm Tiểu-Khu-Trưởng, đốc-sự Phó Tỉnh-Trưởng Hành-Chánh, trung-tá Tiểu-Khu-Phó kiêm Phó Tỉnh-Trưởng Nội-An, các Trưởng-Ty, các trung-tá Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội và Tỉnh-Đoàn-Trưởng Bảo-An, các viên-chức và sĩ-quan cố-vấn Hoa-Kỳ, v.v... Chắc-chắn là Tống đã nghe nhiều điều bổ-ích liên-quan đến quân-ngũ và Chính-Quyền.
Sau khi quan-khách ra về, Tống tiếp-tục ngồi lại với các đợt thực-khách khác từ các Quận & Xã về dự tiệc, vì họ rất khoái nói chuyện với "em ông Trưởng-Ty" mãi cho đến khuya.
Sau bữa tiệc ấy, chắc hẳn là lần đầu tiên Lý Tống uống rượu, mà lại uống nhiều, em say liên-tiếp hai ngày, chỉ nằm và cười một mình. Các thuộc-viên của tôi chốc chốc lại vào thăm Tống và nói với nhau: "Anh ấy thật là hiền-lành!"
Ở chơi với tôi đến ngày 02-9-1964 thì Tống lên đường vào Sài-Gòn thực-hiện chí-hướng của mình.
Qua năm 1965, một hôm trung-tá Phan Quang Điều, Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội địa-phương, mang hồ-sơ của Tống đến, để tôi đọc, xác-nhận, và ký tên bảo-đảm về phương-diện an-ninh chính-trị cho Tống.
Thế là em đã trở thành quân-nhân.
THỜI-GIAN 1970-1973, tôi coi Ngành Đặc-Cảnh Vùng II, văn-phòng đặt tại Nha-Trang; Tống thường về thăm.
Có hai hình-ảnh về em đã in đậm nét trong trí nhớ tôi.
Thứ nhất, hầu như lần nào Tống cũng dẫn theo một cô bạn gái, mỗi lần một cô khác nhau, và cô nào trông cũng xinh. Đó là chưa kể những cô mà tôi cũng như người nhà không có dịp thấy. Trong nhà, ngoài đường, ai cũng khen em có số đào-hoa. Vợ tôi hỏi em: "Sao chú chưa lập gia-đình?" Tống cười: "Em đang còn bay nhảy mà!"
Thứ hai, Tống có thói quen lái xe thật nhanh. Xe của tôi thì có chiếc sơn màu xanh+trắng của Cảnh-Sát, có chiếc sơn màu trắng sữa và mang bảng số ẩn-tế của thường-dân, mà Tống cứ lái vụt vào phi-trường quân-sự Long Vân cũng như một số đơn-vị quân-sự khác, không ngừng lại tại các trạm kiểm-soát của Quân-Cảnh, khiến các sĩ-quan an-ninh thỉnh-thoảng lại gọi than phiền với tôi. Các con tôi hỏi: "Chú lái xe gì mà nhanh dữ thế?" Tống đáp: "Thì chú bay mà!"
MỘT hôm, không lâu trước ngày Quân-Khu I thất-thủ, trong thời-gian tôi làm Giám-Đốc Đặc-Cảnh Vùng này, Trung-Tâm Hành-Quân của Sư-Đoàn I Không-Quân gọi điện-thoại báo tin là Tống đang bay từ Bửu-Sơn ra Đà-Nẵng để đến thăm tôi. Tôi rất mừng, vì tôi đã ra Vùng I từ cuối năm 1973, đến nay mới có dịp gặp lại nhau. Tôi vội vào phi-trường đón em.
Gặp nhau tôi mới biết là Tống đang gặp phải một chuyện khó-khăn. Số là Tống được cấp trên tín-nhiệm giao thêm phần-vụ quản-lý Câu-Lạc-Bộ Không-Quân ở phi-trường Bửu-Sơn. Vốn tính bay-bướm, Tống tuyển một cô-gái vào phụ việc, hẳn-nhiên là đẹp, giao cho cô-ta cất giữ tiền-nong. Cô thủ-quỹ ấy ôm trọn số tiền mấy trăm ngàn đồng trốn đi. Tống được Cấp Trên hạn cho một thời-gian ngắn để kiếm đủ số bù vào. Biết tôi là một viên-chức liêm-khiết, mà nhà lại nghèo, khó giúp được em; nhưng vì là chỗ anh+em, vui/buồn có nhau, nên Tống ra đây tìm tôi.
Đó là lần cuối anh+em chúng tôi gặp nhau khi còn ở trên đất nước Việt-Nam.
TÔI bị Việt-Cộng bắt ngày 17-4-1975, và ra khỏi Trại "Cải-Tạo" (sau cùng là trại Tiên-Lãnh, thuộc huyện Tiên-Phước, tỉnh Quảng-Nam) ngày 20-4-1987. Hai ngày sau, về đến nhà ở Nha-Trang, tôi mới biết là Lý Tống còn sống, và đã đến chốn an-toàn.
Em tôi là phi-công cuối-cùng và duy-nhất của Không-Quân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, lái phản-lực-cơ A-37 ném bom lên đầu Việt-Cộng để cản đường chúng tiến vào Miền Nam, rủi bị bắn gãy phi-cơ, nhảy dù xuống đất thì bị địch bắt, trên Quốc-Lộ số 1, Thị-Xã Cam-Ranh, ngày 05-4-1975. Tống bị tống-giam nhiều nơi, trong đó có trại A-30 của Tỉnh Phú+Khánh Việt-Cộng, vùng đất trước kia là Tỉnh Phú-Yên.
SAU một thời-gian thấy hơi yên-yên, các thuộc-viên cũ của tôi lần-lượt tìm đến thăm tôi. Những người đã từng ở trại A-30 trong cùng thời-gian Lý Tống bị giam ở đó, đã kể lại cho tôi nghe thái-độ bất-khuất của em trước mặt kẻ thù; nhất là có lần bị chúng bắt quỳ mà Tống quyết không chịu quỳ, bị chúng dí súng vào đầu và bắn xéo qua bên tai mà Tống vẫn cứ dõng-dạc quát lớn: "Bắn đi! Lý Tống này chết thì sẽ còn có trăm ngàn Lý Tống khác nữa!" Bản-lĩnh cao-cường cùng với câu nói lịch-sử đó đã được nhiều người, nhất là dân Phú-Yên và Khánh-Hòa, dù chỉ ở Trại A-30 sau ngày em đã trốn thoát nơi đây, hoặc ở ngoài đời mà chỉ được nghe người khác truyền miệng với nhau, kể lại với tôi với lòng cảm-phục vô-biên.
Trong giới Cảnh-Sát Quốc-Gia, có một nhân-vật nổi tiếng ngang-bướng; đó là trung-tá Nguyễn Văn Can, cựu Phó Giám-Đốc Cảnh-Sát Công-An Trung-Nguyên Trung-Phần, cựu Trưởng Ty CSQG Tỉnh Quảng-Ngãi. Can cũng bị giam ở trại A-30, và được mọi người kính phục, vì anh cũng đã công-khai chống lại Ban Giám-Thị và bọn cán-bộ quản-giáo; điển-hình là việc anh vẫn trước sau không chịu hát bài "Bác cùng chúng cháu hành-quân". Việt-Cộng hạch hỏi lý-do, anh đáp: "Tôi có cùng đi hành-quân với 'Bác' lần nào đâu?" Trong năm 1991, trên đường từ Huế trở vào Sài-Gòn, Can ghé thăm tôi ở Nha-Trang. Khi đề-cập đến Lý Tống, chính anh cũng không tiếc lời khen-phục em tôi.
Con-gái thứ ba của tôi, Xuân-Lộc, bị bắt về tội vượt biển, cũng có thời-gian bị đưa ra giam ở Trại A-30 nói trên. Cũng vì Lý Tống đã được mọi người trong Trại cũng như ngoài Trại biết đến, nên hầu như ngày nào cũng có nhiều tù-nhân lẫn với thường-dân tìm cách đến gần con tôi, để "xem mặt cháu của Lý Tống".
TẠI Nha-Trang, có một người con-gái đẹp, tên Thu-An. Cô là sinh-viên đại-học ở Hoa-Kỳ, về thăm nhà thì bị kẹt luôn vì vụ Việt-Cộng tiếm chiếm Miền Nam. Thân-phụ của cô là một sĩ-quan Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, cũng bị tập-trung "cải-tạo" tại Trại A-30. Thu-An đến thăm+nuôi cha, để ý thấy Tống lần nào cũng đi chân trần, thản-nhiên giẫm lên gai nhọn, đá sắc, đất nóng, than hồng. Thấy hiện-tượng lạ, Thu-An tưởng Tống không có gì mang, bèn gửi biếu Tống một đôi dép cao-su.
Những lần đến Trại sau đó, cô thấy Tống luôn mang theo đôi dép nói trên, bằng cách buộc dây đeo trên vai mình, còn chân thì vẫn đi không.
Thu-An vượt biển, bị bắt, bị giam cùng Trại A-30.
Được nghe kể lại về những thành-tích hào-hùng của Tống, lại tận mắt thấy sức mạnh tinh-thần phi-thường của chàng thanh-niên, người đẹp Nha-thành đã dành hẳn cho em tôi một mối tình đẹp như mộng và thơ.
Sau khi vượt thoát được Trại A-30, Lý Tống đã ghé đến thăm Thu-An, để chào từ-biệt trước khi đi tiếp vào Sài-Gòn tìm cách vượt biên.
Tống đã ra đi theo chí tang-bồng, biết đến bao giờ mới gặp lại nhau!
SAU đó, Thu-An qua Đức, và lập gia-đình.
Tống đã qua Mỹ, cũng như Xuân-Sơn, con trai của tôi. Thoát khỏi cõi địa-ngục này, ra với Thế-Giới Tự-Do là một may-mắn lớn nhất trong đời người dân Việt-Nam hiện nay.
LÝ Tống tên thật là Lê Văn Tống, sinh ngày mồng 1 tháng 9 năm 1945 tại Làng An-Cựu, Huyện Hương-Thủy, Tỉnh Thừa-Thiên.
Ngày 23-8-1964, Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Quảng-Đức có tổ-chức một bữa tiệc. Vừa mới bắt đầu thì Lê Văn Tống được viên Trưởng Xe Tuần-Cảnh hướng-dẫn vào phòng. Quan-khách không cho Tống đi tắm rửa, mà bắt ngồi vào bàn liền.
Tống xác-nhận những điều đã viết trong thư gửi tôi trước đó không lâu, là em quyết-định nghỉ học, đi chơi một vòng từ Trung-Nguyên lên Cao-Nguyên, rồi vào Sài-Gòn xin gia-nhập Không-Quân, nên ghé thăm tôi.
Có lẽ đây là lần đầu tiên học-sinh Lê Văn Tống có dịp chuyện-trò thoải-mái một lần với nhiều viên-chức và sĩ-quan cao-cấp: đại-tá Tỉnh-Trưởng kiêm Tiểu-Khu-Trưởng, đốc-sự Phó Tỉnh-Trưởng Hành-Chánh, trung-tá Tiểu-Khu-Phó kiêm Phó Tỉnh-Trưởng Nội-An, các Trưởng-Ty, các trung-tá Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội và Tỉnh-Đoàn-Trưởng Bảo-An, các viên-chức và sĩ-quan cố-vấn Hoa-Kỳ, v.v... Chắc-chắn là Tống đã nghe nhiều điều bổ-ích liên-quan đến quân-ngũ và Chính-Quyền.
Sau khi quan-khách ra về, Tống tiếp-tục ngồi lại với các đợt thực-khách khác từ các Quận & Xã về dự tiệc, vì họ rất khoái nói chuyện với "em ông Trưởng-Ty" mãi cho đến khuya.
Sau bữa tiệc ấy, chắc hẳn là lần đầu tiên Lý Tống uống rượu, mà lại uống nhiều, em say liên-tiếp hai ngày, chỉ nằm và cười một mình. Các thuộc-viên của tôi chốc chốc lại vào thăm Tống và nói với nhau: "Anh ấy thật là hiền-lành!"
Ở chơi với tôi đến ngày 02-9-1964 thì Tống lên đường vào Sài-Gòn thực-hiện chí-hướng của mình.
Qua năm 1965, một hôm trung-tá Phan Quang Điều, Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội địa-phương, mang hồ-sơ của Tống đến, để tôi đọc, xác-nhận, và ký tên bảo-đảm về phương-diện an-ninh chính-trị cho Tống.
Thế là em đã trở thành quân-nhân.
THỜI-GIAN 1970-1973, tôi coi Ngành Đặc-Cảnh Vùng II, văn-phòng đặt tại Nha-Trang; Tống thường về thăm.
Có hai hình-ảnh về em đã in đậm nét trong trí nhớ tôi.
Thứ nhất, hầu như lần nào Tống cũng dẫn theo một cô bạn gái, mỗi lần một cô khác nhau, và cô nào trông cũng xinh. Đó là chưa kể những cô mà tôi cũng như người nhà không có dịp thấy. Trong nhà, ngoài đường, ai cũng khen em có số đào-hoa. Vợ tôi hỏi em: "Sao chú chưa lập gia-đình?" Tống cười: "Em đang còn bay nhảy mà!"
Thứ hai, Tống có thói quen lái xe thật nhanh. Xe của tôi thì có chiếc sơn màu xanh+trắng của Cảnh-Sát, có chiếc sơn màu trắng sữa và mang bảng số ẩn-tế của thường-dân, mà Tống cứ lái vụt vào phi-trường quân-sự Long Vân cũng như một số đơn-vị quân-sự khác, không ngừng lại tại các trạm kiểm-soát của Quân-Cảnh, khiến các sĩ-quan an-ninh thỉnh-thoảng lại gọi than phiền với tôi. Các con tôi hỏi: "Chú lái xe gì mà nhanh dữ thế?" Tống đáp: "Thì chú bay mà!"
MỘT hôm, không lâu trước ngày Quân-Khu I thất-thủ, trong thời-gian tôi làm Giám-Đốc Đặc-Cảnh Vùng này, Trung-Tâm Hành-Quân của Sư-Đoàn I Không-Quân gọi điện-thoại báo tin là Tống đang bay từ Bửu-Sơn ra Đà-Nẵng để đến thăm tôi. Tôi rất mừng, vì tôi đã ra Vùng I từ cuối năm 1973, đến nay mới có dịp gặp lại nhau. Tôi vội vào phi-trường đón em.
Gặp nhau tôi mới biết là Tống đang gặp phải một chuyện khó-khăn. Số là Tống được cấp trên tín-nhiệm giao thêm phần-vụ quản-lý Câu-Lạc-Bộ Không-Quân ở phi-trường Bửu-Sơn. Vốn tính bay-bướm, Tống tuyển một cô-gái vào phụ việc, hẳn-nhiên là đẹp, giao cho cô-ta cất giữ tiền-nong. Cô thủ-quỹ ấy ôm trọn số tiền mấy trăm ngàn đồng trốn đi. Tống được Cấp Trên hạn cho một thời-gian ngắn để kiếm đủ số bù vào. Biết tôi là một viên-chức liêm-khiết, mà nhà lại nghèo, khó giúp được em; nhưng vì là chỗ anh+em, vui/buồn có nhau, nên Tống ra đây tìm tôi.
Đó là lần cuối anh+em chúng tôi gặp nhau khi còn ở trên đất nước Việt-Nam.
TÔI bị Việt-Cộng bắt ngày 17-4-1975, và ra khỏi Trại "Cải-Tạo" (sau cùng là trại Tiên-Lãnh, thuộc huyện Tiên-Phước, tỉnh Quảng-Nam) ngày 20-4-1987. Hai ngày sau, về đến nhà ở Nha-Trang, tôi mới biết là Lý Tống còn sống, và đã đến chốn an-toàn.
Em tôi là phi-công cuối-cùng và duy-nhất của Không-Quân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, lái phản-lực-cơ A-37 ném bom lên đầu Việt-Cộng để cản đường chúng tiến vào Miền Nam, rủi bị bắn gãy phi-cơ, nhảy dù xuống đất thì bị địch bắt, trên Quốc-Lộ số 1, Thị-Xã Cam-Ranh, ngày 05-4-1975. Tống bị tống-giam nhiều nơi, trong đó có trại A-30 của Tỉnh Phú+Khánh Việt-Cộng, vùng đất trước kia là Tỉnh Phú-Yên.
SAU một thời-gian thấy hơi yên-yên, các thuộc-viên cũ của tôi lần-lượt tìm đến thăm tôi. Những người đã từng ở trại A-30 trong cùng thời-gian Lý Tống bị giam ở đó, đã kể lại cho tôi nghe thái-độ bất-khuất của em trước mặt kẻ thù; nhất là có lần bị chúng bắt quỳ mà Tống quyết không chịu quỳ, bị chúng dí súng vào đầu và bắn xéo qua bên tai mà Tống vẫn cứ dõng-dạc quát lớn: "Bắn đi! Lý Tống này chết thì sẽ còn có trăm ngàn Lý Tống khác nữa!" Bản-lĩnh cao-cường cùng với câu nói lịch-sử đó đã được nhiều người, nhất là dân Phú-Yên và Khánh-Hòa, dù chỉ ở Trại A-30 sau ngày em đã trốn thoát nơi đây, hoặc ở ngoài đời mà chỉ được nghe người khác truyền miệng với nhau, kể lại với tôi với lòng cảm-phục vô-biên.
Trong giới Cảnh-Sát Quốc-Gia, có một nhân-vật nổi tiếng ngang-bướng; đó là trung-tá Nguyễn Văn Can, cựu Phó Giám-Đốc Cảnh-Sát Công-An Trung-Nguyên Trung-Phần, cựu Trưởng Ty CSQG Tỉnh Quảng-Ngãi. Can cũng bị giam ở trại A-30, và được mọi người kính phục, vì anh cũng đã công-khai chống lại Ban Giám-Thị và bọn cán-bộ quản-giáo; điển-hình là việc anh vẫn trước sau không chịu hát bài "Bác cùng chúng cháu hành-quân". Việt-Cộng hạch hỏi lý-do, anh đáp: "Tôi có cùng đi hành-quân với 'Bác' lần nào đâu?" Trong năm 1991, trên đường từ Huế trở vào Sài-Gòn, Can ghé thăm tôi ở Nha-Trang. Khi đề-cập đến Lý Tống, chính anh cũng không tiếc lời khen-phục em tôi.
Con-gái thứ ba của tôi, Xuân-Lộc, bị bắt về tội vượt biển, cũng có thời-gian bị đưa ra giam ở Trại A-30 nói trên. Cũng vì Lý Tống đã được mọi người trong Trại cũng như ngoài Trại biết đến, nên hầu như ngày nào cũng có nhiều tù-nhân lẫn với thường-dân tìm cách đến gần con tôi, để "xem mặt cháu của Lý Tống".
TẠI Nha-Trang, có một người con-gái đẹp, tên Thu-An. Cô là sinh-viên đại-học ở Hoa-Kỳ, về thăm nhà thì bị kẹt luôn vì vụ Việt-Cộng tiếm chiếm Miền Nam. Thân-phụ của cô là một sĩ-quan Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, cũng bị tập-trung "cải-tạo" tại Trại A-30. Thu-An đến thăm+nuôi cha, để ý thấy Tống lần nào cũng đi chân trần, thản-nhiên giẫm lên gai nhọn, đá sắc, đất nóng, than hồng. Thấy hiện-tượng lạ, Thu-An tưởng Tống không có gì mang, bèn gửi biếu Tống một đôi dép cao-su.
Những lần đến Trại sau đó, cô thấy Tống luôn mang theo đôi dép nói trên, bằng cách buộc dây đeo trên vai mình, còn chân thì vẫn đi không.
Thu-An vượt biển, bị bắt, bị giam cùng Trại A-30.
Được nghe kể lại về những thành-tích hào-hùng của Tống, lại tận mắt thấy sức mạnh tinh-thần phi-thường của chàng thanh-niên, người đẹp Nha-thành đã dành hẳn cho em tôi một mối tình đẹp như mộng và thơ.
Sau khi vượt thoát được Trại A-30, Lý Tống đã ghé đến thăm Thu-An, để chào từ-biệt trước khi đi tiếp vào Sài-Gòn tìm cách vượt biên.
Tống đã ra đi theo chí tang-bồng, biết đến bao giờ mới gặp lại nhau!
SAU đó, Thu-An qua Đức, và lập gia-đình.
Cha+mẹ Thu-An với tôi là chỗ đồng-hương, cùng quê Hưng-Yên.
Bà-mẹ thường đến thăm tôi.
Năm 1990, bà đi thăm con ở Tây-Đức về, cho tôi biết là Lý Tống có xuất-bản một cuốn sách, nhan đề "Ó Đen". Cuốn sách ấy đã đến tay Thu-An. Bà có đọc nó ở Đức, và nói với tôi: "Đáng lẽ Tống nên tránh nhắc và in ảnh của Thu-An trong sách, khi người con-gái đã lập gia-đình".
Năm 1991, Thu-An cùng chồng và hai con về Việt-Nam; tôi có gặp và mừng cho Thu-An có một người chồng đẹp trai, rất cưng yêu vợ, thật là xứng đôi.
NHỮNG người quen-biết cũ của anh+em chúng tôi cho tôi biết là Lý Tống đã xâm-nhập vào phi-trường Tân-Sơn-Nhất, nơi được Việt-Cộng canh gác kỹ-càng. Thế mà Tống leo lên được một chiếc phi-cơ, định đánh cắp nó, nhưng bị trục-trặc máy-móc nên không lái bay đi đuợc; song đã thoát ra an-toàn. Trong hành-động này, đã có một vài người thân, trong đó có cả người đẹp, đồng lòng tiếp sức với em.
Bà-con còn kể lại rằng, trong những ngày Tống trốn-tránh Công-An Việt-Cộng ở Sài-Gòn, vào năm 1980, có nhiều cô gái đã đến với Tống; thậm-chí họ còn ghen nhau, làm người chủ nhà hết hồn.
BẢY năm sau đó, được tin tôi mới từ Trại "Cải-Tạo" về nhà, một người con-gái tên Hạnh từ Sài-Gòn gửi thư ra Nha-Trang thăm tôi, cho biết địa-chỉ, và ngỏ lời mời, khi nào có dịp tôi vào Sài-Gòn thì ghé thăm cô, để cô được dịp làm quen, vì cô là một bạn cũ của em tôi. Nội-dung lá thư trang-nhã, nét chữ viết đẹp, lời-lẽ lễ-phép, thân-mật, nhưng tôi cảm thấy có ngụ trong đó một chút tự-tin và tự-hào. Tống đã từng có không biết bao nhiêu bạn gái, thuộc nhiều thành-phần... Bảy năm qua rồi, còn gì! Ý Hạnh muốn cho tôi thấy ở cô có một giá-trị nào đó; ít nhất thì cô cũng có nhà cửa đường-hoàng, vẫn còn nặng tình với Tống, còn muốn ra mắt bà-con...
Cuối năm 1991, nhân dịp tôi vào để lập thủ-tục xuất-cảnh tại thành-phố thủ-đô xưa, Hạnh đến thăm tôi. Qua cơn dâu bể, tôi chưa thấy có một cựu-nữ-sinh-viên Văn-Khoa Sài-Gòn nào còn ở lại với quê-hương khốn-khổ mà còn giữ được dáng-vóc yêu-kiều của một thời xa-xưa như Hạnh của em tôi.
Hạnh cho tôi biết nội-dung của cuốn "Ó Đen", mà Tống lén-lút gửi về từng phần, về cuộc vượt-biên vượt-biển lịch-sử của Lý Tống mà cả thế-giới đều đã ngợi-ca: trong sự-nghiệp đó, ở giai-đoạn đầu, tuy đánh cắp hụt phi-cơ, Hạnh đã đóng-góp một phần vô-giá cho Tống đột-nhập phi-trường.
Tôi hỏi Hạnh có muốn đi Mỹ không. Biết ý tôi hỏi có muốn qua với Tống không, Hạnh đáp: "Không". Tôi hỏi vì sao. Trả lời: "Vì nếu qua Mỹ thì phải làm lại tất cả". Tôi hiểu ý Hạnh, không phải nói về công-ăn việc-làm, mà nói về tình-cảm giữa hai người. Tôi hỏi: "Sao phải làm lại?" Hạnh đáp: "Làm lại về phía anh ấy, chứ về phía em thì có gián-đoạn gì đâu!" Tôi hỏi Hạnh về tương-lai, cô đáp: "Em sẽ ở vậy trọn đời!" Tôi lại hỏi thêm: "Tống có còn gì dành cho em không?" Hạnh nhìn thẳng vào mắt tôi: "Anh ấy nếu không còn gì cho em, thì vẫn còn có một cái gì vô-cùng cao-đẹp hơn, cho mọi người!"
Tình yêu của Hạnh đã chuyển từ một vô-vọng vị-kỷ sang một kỳ-vọng vị-tha.
TỪ cách nửa vòng quả đất, Tống được tin tôi đã về nên gửi thư về thăm tôi. Và khi Tống đang chuẩn-bị luận-án tiến-sĩ thì em có gửi cho tôi hai bản lược-đồ, nội-dung chủ-đề "Integrative Elephantism and the Causes of War Initiation" và "The Bull's Eye of Integrative Elephantism". Vì không kèm theo bản văn nên tôi không thể hiểu được ý chính; chỉ thấy lờ-mờ:
Lược-đồ thứ nhất "Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?) và Những Nguyên-Nhân Khởi-Chiến", là một con voi đứng trên nền-tảng kỹ-thuật bằng hai chân sau (Năng-Lực Công-Nghiệp và Năng-Lực Quân-Sự), đưa cao hai chân trước lên (Năng-Lực Chính-Trị và Đặc-Tính Quốc-Dân), cho thấy cái bụng là Lĩnh-Thổ, cái lưng là Dân-Cư, cái đuôi vẫy lá cờ Mỹ, Chủ-Nghĩa Lý-Tưởng Đạo-Đức, cái cổ là An-Ninh Quốc-Gia, cái tai là Chủ-Nghĩa Hiện-Thực Chính-Trị, đầu đội chiếc mũ biểu-trưng USA, đôi mắt là Quyền-Lợi Quốc-Dân, cặp ngà là Tinh-Thần Phản-Cách-Mệnh; cái vòi quấn quanh và nâng lên cao một cô thiếu-nữ mặc quần-áo tắm (không rõ là để quật chết hay để tung hô) với cái nhãn-hiệu Chủ-Nghĩa Đế-Quốc (không rõ để chỉ cô gái hay chỉ cái vòi);
Lược-đồ thứ hai là "Trung-Tâm-Điểm (hoặc Yếu-Tố Thành-Công) của Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?)" cho thấy 5 cấp-độ: giữa Hòa-Bình và Cạnh-Tranh 20%, từ Cạnh-Tranh đến Tranh-Chấp Nhẹ 40%, từ Tranh-Chấp Nhẹ đến Tranh-Chấp Nặng 60%, từ Tranh-Chấp Nặng đến Bờ-Vực Chiến-Tranh 80%, và từ đó đến Chiến-Tranh 100%, với nhiều phụ-chú chi-tiết linh-tinh.
Tôi chỉ hiểu được thế thôi, và lại tự hỏi chẳng lẽ Tống muốn nói về chính-đảng Cộng-Hòa của Mỹ mà biểu-tượng là Con Voi, hay muốn triết-lý về câu chuyện một số người mù "thấy" Voi của Việt-Nam? Chắc phải là một kết-luận cho một công-trình nghiên-cứu lớn về tình-hình toàn-cầu. Chung-quy tôi vẫn chưa hiểu Tống muốn nói gì. Chính-trị mà!
TỐNG tiến-hành nhiều dự-án cùng một lần. Thí-dụ em đã nhờ tôi hợp-tác soạn-thảo một tác-phẩm mệnh-danh "Tự-Điển Thi-Nhân"; nhưng đó chỉ là một cuốn sách gợi ý, gợi vần, tìm chữ cho người mới tập làm thơ, sắp xếp theo thứ-tự từ-điển: A thì "lắm a?", "thế a?", rồi đến "ba-ba", "thu-ba", "yên-ba", v.v... Tự-điển này gồm ba thứ tiếng Việt-Anh-Pháp: Tống muốn giúp cho cả những người nói tiếng Anh, tiếng Pháp cũng có thể dùng nó để chọn chữ, gieo vần, làm thơ Việt-Nam!
Năm 1990, bà đi thăm con ở Tây-Đức về, cho tôi biết là Lý Tống có xuất-bản một cuốn sách, nhan đề "Ó Đen". Cuốn sách ấy đã đến tay Thu-An. Bà có đọc nó ở Đức, và nói với tôi: "Đáng lẽ Tống nên tránh nhắc và in ảnh của Thu-An trong sách, khi người con-gái đã lập gia-đình".
Năm 1991, Thu-An cùng chồng và hai con về Việt-Nam; tôi có gặp và mừng cho Thu-An có một người chồng đẹp trai, rất cưng yêu vợ, thật là xứng đôi.
NHỮNG người quen-biết cũ của anh+em chúng tôi cho tôi biết là Lý Tống đã xâm-nhập vào phi-trường Tân-Sơn-Nhất, nơi được Việt-Cộng canh gác kỹ-càng. Thế mà Tống leo lên được một chiếc phi-cơ, định đánh cắp nó, nhưng bị trục-trặc máy-móc nên không lái bay đi đuợc; song đã thoát ra an-toàn. Trong hành-động này, đã có một vài người thân, trong đó có cả người đẹp, đồng lòng tiếp sức với em.
Bà-con còn kể lại rằng, trong những ngày Tống trốn-tránh Công-An Việt-Cộng ở Sài-Gòn, vào năm 1980, có nhiều cô gái đã đến với Tống; thậm-chí họ còn ghen nhau, làm người chủ nhà hết hồn.
BẢY năm sau đó, được tin tôi mới từ Trại "Cải-Tạo" về nhà, một người con-gái tên Hạnh từ Sài-Gòn gửi thư ra Nha-Trang thăm tôi, cho biết địa-chỉ, và ngỏ lời mời, khi nào có dịp tôi vào Sài-Gòn thì ghé thăm cô, để cô được dịp làm quen, vì cô là một bạn cũ của em tôi. Nội-dung lá thư trang-nhã, nét chữ viết đẹp, lời-lẽ lễ-phép, thân-mật, nhưng tôi cảm thấy có ngụ trong đó một chút tự-tin và tự-hào. Tống đã từng có không biết bao nhiêu bạn gái, thuộc nhiều thành-phần... Bảy năm qua rồi, còn gì! Ý Hạnh muốn cho tôi thấy ở cô có một giá-trị nào đó; ít nhất thì cô cũng có nhà cửa đường-hoàng, vẫn còn nặng tình với Tống, còn muốn ra mắt bà-con...
Cuối năm 1991, nhân dịp tôi vào để lập thủ-tục xuất-cảnh tại thành-phố thủ-đô xưa, Hạnh đến thăm tôi. Qua cơn dâu bể, tôi chưa thấy có một cựu-nữ-sinh-viên Văn-Khoa Sài-Gòn nào còn ở lại với quê-hương khốn-khổ mà còn giữ được dáng-vóc yêu-kiều của một thời xa-xưa như Hạnh của em tôi.
Hạnh cho tôi biết nội-dung của cuốn "Ó Đen", mà Tống lén-lút gửi về từng phần, về cuộc vượt-biên vượt-biển lịch-sử của Lý Tống mà cả thế-giới đều đã ngợi-ca: trong sự-nghiệp đó, ở giai-đoạn đầu, tuy đánh cắp hụt phi-cơ, Hạnh đã đóng-góp một phần vô-giá cho Tống đột-nhập phi-trường.
Tôi hỏi Hạnh có muốn đi Mỹ không. Biết ý tôi hỏi có muốn qua với Tống không, Hạnh đáp: "Không". Tôi hỏi vì sao. Trả lời: "Vì nếu qua Mỹ thì phải làm lại tất cả". Tôi hiểu ý Hạnh, không phải nói về công-ăn việc-làm, mà nói về tình-cảm giữa hai người. Tôi hỏi: "Sao phải làm lại?" Hạnh đáp: "Làm lại về phía anh ấy, chứ về phía em thì có gián-đoạn gì đâu!" Tôi hỏi Hạnh về tương-lai, cô đáp: "Em sẽ ở vậy trọn đời!" Tôi lại hỏi thêm: "Tống có còn gì dành cho em không?" Hạnh nhìn thẳng vào mắt tôi: "Anh ấy nếu không còn gì cho em, thì vẫn còn có một cái gì vô-cùng cao-đẹp hơn, cho mọi người!"
Tình yêu của Hạnh đã chuyển từ một vô-vọng vị-kỷ sang một kỳ-vọng vị-tha.
TỪ cách nửa vòng quả đất, Tống được tin tôi đã về nên gửi thư về thăm tôi. Và khi Tống đang chuẩn-bị luận-án tiến-sĩ thì em có gửi cho tôi hai bản lược-đồ, nội-dung chủ-đề "Integrative Elephantism and the Causes of War Initiation" và "The Bull's Eye of Integrative Elephantism". Vì không kèm theo bản văn nên tôi không thể hiểu được ý chính; chỉ thấy lờ-mờ:
Lược-đồ thứ nhất "Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?) và Những Nguyên-Nhân Khởi-Chiến", là một con voi đứng trên nền-tảng kỹ-thuật bằng hai chân sau (Năng-Lực Công-Nghiệp và Năng-Lực Quân-Sự), đưa cao hai chân trước lên (Năng-Lực Chính-Trị và Đặc-Tính Quốc-Dân), cho thấy cái bụng là Lĩnh-Thổ, cái lưng là Dân-Cư, cái đuôi vẫy lá cờ Mỹ, Chủ-Nghĩa Lý-Tưởng Đạo-Đức, cái cổ là An-Ninh Quốc-Gia, cái tai là Chủ-Nghĩa Hiện-Thực Chính-Trị, đầu đội chiếc mũ biểu-trưng USA, đôi mắt là Quyền-Lợi Quốc-Dân, cặp ngà là Tinh-Thần Phản-Cách-Mệnh; cái vòi quấn quanh và nâng lên cao một cô thiếu-nữ mặc quần-áo tắm (không rõ là để quật chết hay để tung hô) với cái nhãn-hiệu Chủ-Nghĩa Đế-Quốc (không rõ để chỉ cô gái hay chỉ cái vòi);
Lược-đồ thứ hai là "Trung-Tâm-Điểm (hoặc Yếu-Tố Thành-Công) của Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?)" cho thấy 5 cấp-độ: giữa Hòa-Bình và Cạnh-Tranh 20%, từ Cạnh-Tranh đến Tranh-Chấp Nhẹ 40%, từ Tranh-Chấp Nhẹ đến Tranh-Chấp Nặng 60%, từ Tranh-Chấp Nặng đến Bờ-Vực Chiến-Tranh 80%, và từ đó đến Chiến-Tranh 100%, với nhiều phụ-chú chi-tiết linh-tinh.
Tôi chỉ hiểu được thế thôi, và lại tự hỏi chẳng lẽ Tống muốn nói về chính-đảng Cộng-Hòa của Mỹ mà biểu-tượng là Con Voi, hay muốn triết-lý về câu chuyện một số người mù "thấy" Voi của Việt-Nam? Chắc phải là một kết-luận cho một công-trình nghiên-cứu lớn về tình-hình toàn-cầu. Chung-quy tôi vẫn chưa hiểu Tống muốn nói gì. Chính-trị mà!
TỐNG tiến-hành nhiều dự-án cùng một lần. Thí-dụ em đã nhờ tôi hợp-tác soạn-thảo một tác-phẩm mệnh-danh "Tự-Điển Thi-Nhân"; nhưng đó chỉ là một cuốn sách gợi ý, gợi vần, tìm chữ cho người mới tập làm thơ, sắp xếp theo thứ-tự từ-điển: A thì "lắm a?", "thế a?", rồi đến "ba-ba", "thu-ba", "yên-ba", v.v... Tự-điển này gồm ba thứ tiếng Việt-Anh-Pháp: Tống muốn giúp cho cả những người nói tiếng Anh, tiếng Pháp cũng có thể dùng nó để chọn chữ, gieo vần, làm thơ Việt-Nam!
LÒNG tôi nôn-nao đợi ngày lên đường.
Qua Mỹ với Tống tôi sẽ thấy rõ, chắc là toàn những việc làm động-địa kinh-thiên, của một anh-hùng hậu-chiến Việt-Nam!
Qua Mỹ với Tống tôi sẽ thấy rõ, chắc là toàn những việc làm động-địa kinh-thiên, của một anh-hùng hậu-chiến Việt-Nam!
LÊ
XUÂN NHUẬN
Thursday, March 21, 2019
Lý Tống - Anh Là Ai ?
Lý Tống, ngoài danh danh hiệu Ó Đen, tên phi đoàn 548 anh phục vụ ở Vùng 2 của Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975. Sau đây là các danh hiệu do báo chí ngoại quốc gọi và đặt cho trong thời gian Lý Tống thi hành các sứ mệnh chống cộng thần sầu sau năm 1975 trên khắp thế giới:
James Bond 007, Papillon, Top Gun, Leaflet Cowboy, Robin Hood, Don Quixote, Folk Hero, True Patriot, Mr. Impossible, The Last Action Hero, Resistance Icon, Freedom Fighter, Mr. Franklin ....nhiều và còn nhiều nữa.
Các câu Lý Tống thường nói
Ta cúi đầu, cộng cỡi cổ. Ta đứng dậy, cộng sụp đổ!
Mưu sự tại Lý Tống, Thành sự do Đồng Bào!
Thà bị nhầm lẫn hơn là vô trách nhiệm!
Lý Tống được Sử gia Tiến sĩ Stephen E. Ambrose ví với một vị Tổng Thống vĩ đại của Hoa Kỳ :" Like Eisenhower, a fighter for freedom, a hero from another war ".
Mời qúy vị và các bạn theo dỏi thiên tiểu sử thần kỳ độc đáo của một đứa con Mẹ Việt Nam trong thời nhiểu nhương, " khó sống ".
Tiểu sử Lý Tống
Lý Tống sinh ngày 1 tháng 9 năm 1945 tại Huế, gia nhập Binh chủng Không quân năm 1965, thuộc Khóa 65A, và du học Hoa Kỳ năm 1966. Vì trừng trị một niên trưởng hắc ám, Lý Tống bị kỷ luật, bị sa thải và trở về nước. Lý Tống được tuyển vào hãng Pacific Architech & Engineer và chỉ trong vòng 3 tháng thực tập ngành Thảo Chương Viên, Lý Tống tự động sửa một program chính của hãng, giảm thiểu nhân số phòng Phân Tích từ 5 nhân viên xuống còn một mình Lý Tống. Do công trạng thần kỳ đó, Lý Tống được Chủ Tịch Hội IBM Chapter Việt Nam đề nghị bầu vào chức Phó Chủ Tịch và cấp học bổng du học ngành Programmer. Nha Động Viên đã gọi Lý Tống nhập ngũ Khoá 4/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức trước khi Lý Tống hoàn thành thủ tục nên anh bỏ mất cơ hội du học Hoa Kỳ lần thứ nhì. Lý Tống là người duy nhất bị sa thải vì kỷ luật được trở lại Không Quân Khoá 33/69 và tốt nghiệp Hoa Tiêu ngành Quan Sát. Năm 1973, Lý Tống được huấn luyện lái phi cơ A.37, trở thành Phi Công Phản Lực Cường Kích. Vốn là người của xứ cố đô ngàn năm văn vật, Lý Tống là một tổng hợp của nhiều con người: Vừa giang hồ lãng tử, vừa nghệ sỹ, businessman, vừa là hoa tiêu gan lì gai góc. Đề cập đến các chiến tích lẫy lừng với Danh hiệu TOP GUN của Lý Tống, có câu nhận xét của Phi công cùng Phi Đoàn Ó Đen thường được nhắc nhở đến: “Nếu 4 Vùng Chiến thuật có 4 Lý Tống, VC sẽ không ngóc đầu lên nỗi!“ Sáu trong hàng trăm Phi Vụ “Tử Thần“ của Phi Đoàn 548 có sự tham dự của Lý Tống gồm: (1) Phước Long: Phi vụ đánh tan nhiều mũi tấn công cuả VC vào Tỉnh Phước Long, ngoài huy chương Anh Dũng Bội Tinh về chiến tích, Lý Tống còn được tưởng thưởng về giá trị Văn học của Bài Thơ Lý Tống diễn tả lại trận đánh nầy. (2) Tây Nguyên: Phi vụ tiêu diệt toàn bộ hàng trăm xe tiếp tế của VC tại Tây Nguyên. (3) Đèo Phượng Hoàng: Phi vụ ngăn chận đạo quân VC ồ ạt chuyển quân từ Ban Mê Thuột về hướng Đèo Phượng Hoàng. Do say mê bắn xe tăng VC, Lý Tống đã bay xuống thấp đến nỗi phi cơ bị trúng một số mãnh phi đạn do mình bắn ra cùng đất đá văng lên làm phi cơ bị phế thải vì kính phòng lái và bụng máy bay bị thủng 38 lỗ đạn! (4) Phi Vụ BOB: Bay theo sự hướng dẫn của Radar Đài Kiểm Báo. Trong Phi vụ này, Phi tuần Trưởng không đánh bom, nghĩ rằng Bộ Chỉ Huy chấm nhầm tọa độ vì chợt phát hiện vòng đai Phi trường Phù Cát qua lỗ hỗng mây! Lý Tống Phi tuần Phó, tự động bấm bom theo phản xạ khi nghe hiệu lệnh vô tuyến thay vì theo lệnh Phi tuần Trưởng nên toàn bộ Phi công của Phi đội bay theo sau đã thả bom theo Lý Tống. Kết quả toàn bộ Sư Đoàn 23 Sao Vàng của VC bị tiêu diệt và phải mất một tuần lễ mới chôn hết thi thể địch quân. (5) Cầu Dziên Bình: Một đầu cầu chiến lược huyết mạch tại ngã ba biên giới Việt- Miên- Lào, do 4 Trung đoàn Phòng không thiện chiến nhất của VC trấn giữ, được VC dùng để chuyển quân, vũ khí và tiếp liệu ồ ạt vào Tây nguyên. Về đêm, khi phòng không địch khai hỏa, Dziên Bình bỗng rực sáng như “Thành phố San Francisco vừa lên đèn!“ Nhóm phi công cảm tử gồm 4 người. Lý Tống là người tình nguyện duy nhất đầu tiên và động viên, kêu gọi vài phi công bạn cùng tham gia. Bốn phản lực cơ A 37 cất cánh từ Pleiku, bay đi Kontum để đánh lạc hướng địch, rồi từ Kontum, “bay trên ngọn cỏ, dưới ngọn cây“ men theo sườn đồi, hẻm núi, từ sát mặt đất phóng vụt lên, nhào xuống đánh sập cầu Dziên Bình bằng Chiến thuật Đột Kích. Theo sự đánh giá của Khối Tình Báo Chiến Lược, nếu không có phi vụ đánh sập cầu Dziên Bình của nhóm cảm tử Lý Tống, Miền Nam VN đã rơi vào tay CS năm 1974 thay vì năm 1975! (6) Phi Vụ Cuối Cùng: Vào phút hấp hối của Quê Mẹ, Lý Tống thi hành phi vụ đánh sập cầu Ba Ngòi gần Cam Ranh, ngăn chận làn sóng tiến công ồ ạt của Cộng quân vào Phan Rang. Thấy dân chúng đông như kiến, lũ lượt xô đẩy nhau qua cầu chạy giặc, Lý Tống quyết định bay xuống thấp sát mặt đất làm hiệu để dân chạy nạn tránh đi, nhưng dòng người cứ ào ạt tràn qua cầu. Do trái tim đầy lòng nhân ái luôn nghĩ đến sự an nguy và tính mạng dân lành vô tội, Lý Tống phải bay thấp đến vòng thứ ba, nên khi vừa lấy cao độ để thả bom, chiếc phản lực cơ A 37 của phi công Lý Tống bị hỏa tiển SA7 tầm nhiệt VC bắn trúng ở cao độ 100 mét, vở thành nhiều mãnh. Lý Tống đã tung cánh dù trong vòng lửa đạn và bị bắt sau hơn 1 giờ bôn tẩu vào ngày 5 tháng 4 năm 1975. Lý Tống cùng chung số phận với những người tù cải tạo Miền Nam.
Lý Tống trong ngày ra tòa ở Bangkok “I will go back to serve my country”
Về Danh Hiệu PAPILLON, Lý Tống đã sáu (6) lần vượt ngục, chỉ thua Papillon Pháp, người vượt ngục chín (9) lần. Sự khác biệt giữa Henri Charrièrre và Lý Tống gồm các điểm: * Henri chuyên vượt ngục bằng đường biển, Lý Tống “chuyên trị“ đường bộ.* Henri luôn luôn dùng tiền nhờ người khác giúp đỡ và hợp tác, Lý Tống chỉ trốn một mình và mọi kế họach từ A đến Z đều chính tự mình vạch ra và thực hiện. * Ngoài ra, Henri chỉ chú tâm vượt rào “ra“ vì sự sống còn của bản thân, Lý Tống còn 3 lần vượt rào “vào“ các Phi trường (2 lần Phi trường Tân Sơn Nhất và 1 lần Phi trường Ubon Rachathani tại Thái Lan, tức Tổng cộng 9 lần bằng Henri Charrière) để đánh cắp máy bay, thi hành các Điệp vụ vì sự sống còn của Dân tộc VN. Sáu lần vượt ngục xẩy ra lần lượt tại1) Nhà tù Lam Sơn (Tại đây Lý Tống thường được bạn đồng tù nhắc lại câu nói bất hủ: “Bắn đi! Lý Tống này chết đi còn có trăm ngàn Lý Tống khác!“ (2) Nhà tù A.30 (Tại đây, Đại Úy Ngọc, bạn tù, thường nhắc lại câu nói của các thanh niên Miền Thùy Dương Cát Trắng ái mộ: “Lý Tống là Thần tượng Tuổi trẻ Nha Trang“; (3) Phòng giam An ninh tại Nhà ga Nam Vang ; (4) Nhà tù 7708 ở Nam Vang ; (5) Trại Nong Samet tại biên giới Miên-Thái và (6) Nhà tù Xuân Phước tức A.20. Thành tích vượt ngục được Ông Julian, Trưởng Phòng Phản gián Singapore, đánh giá: “Lý Tống là bậc thầy của Papillon.“ Lần vượt ngục thứ nhì, sau gần 6 năm tù, Lý Tống đã thực hiện đúng câu đã từng tuyên bố: “Các ông có quyền bắt tôi, bỏ tù tôi, nhưng quyền ’tự thả, tự phóng thích’ khỏi nhà tù lúc nào là quyền của tôi!“ Lý Tống trốn thoát Trại tù A.30 tỉnh Phú Khánh ngày 12/7/1980. Ra khỏi chốn tù đày, về đến Sài Gòn, Lý Tống đột nhập phi trường Tân Sơn Nhất 2 lần dự định cướp máy bay ném bom Bộ Chỉ Huy tại Trại A.30 để cứu bạn tù như đã hứa. Mưu sự không thành do toàn bộ phi cơ VNCH bị bộ đội CS “làm thịt’’ bán sắt vụn, tháng 9/1981 Lý Tống rời quê hương tìm tự do bằng đường bộ, xuyên qua 5 quốc gia, dài hơn 3 ngàn cây số, trong thời gian gần 2 năm, trốn thoát 3 nhà tù, cuối cùng bơi qua eo biển Johore Baru từ Mã Lai đến Singapore, và được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho đi định cư tại Mỹ vào ngày 1/9/1983. Cuộc hành trình vượt biên tìm tự do của Lý Tống ly kỳ vô tiền khoáng hậu, độc nhất vô nhị của thế kỷ 20 được Tổng Thống Ronald Reagan vinh danh qua nhận định: “Your courage is an example and inspiration to all who would know the price of freedom“ (Sự can trường bất khuất của Lý Tống là một biểu tượng và nguồn cảm hứng cho những ai muốn biết cái giá của tự do); và được ca tụng bởi những Tờ báo, Tạp chí nổi tiếng nhất thế giới như: Barry Wain của The Wall Street Journal: “Ly Tong is in a class by himself,“ và Anthony Paul của Reader’s Digest: “His flight has become one of the great escape saga of our time.“
Lý Tống đến Hoa Kỳ dừng chân đầu tiên tại Thành phố Boston, đúng ngày sinh nhật 1/9/1984. Lý Tống nộp đơn học trường Harvard nhưng bị từ chối vì không có “học bạ“ và không đủ khả năng tài chánh trả học phí tại trường học đắc đỏ nhất Mỹ quốc. Lý Tống đã tuyên bố: “Hôm nay tôi xin làm Học Trò, Harvard từ chối. Sau này Harvard mời làm Thầy, tôi cũng sẽ từ chối! “Sau khi chu du qua các Tiểu Bang New York, Washington DC, California, Texas... Lý Tống định cư tại New Orleans, Louisiana, làm Quãn lý China Nite Club, lập Đảng “Trừ Gian Diệt Bạo“ đơn thương độc mã “bắn chết“ một tên cướp Mỹ đen ngày 9/7/1984 và sau đó đánh “tắt thở“ một tên anh chị VN.
Sau 9 năm đèn sách, Lý Tống lần lượt đậu các bằng Cử Nhân Khoa Chính Trị và Cử Nhân phụ Khoa Pháp Văn (1988), Thạc sĩ (11/8/1990). Lý Tống được Sử gia Tiến sĩ Stephen E. Ambrose ví với một vị Tổng Thống vĩ đại của Hoa Kỳ:“ Like Eisenhower, a fighter for freedom, a hero from another war.“ Năm 1992 Lý Tống hoàn tất chương trình Tiến sĩ Chính Trị ngành Bang Giao Quốc Tế và chuẩn bị trình Luận án Tiến sĩ tại Đại Học New Orleans về đề tài “Học Thuyết Chất Xúc Tác: Cách Mạng Và Phản Cách Mạng’’ tức “Sức Mạnh Quần Chúng’’ (People’s Power). Nhân sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Lý Tống trở về VN áp dụng học thuyết do mình phát kiến, được nhiều quốc gia áp dụng thành công đã lật đổ 23 Chế Độ độc tài trên thế giới trong 2 thập kỷ qua, để thực hiện cuộc “Cách Mạng Đua Xe’’ bằng cách đột nhập phi trường Ubon Rachathani của Thái Lan đêm 1/9/1992, định đánh cắp phi cơ bay về Sài Gòn dội bom kho xăng Khánh Hội vào dịp Quốc Khánh VC ngày 2/9/1992 để gây bạo loạn và tạo nên Chất Xúc Tác, đốt lên ngọn lửa đấu tranh tại quê mẹ. Điệp vụ bất thành vì bình điện phi cơ yếu, mở máy không nổ, Anh chuyển sang phương án 2, khống chế chiếc Air Bus 321-200 cuả Hàng Không VC ngày 4/9/1992 từ Bangkok về Sài Gòn, thả 50 ngàn truyền đơn kêu gọi đồng bào Tổng Nổi Dậy lật đổ chế độ bạo quyền CS. Lý Tống định chun qua cửa sổ hẹp của phòng lái (cocpit) thì bị áp suất và gió mạnh hút ra khỏi phi cơ và nhờ dù không mở nên thoát hiểm khỏi hàng trăm họng súng Phòng Không VC đang ghìm chờ và 2 chiếc MIG bám sát trên Không phận Sài Gòn và sau đó thoát chết nhờ rơi vào giữa ao rau muống. Sau 4 giờ trốn tránh truy nã, Lý Tống bị bắt, bị kết án 20 năm tù và bị đòi bồi thường ½ triệu Mỹ Kim vì làm hư 2 cánh cửa phi cơ khi mở nhảy dù, với câu tuyên bố bất hủ trước Tòa VC: “Tôi Quốc tịch Việt Nam Cộng Hòa“ và “Tôi trở về đây nhân danh Tổ quốc, Công lý để lật đổ Chế độ CS. Các ông cũng nhân danh Tổ quốc, Công lý để kết tội tôi. Tại phiên tòa này các ông là quan tòa, tôi là bị cáo. Nhưng ngoài phiên tòa này còn có Tòa án Lịch sử và toàn Dân VN sẽ là những vị quan tòa công minh nhất, họ sẽ định công, định tội tôi và các ông!“ Lý Tống tuyệt thực 48 ngày tại Khám Chí Hòa, bị chuyển đến Nhà tù Xuân Lộc nhưng Trại không dám nhận sợ Lý Tống trốn trại Giám Đốc phải vào tù thế chỗ! Khi chuyển ra Nhà tù Xuân Phước, Lý Tống vượt ngục thất bại nên Đầu vụ 5 Nhóm đều bị chuyển ra Miền Bắc, Nhà tù Ba Sao, Nam Hà. Lý Tống đã Tuyệt Thực tổng cộng 6 lần trong 21 năm tù đày: (1) Aran Jail (Thái Lan ) 7 ngày ; (2) Khám Chí Hòa 48 ngày; Nhà tù Ba Sao, Nam Hà, 1 tháng; Nhà tù Rayong (Thái Lan) 2 lần: Lần đầu 6 tháng và lần nhì 33 ngày và Trại tù Klong Prem 52 ngày. Tại Nhà tù Ba Sao, Lý Tống tuyệt thực 1 tháng, trong đó có 3 tuần bị cúp nước uống, nhưng kết thúc thắng lợi và Bộ Nội vụ đã chấp thuận 4 Yêu Sách của Lý Tống: 1. Tù Chính trị được ở riêng. 2. Không lao động. 3. Được sinh hoạt bình thường. 4. Được đọc sách báo tự do (kể cả sách báo từ Mỹ gữi về). Lý Tống đã từ chối hớt tóc với câu tuyên bố trước mặt Giám Đốc Trại: “Ông có thể cắt đầu tôi nhưng không thể cắt tóc tôi.“ Và khi viết “Thu Hoạch“ học tập Nội Quy, Lý Tống đã đọc bài nầy trước 4 bạn tù cùng Khóa và Quãn giáo câu kết luận: “Tôi trở về đây để thay đổi, sửa đổi Luật pháp chứ không phải để tuân thủ và chấp hành Nội quy, Luật pháp rừng rú nầy!“ “Tôi nguyện sẽ cải tạo đến chừng nào Chế độ CS tốt mới về! ”
Ngày được Thái Lan trả tự do “Nói chung tôi cảm thấy cũng bình thường thôi, vì tôi đã ở tù (nhiều lần) 21 năm nay rồi ”
Cuối cùng, nhờ sự tranh đấu kiên trì của Đồng bào Hải ngoại và dưới áp lực của các cường quốc tự do, bạo quyền CS đã phải trả tự do cho Lý Tống và một số tù nhân lương tâm khác sau 6 năm bị giam cầm. Ngày 1/9/1998, đúng ngày Sinh nhật, tai Phi trường San Francisco, trước hàng trăm Đồng bào chào đón “Người từ cõi chết trở về“, Lý Tống tuyên bố: “Chúng ta đã bóp cổ CS đủ mạnh để chúng phải nhả 3 người chúng tôi hôm nay. Chúng ta cần phải bóp cổ CS mạnh hơn nữa để chúng phải nhả hết những tù lương tâm còn lại. Và chúng ta cần phải tiếp tục bóp cổ đến khi nào bạo quyền CS hoàn toàn tắt thở!“
Lý Tống đã viết lên trang sử đẹp nhất của đời mình, là niềm kiêu hãnh chung của những người con dân Việt. Lý Tống đã xem thường vinh hoa phú quí khi thành tài trên đất người, đã hy sinh mạng sống của mình cho chính nghĩa dân tộc, nói lên khát vọng tự do của con người, thắp lên hàng triệu ánh đuốc sáng rực bầu trời VN. Hành động phi thường quả cảm của Lý Tống đã được đồng bào toàn quốc và thế giới kính phục. Nhà thơ Hà Huyền Chi đã viết:
"Một dũng cảm trên chót thang dũng cảm
Một hy sinh trên cao độ hy sinh.
Lý Tống đi, thế giới nghiêng mình
Chào chính nghĩa, chào Anh hùng dân tộc."
Ngày 1/1/2000, chỉ hơn 1 năm sau ngày trở về từ ngục tù CS, Lý Tống đã thực hiện một phi vụ đầy mạo hiểm khác. Nhân ngày Quốc Khánh thứ 41 của CS Cuba, và là ngày đầu tiên của thiên niên kỷ mới với hiện tượng Y2K có thể đình động mọi máy tính và Radar toàn cầu theo giới chuyên môn, Lý Tống đã bay đến Havana, Cuba, rải 50 ngàn tờ truyền đơn kêu gọi toàn dân đứng lên lật đổ “Con Khủng Long Già Nua Fidel Castro,’’ làm kinh động cả thế giới, tạo thành huyền thoại một “Lưỡng Quốc Anh Hùng.’’ Hành động xả thân vì đại nghĩa của Lý Tống đã được người Cuba lưu vong, đặc biệt ½ triệu người trong cuộc Diễn Hành Ba Vua, nồng nhiệt vinh danh Anh Hùng và tri ân, do góp công lớn vào sự nghiệp chống Cộng toàn cầu.
Lý Tống dự tính đánh sập Lăng HCM, một biểu tượng và long mạch của Chế độ CSVN, nên nhờ người liên lạc với Tướng Vàng Pao và Kháng Chiến Quân H’Mong để từ Lào bay về Hà Nội dội bom. Điệp vụ bất thành do Tướng Vàng Pao có tang, cắt mọi liên lạc. Nhân chuyến công du VN của Tổng Thống Bill Clinton, Lý Tống chuyển sang phương án thứ nhì, qua Cam Bốt chuẩn bị phi vụ kế tiếp. Do sự phản bội của người dẫn đường, phi vụ ngày 14/11 bị hủy bỏ, Lý Tống trở về Thái Lan, thuê 1 chiếc máy bay dân sự, dùng 15 ngàn MK tiền mặt và 5 ngàn MK hiện vật thuyết phục HLV người Thái hợp tác, bay đến Sài Gòn lần thứ nhì ngày 17/11/2000 để rải 50 ngàn tờ truyền đơn kêu gọi dân chúng đứng lên lật đổ ách độc tài áp bức của CSVN. Lý Tống bay trở lại Thái Lan, đáp tại Phi Trường Utapao, và bị bắt giữ vì âm mưu cấu kết giữa Chính Phủ Thatsin Thái Lan và VC. Trước Tòa án Rayong, Lý Tống đã từng tuyên bố: “Tội Khinh mạn Tòa án không nặng bằng tội khinh mạn Công lý, nhất là kẻ coi thường Công lý, Luật pháp lại là Thẩm phán và Công tố viên!“ “Ngày nào tôi chưa đưa được các ông (Thẩm phán, Công tố Thái) vào tù, ngày đó tôi sẽ chết không nhắm mắt!“ “Quốc gia nầy cần một cơn ’Đại Hồng Thủy’ để tiêu diệt hết giống nòi thối nát, sa đọa. Và Bà Suthathif cần được đưa lên thuyền Noah để sinh ra một dân tộc mới xứng đáng với danh hiệu Vương quốc Thái Lan!“
Trong gần 7 năm bị giam cầm, Lý Tống luôn động não tìm biện pháp Giải thể Chế độ CSVN và chống lại bản án Không Tặc sai trái bịa đặt của Tòa án Thái Lan, cùng áp lực của Bạo quyền CS đòi Dẫn Độ Anh về VN xét xử và trừng trị. Với nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi của Đồng bào Hải ngoại khắp thế giới, cùng cuộc Đảo Chánh lật đổ Chế Độ độc tài, tham nhũng của Thủ Tướng Thaksin của Nhóm quân nhân Thái, và những Biện Minh Trạng mới hùng hồn dựa trên các bộ Luật Không Tặc, Dẫn Độ, Không Hành, Chicago Convention 1940 và Công pháp Quốc tế mới nhận đựơc, với những bằng chứng và luận điểm chính xác, chặt chẽ, sắc bén đầy tính thuyết phục của Lý Tống, cuối cùng “Chính nghĩa thắng hung tàn,” ngày 3/4/2007 Toà Chung Thẩm Thái Lan đã ra Phán Quyết công nhận Phi vụ Lý Tống là một hành động Chính Trị, và trả tự do cho Lý Tống, đánh dấu bước thắng lợi lớn nỗ lực đấu tranh của Đồng Bào Hải ngoại và sự thất bại nhục nhã của CSVN.
Trong 10 tháng qua, kể từ ngày trở lại Hoa Kỳ, Lý Tống đã đi thăm đồng bào Việt Nam tỵ nạn khắp nơi trên toàn thế giới, từ Hoa Kỳ đến Canada, Úc Châu và Âu Châu với thông điệp kêu gọi đồng bào hải ngoại đoàn kết qua khẩu hiệu:“đoàn kết trong chia rẻ,’’ trình bày kế hoạch Giải Thể Chế Độ Cộng Sản Việt Nam bằng cuộc:“Cách Mạng Đua Xe,’’ và cảm ơn sự yểm trợ, tranh đấu của đồng bào trong thời gian 7 năm tù đày tại Thái Lan. Ngoài ra Lý Tống đã tích cực tham dự các cuộc tranh đấu chống Trung Cộng chiếm Trường Sa-Hoàng Sa, yểm trợ đồng bào tỵ nạn tại Phi Luật Tân, Thương Phế Binh tại Việt Nam, dựng Builboard Linh Mục Nguyễn Văn Lý tại Bắc Cali, yểm trợ các nhà đấu tranh quốc nội, dân oan, và các hoạt động chống Cộng khác tại hải ngoại với tổng số tiền 54.000 Mỹ Kim, đặc biệt bắt đầu tuyệt thực từ 12 giờ trưa ngày 15/2/2008 chống lại Nghị Quyết phản dân chủ của Nghị viên Madison Nguyễn đã vận động bằng những thủ thuật xảo quyệt, gian trá để đòi lại tên Little Saigon, trả lại danh dự cho Cộng Đồng và trừng phạt kẻ phản bội bằng hình thức truất nhiệm. Cuộc tuyệt thực tự phát đã được đồng bào ở Bắc Cali yểm trợ tích cực bằng sư hiện diện của trên 700 đồng hương đến và ký tên, đồng thời yểm trợ tài chánh hơn 12 ngàn Mỹ Kim tính đến trưa ngày 16/2/08 tức sau đúng 1 ngày tuyệt thực! Song hành với cuộc tuyệt thực, biểu tình mỗi Thứ Ba Đen, dùng Luật Sư để sau khiếu kiện, tranh tụng, cuộc tập hợp lực lượng vào ngày 4/3/2008 phải lên đến hàng ngàn, hàng chục ngàn người mới có thể đạt thắng lợi 100%, tiêu diệt âm mưu từng bước “đỏ hoa" Bắc Cali của các thế lực thân Cộng, phản bội lý tưởng Quốc Gia hiện nay.
Ngoài các câu đã trích dẫn, Lý Tống còn có các Tuyên bố nổi tiếng sau:
Ta cúi đầu, cộng cỡi cổ. Ta đứng dậy, cộng sụp đổ!
Mưu sự tại Lý Tống, Thành sự tại Đồng Bào!
Thà bị nhầm lẫn hơn là vô trách nhiệm!
Và các câu thiên hạ nhận xét về Lý Tống:
Anh là người đàn ông hướng dẫn được định mạng đời mình (Hạnh Sài Gòn).
He made himself a torch for the whole world to exterminate the Communist (The Orange County Register).
Ly Tong is a great American (Congressman Dana Rohrabacher).
Washington State Senate recognizes the valiant efforts deserve the respect, admiration, and acknowledgment of all. Các Danh hiệu của Lý Tống do báo chí ngoại quốc gọi và đặt ngoài Black Eagle và Kinh Kha thời đại gồm: James Bond 007, Papillon, Top Gun, Leaflet Cowboy, Robin Hood, Don Quixote, Folk Hero, True Patriot, Mr. Impossible, The Last Action Hero, Resistance Icon, Freedom Fighter, Mr. Franklin (vì trước kia chỉ yểm trợ bằng những tờ giấy bạc 1 trăm Mỹ Kim có hình Ông Franklin và sau nầy số tiền yểm trợ tăng lên với đơn vị tối thiểu 1 ngàn Mỹ Kim, như 1 ngàn, 4 ngàn, 8 ngàn, 27 ngàn Mỹ Kim chẳng hạn...)
http://www.thienlybuutoa.org/Misc/LyTong.htm
James Bond 007, Papillon, Top Gun, Leaflet Cowboy, Robin Hood, Don Quixote, Folk Hero, True Patriot, Mr. Impossible, The Last Action Hero, Resistance Icon, Freedom Fighter, Mr. Franklin ....nhiều và còn nhiều nữa.
Các câu Lý Tống thường nói
Ta cúi đầu, cộng cỡi cổ. Ta đứng dậy, cộng sụp đổ!
Mưu sự tại Lý Tống, Thành sự do Đồng Bào!
Thà bị nhầm lẫn hơn là vô trách nhiệm!
Lý Tống được Sử gia Tiến sĩ Stephen E. Ambrose ví với một vị Tổng Thống vĩ đại của Hoa Kỳ :" Like Eisenhower, a fighter for freedom, a hero from another war ".
Mời qúy vị và các bạn theo dỏi thiên tiểu sử thần kỳ độc đáo của một đứa con Mẹ Việt Nam trong thời nhiểu nhương, " khó sống ".
Tiểu sử Lý Tống
Lý Tống sinh ngày 1 tháng 9 năm 1945 tại Huế, gia nhập Binh chủng Không quân năm 1965, thuộc Khóa 65A, và du học Hoa Kỳ năm 1966. Vì trừng trị một niên trưởng hắc ám, Lý Tống bị kỷ luật, bị sa thải và trở về nước. Lý Tống được tuyển vào hãng Pacific Architech & Engineer và chỉ trong vòng 3 tháng thực tập ngành Thảo Chương Viên, Lý Tống tự động sửa một program chính của hãng, giảm thiểu nhân số phòng Phân Tích từ 5 nhân viên xuống còn một mình Lý Tống. Do công trạng thần kỳ đó, Lý Tống được Chủ Tịch Hội IBM Chapter Việt Nam đề nghị bầu vào chức Phó Chủ Tịch và cấp học bổng du học ngành Programmer. Nha Động Viên đã gọi Lý Tống nhập ngũ Khoá 4/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức trước khi Lý Tống hoàn thành thủ tục nên anh bỏ mất cơ hội du học Hoa Kỳ lần thứ nhì. Lý Tống là người duy nhất bị sa thải vì kỷ luật được trở lại Không Quân Khoá 33/69 và tốt nghiệp Hoa Tiêu ngành Quan Sát. Năm 1973, Lý Tống được huấn luyện lái phi cơ A.37, trở thành Phi Công Phản Lực Cường Kích. Vốn là người của xứ cố đô ngàn năm văn vật, Lý Tống là một tổng hợp của nhiều con người: Vừa giang hồ lãng tử, vừa nghệ sỹ, businessman, vừa là hoa tiêu gan lì gai góc. Đề cập đến các chiến tích lẫy lừng với Danh hiệu TOP GUN của Lý Tống, có câu nhận xét của Phi công cùng Phi Đoàn Ó Đen thường được nhắc nhở đến: “Nếu 4 Vùng Chiến thuật có 4 Lý Tống, VC sẽ không ngóc đầu lên nỗi!“ Sáu trong hàng trăm Phi Vụ “Tử Thần“ của Phi Đoàn 548 có sự tham dự của Lý Tống gồm: (1) Phước Long: Phi vụ đánh tan nhiều mũi tấn công cuả VC vào Tỉnh Phước Long, ngoài huy chương Anh Dũng Bội Tinh về chiến tích, Lý Tống còn được tưởng thưởng về giá trị Văn học của Bài Thơ Lý Tống diễn tả lại trận đánh nầy. (2) Tây Nguyên: Phi vụ tiêu diệt toàn bộ hàng trăm xe tiếp tế của VC tại Tây Nguyên. (3) Đèo Phượng Hoàng: Phi vụ ngăn chận đạo quân VC ồ ạt chuyển quân từ Ban Mê Thuột về hướng Đèo Phượng Hoàng. Do say mê bắn xe tăng VC, Lý Tống đã bay xuống thấp đến nỗi phi cơ bị trúng một số mãnh phi đạn do mình bắn ra cùng đất đá văng lên làm phi cơ bị phế thải vì kính phòng lái và bụng máy bay bị thủng 38 lỗ đạn! (4) Phi Vụ BOB: Bay theo sự hướng dẫn của Radar Đài Kiểm Báo. Trong Phi vụ này, Phi tuần Trưởng không đánh bom, nghĩ rằng Bộ Chỉ Huy chấm nhầm tọa độ vì chợt phát hiện vòng đai Phi trường Phù Cát qua lỗ hỗng mây! Lý Tống Phi tuần Phó, tự động bấm bom theo phản xạ khi nghe hiệu lệnh vô tuyến thay vì theo lệnh Phi tuần Trưởng nên toàn bộ Phi công của Phi đội bay theo sau đã thả bom theo Lý Tống. Kết quả toàn bộ Sư Đoàn 23 Sao Vàng của VC bị tiêu diệt và phải mất một tuần lễ mới chôn hết thi thể địch quân. (5) Cầu Dziên Bình: Một đầu cầu chiến lược huyết mạch tại ngã ba biên giới Việt- Miên- Lào, do 4 Trung đoàn Phòng không thiện chiến nhất của VC trấn giữ, được VC dùng để chuyển quân, vũ khí và tiếp liệu ồ ạt vào Tây nguyên. Về đêm, khi phòng không địch khai hỏa, Dziên Bình bỗng rực sáng như “Thành phố San Francisco vừa lên đèn!“ Nhóm phi công cảm tử gồm 4 người. Lý Tống là người tình nguyện duy nhất đầu tiên và động viên, kêu gọi vài phi công bạn cùng tham gia. Bốn phản lực cơ A 37 cất cánh từ Pleiku, bay đi Kontum để đánh lạc hướng địch, rồi từ Kontum, “bay trên ngọn cỏ, dưới ngọn cây“ men theo sườn đồi, hẻm núi, từ sát mặt đất phóng vụt lên, nhào xuống đánh sập cầu Dziên Bình bằng Chiến thuật Đột Kích. Theo sự đánh giá của Khối Tình Báo Chiến Lược, nếu không có phi vụ đánh sập cầu Dziên Bình của nhóm cảm tử Lý Tống, Miền Nam VN đã rơi vào tay CS năm 1974 thay vì năm 1975! (6) Phi Vụ Cuối Cùng: Vào phút hấp hối của Quê Mẹ, Lý Tống thi hành phi vụ đánh sập cầu Ba Ngòi gần Cam Ranh, ngăn chận làn sóng tiến công ồ ạt của Cộng quân vào Phan Rang. Thấy dân chúng đông như kiến, lũ lượt xô đẩy nhau qua cầu chạy giặc, Lý Tống quyết định bay xuống thấp sát mặt đất làm hiệu để dân chạy nạn tránh đi, nhưng dòng người cứ ào ạt tràn qua cầu. Do trái tim đầy lòng nhân ái luôn nghĩ đến sự an nguy và tính mạng dân lành vô tội, Lý Tống phải bay thấp đến vòng thứ ba, nên khi vừa lấy cao độ để thả bom, chiếc phản lực cơ A 37 của phi công Lý Tống bị hỏa tiển SA7 tầm nhiệt VC bắn trúng ở cao độ 100 mét, vở thành nhiều mãnh. Lý Tống đã tung cánh dù trong vòng lửa đạn và bị bắt sau hơn 1 giờ bôn tẩu vào ngày 5 tháng 4 năm 1975. Lý Tống cùng chung số phận với những người tù cải tạo Miền Nam.
Lý Tống trong ngày ra tòa ở Bangkok “I will go back to serve my country”
Về Danh Hiệu PAPILLON, Lý Tống đã sáu (6) lần vượt ngục, chỉ thua Papillon Pháp, người vượt ngục chín (9) lần. Sự khác biệt giữa Henri Charrièrre và Lý Tống gồm các điểm: * Henri chuyên vượt ngục bằng đường biển, Lý Tống “chuyên trị“ đường bộ.* Henri luôn luôn dùng tiền nhờ người khác giúp đỡ và hợp tác, Lý Tống chỉ trốn một mình và mọi kế họach từ A đến Z đều chính tự mình vạch ra và thực hiện. * Ngoài ra, Henri chỉ chú tâm vượt rào “ra“ vì sự sống còn của bản thân, Lý Tống còn 3 lần vượt rào “vào“ các Phi trường (2 lần Phi trường Tân Sơn Nhất và 1 lần Phi trường Ubon Rachathani tại Thái Lan, tức Tổng cộng 9 lần bằng Henri Charrière) để đánh cắp máy bay, thi hành các Điệp vụ vì sự sống còn của Dân tộc VN. Sáu lần vượt ngục xẩy ra lần lượt tại1) Nhà tù Lam Sơn (Tại đây Lý Tống thường được bạn đồng tù nhắc lại câu nói bất hủ: “Bắn đi! Lý Tống này chết đi còn có trăm ngàn Lý Tống khác!“ (2) Nhà tù A.30 (Tại đây, Đại Úy Ngọc, bạn tù, thường nhắc lại câu nói của các thanh niên Miền Thùy Dương Cát Trắng ái mộ: “Lý Tống là Thần tượng Tuổi trẻ Nha Trang“; (3) Phòng giam An ninh tại Nhà ga Nam Vang ; (4) Nhà tù 7708 ở Nam Vang ; (5) Trại Nong Samet tại biên giới Miên-Thái và (6) Nhà tù Xuân Phước tức A.20. Thành tích vượt ngục được Ông Julian, Trưởng Phòng Phản gián Singapore, đánh giá: “Lý Tống là bậc thầy của Papillon.“ Lần vượt ngục thứ nhì, sau gần 6 năm tù, Lý Tống đã thực hiện đúng câu đã từng tuyên bố: “Các ông có quyền bắt tôi, bỏ tù tôi, nhưng quyền ’tự thả, tự phóng thích’ khỏi nhà tù lúc nào là quyền của tôi!“ Lý Tống trốn thoát Trại tù A.30 tỉnh Phú Khánh ngày 12/7/1980. Ra khỏi chốn tù đày, về đến Sài Gòn, Lý Tống đột nhập phi trường Tân Sơn Nhất 2 lần dự định cướp máy bay ném bom Bộ Chỉ Huy tại Trại A.30 để cứu bạn tù như đã hứa. Mưu sự không thành do toàn bộ phi cơ VNCH bị bộ đội CS “làm thịt’’ bán sắt vụn, tháng 9/1981 Lý Tống rời quê hương tìm tự do bằng đường bộ, xuyên qua 5 quốc gia, dài hơn 3 ngàn cây số, trong thời gian gần 2 năm, trốn thoát 3 nhà tù, cuối cùng bơi qua eo biển Johore Baru từ Mã Lai đến Singapore, và được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho đi định cư tại Mỹ vào ngày 1/9/1983. Cuộc hành trình vượt biên tìm tự do của Lý Tống ly kỳ vô tiền khoáng hậu, độc nhất vô nhị của thế kỷ 20 được Tổng Thống Ronald Reagan vinh danh qua nhận định: “Your courage is an example and inspiration to all who would know the price of freedom“ (Sự can trường bất khuất của Lý Tống là một biểu tượng và nguồn cảm hứng cho những ai muốn biết cái giá của tự do); và được ca tụng bởi những Tờ báo, Tạp chí nổi tiếng nhất thế giới như: Barry Wain của The Wall Street Journal: “Ly Tong is in a class by himself,“ và Anthony Paul của Reader’s Digest: “His flight has become one of the great escape saga of our time.“
Lý Tống đến Hoa Kỳ dừng chân đầu tiên tại Thành phố Boston, đúng ngày sinh nhật 1/9/1984. Lý Tống nộp đơn học trường Harvard nhưng bị từ chối vì không có “học bạ“ và không đủ khả năng tài chánh trả học phí tại trường học đắc đỏ nhất Mỹ quốc. Lý Tống đã tuyên bố: “Hôm nay tôi xin làm Học Trò, Harvard từ chối. Sau này Harvard mời làm Thầy, tôi cũng sẽ từ chối! “Sau khi chu du qua các Tiểu Bang New York, Washington DC, California, Texas... Lý Tống định cư tại New Orleans, Louisiana, làm Quãn lý China Nite Club, lập Đảng “Trừ Gian Diệt Bạo“ đơn thương độc mã “bắn chết“ một tên cướp Mỹ đen ngày 9/7/1984 và sau đó đánh “tắt thở“ một tên anh chị VN.
Sau 9 năm đèn sách, Lý Tống lần lượt đậu các bằng Cử Nhân Khoa Chính Trị và Cử Nhân phụ Khoa Pháp Văn (1988), Thạc sĩ (11/8/1990). Lý Tống được Sử gia Tiến sĩ Stephen E. Ambrose ví với một vị Tổng Thống vĩ đại của Hoa Kỳ:“ Like Eisenhower, a fighter for freedom, a hero from another war.“ Năm 1992 Lý Tống hoàn tất chương trình Tiến sĩ Chính Trị ngành Bang Giao Quốc Tế và chuẩn bị trình Luận án Tiến sĩ tại Đại Học New Orleans về đề tài “Học Thuyết Chất Xúc Tác: Cách Mạng Và Phản Cách Mạng’’ tức “Sức Mạnh Quần Chúng’’ (People’s Power). Nhân sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Lý Tống trở về VN áp dụng học thuyết do mình phát kiến, được nhiều quốc gia áp dụng thành công đã lật đổ 23 Chế Độ độc tài trên thế giới trong 2 thập kỷ qua, để thực hiện cuộc “Cách Mạng Đua Xe’’ bằng cách đột nhập phi trường Ubon Rachathani của Thái Lan đêm 1/9/1992, định đánh cắp phi cơ bay về Sài Gòn dội bom kho xăng Khánh Hội vào dịp Quốc Khánh VC ngày 2/9/1992 để gây bạo loạn và tạo nên Chất Xúc Tác, đốt lên ngọn lửa đấu tranh tại quê mẹ. Điệp vụ bất thành vì bình điện phi cơ yếu, mở máy không nổ, Anh chuyển sang phương án 2, khống chế chiếc Air Bus 321-200 cuả Hàng Không VC ngày 4/9/1992 từ Bangkok về Sài Gòn, thả 50 ngàn truyền đơn kêu gọi đồng bào Tổng Nổi Dậy lật đổ chế độ bạo quyền CS. Lý Tống định chun qua cửa sổ hẹp của phòng lái (cocpit) thì bị áp suất và gió mạnh hút ra khỏi phi cơ và nhờ dù không mở nên thoát hiểm khỏi hàng trăm họng súng Phòng Không VC đang ghìm chờ và 2 chiếc MIG bám sát trên Không phận Sài Gòn và sau đó thoát chết nhờ rơi vào giữa ao rau muống. Sau 4 giờ trốn tránh truy nã, Lý Tống bị bắt, bị kết án 20 năm tù và bị đòi bồi thường ½ triệu Mỹ Kim vì làm hư 2 cánh cửa phi cơ khi mở nhảy dù, với câu tuyên bố bất hủ trước Tòa VC: “Tôi Quốc tịch Việt Nam Cộng Hòa“ và “Tôi trở về đây nhân danh Tổ quốc, Công lý để lật đổ Chế độ CS. Các ông cũng nhân danh Tổ quốc, Công lý để kết tội tôi. Tại phiên tòa này các ông là quan tòa, tôi là bị cáo. Nhưng ngoài phiên tòa này còn có Tòa án Lịch sử và toàn Dân VN sẽ là những vị quan tòa công minh nhất, họ sẽ định công, định tội tôi và các ông!“ Lý Tống tuyệt thực 48 ngày tại Khám Chí Hòa, bị chuyển đến Nhà tù Xuân Lộc nhưng Trại không dám nhận sợ Lý Tống trốn trại Giám Đốc phải vào tù thế chỗ! Khi chuyển ra Nhà tù Xuân Phước, Lý Tống vượt ngục thất bại nên Đầu vụ 5 Nhóm đều bị chuyển ra Miền Bắc, Nhà tù Ba Sao, Nam Hà. Lý Tống đã Tuyệt Thực tổng cộng 6 lần trong 21 năm tù đày: (1) Aran Jail (Thái Lan ) 7 ngày ; (2) Khám Chí Hòa 48 ngày; Nhà tù Ba Sao, Nam Hà, 1 tháng; Nhà tù Rayong (Thái Lan) 2 lần: Lần đầu 6 tháng và lần nhì 33 ngày và Trại tù Klong Prem 52 ngày. Tại Nhà tù Ba Sao, Lý Tống tuyệt thực 1 tháng, trong đó có 3 tuần bị cúp nước uống, nhưng kết thúc thắng lợi và Bộ Nội vụ đã chấp thuận 4 Yêu Sách của Lý Tống: 1. Tù Chính trị được ở riêng. 2. Không lao động. 3. Được sinh hoạt bình thường. 4. Được đọc sách báo tự do (kể cả sách báo từ Mỹ gữi về). Lý Tống đã từ chối hớt tóc với câu tuyên bố trước mặt Giám Đốc Trại: “Ông có thể cắt đầu tôi nhưng không thể cắt tóc tôi.“ Và khi viết “Thu Hoạch“ học tập Nội Quy, Lý Tống đã đọc bài nầy trước 4 bạn tù cùng Khóa và Quãn giáo câu kết luận: “Tôi trở về đây để thay đổi, sửa đổi Luật pháp chứ không phải để tuân thủ và chấp hành Nội quy, Luật pháp rừng rú nầy!“ “Tôi nguyện sẽ cải tạo đến chừng nào Chế độ CS tốt mới về! ”
Ngày được Thái Lan trả tự do “Nói chung tôi cảm thấy cũng bình thường thôi, vì tôi đã ở tù (nhiều lần) 21 năm nay rồi ”
Cuối cùng, nhờ sự tranh đấu kiên trì của Đồng bào Hải ngoại và dưới áp lực của các cường quốc tự do, bạo quyền CS đã phải trả tự do cho Lý Tống và một số tù nhân lương tâm khác sau 6 năm bị giam cầm. Ngày 1/9/1998, đúng ngày Sinh nhật, tai Phi trường San Francisco, trước hàng trăm Đồng bào chào đón “Người từ cõi chết trở về“, Lý Tống tuyên bố: “Chúng ta đã bóp cổ CS đủ mạnh để chúng phải nhả 3 người chúng tôi hôm nay. Chúng ta cần phải bóp cổ CS mạnh hơn nữa để chúng phải nhả hết những tù lương tâm còn lại. Và chúng ta cần phải tiếp tục bóp cổ đến khi nào bạo quyền CS hoàn toàn tắt thở!“
Lý Tống đã viết lên trang sử đẹp nhất của đời mình, là niềm kiêu hãnh chung của những người con dân Việt. Lý Tống đã xem thường vinh hoa phú quí khi thành tài trên đất người, đã hy sinh mạng sống của mình cho chính nghĩa dân tộc, nói lên khát vọng tự do của con người, thắp lên hàng triệu ánh đuốc sáng rực bầu trời VN. Hành động phi thường quả cảm của Lý Tống đã được đồng bào toàn quốc và thế giới kính phục. Nhà thơ Hà Huyền Chi đã viết:
"Một dũng cảm trên chót thang dũng cảm
Một hy sinh trên cao độ hy sinh.
Lý Tống đi, thế giới nghiêng mình
Chào chính nghĩa, chào Anh hùng dân tộc."
Ngày 1/1/2000, chỉ hơn 1 năm sau ngày trở về từ ngục tù CS, Lý Tống đã thực hiện một phi vụ đầy mạo hiểm khác. Nhân ngày Quốc Khánh thứ 41 của CS Cuba, và là ngày đầu tiên của thiên niên kỷ mới với hiện tượng Y2K có thể đình động mọi máy tính và Radar toàn cầu theo giới chuyên môn, Lý Tống đã bay đến Havana, Cuba, rải 50 ngàn tờ truyền đơn kêu gọi toàn dân đứng lên lật đổ “Con Khủng Long Già Nua Fidel Castro,’’ làm kinh động cả thế giới, tạo thành huyền thoại một “Lưỡng Quốc Anh Hùng.’’ Hành động xả thân vì đại nghĩa của Lý Tống đã được người Cuba lưu vong, đặc biệt ½ triệu người trong cuộc Diễn Hành Ba Vua, nồng nhiệt vinh danh Anh Hùng và tri ân, do góp công lớn vào sự nghiệp chống Cộng toàn cầu.
Lý Tống dự tính đánh sập Lăng HCM, một biểu tượng và long mạch của Chế độ CSVN, nên nhờ người liên lạc với Tướng Vàng Pao và Kháng Chiến Quân H’Mong để từ Lào bay về Hà Nội dội bom. Điệp vụ bất thành do Tướng Vàng Pao có tang, cắt mọi liên lạc. Nhân chuyến công du VN của Tổng Thống Bill Clinton, Lý Tống chuyển sang phương án thứ nhì, qua Cam Bốt chuẩn bị phi vụ kế tiếp. Do sự phản bội của người dẫn đường, phi vụ ngày 14/11 bị hủy bỏ, Lý Tống trở về Thái Lan, thuê 1 chiếc máy bay dân sự, dùng 15 ngàn MK tiền mặt và 5 ngàn MK hiện vật thuyết phục HLV người Thái hợp tác, bay đến Sài Gòn lần thứ nhì ngày 17/11/2000 để rải 50 ngàn tờ truyền đơn kêu gọi dân chúng đứng lên lật đổ ách độc tài áp bức của CSVN. Lý Tống bay trở lại Thái Lan, đáp tại Phi Trường Utapao, và bị bắt giữ vì âm mưu cấu kết giữa Chính Phủ Thatsin Thái Lan và VC. Trước Tòa án Rayong, Lý Tống đã từng tuyên bố: “Tội Khinh mạn Tòa án không nặng bằng tội khinh mạn Công lý, nhất là kẻ coi thường Công lý, Luật pháp lại là Thẩm phán và Công tố viên!“ “Ngày nào tôi chưa đưa được các ông (Thẩm phán, Công tố Thái) vào tù, ngày đó tôi sẽ chết không nhắm mắt!“ “Quốc gia nầy cần một cơn ’Đại Hồng Thủy’ để tiêu diệt hết giống nòi thối nát, sa đọa. Và Bà Suthathif cần được đưa lên thuyền Noah để sinh ra một dân tộc mới xứng đáng với danh hiệu Vương quốc Thái Lan!“
Trong gần 7 năm bị giam cầm, Lý Tống luôn động não tìm biện pháp Giải thể Chế độ CSVN và chống lại bản án Không Tặc sai trái bịa đặt của Tòa án Thái Lan, cùng áp lực của Bạo quyền CS đòi Dẫn Độ Anh về VN xét xử và trừng trị. Với nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi của Đồng bào Hải ngoại khắp thế giới, cùng cuộc Đảo Chánh lật đổ Chế Độ độc tài, tham nhũng của Thủ Tướng Thaksin của Nhóm quân nhân Thái, và những Biện Minh Trạng mới hùng hồn dựa trên các bộ Luật Không Tặc, Dẫn Độ, Không Hành, Chicago Convention 1940 và Công pháp Quốc tế mới nhận đựơc, với những bằng chứng và luận điểm chính xác, chặt chẽ, sắc bén đầy tính thuyết phục của Lý Tống, cuối cùng “Chính nghĩa thắng hung tàn,” ngày 3/4/2007 Toà Chung Thẩm Thái Lan đã ra Phán Quyết công nhận Phi vụ Lý Tống là một hành động Chính Trị, và trả tự do cho Lý Tống, đánh dấu bước thắng lợi lớn nỗ lực đấu tranh của Đồng Bào Hải ngoại và sự thất bại nhục nhã của CSVN.
Trong 10 tháng qua, kể từ ngày trở lại Hoa Kỳ, Lý Tống đã đi thăm đồng bào Việt Nam tỵ nạn khắp nơi trên toàn thế giới, từ Hoa Kỳ đến Canada, Úc Châu và Âu Châu với thông điệp kêu gọi đồng bào hải ngoại đoàn kết qua khẩu hiệu:“đoàn kết trong chia rẻ,’’ trình bày kế hoạch Giải Thể Chế Độ Cộng Sản Việt Nam bằng cuộc:“Cách Mạng Đua Xe,’’ và cảm ơn sự yểm trợ, tranh đấu của đồng bào trong thời gian 7 năm tù đày tại Thái Lan. Ngoài ra Lý Tống đã tích cực tham dự các cuộc tranh đấu chống Trung Cộng chiếm Trường Sa-Hoàng Sa, yểm trợ đồng bào tỵ nạn tại Phi Luật Tân, Thương Phế Binh tại Việt Nam, dựng Builboard Linh Mục Nguyễn Văn Lý tại Bắc Cali, yểm trợ các nhà đấu tranh quốc nội, dân oan, và các hoạt động chống Cộng khác tại hải ngoại với tổng số tiền 54.000 Mỹ Kim, đặc biệt bắt đầu tuyệt thực từ 12 giờ trưa ngày 15/2/2008 chống lại Nghị Quyết phản dân chủ của Nghị viên Madison Nguyễn đã vận động bằng những thủ thuật xảo quyệt, gian trá để đòi lại tên Little Saigon, trả lại danh dự cho Cộng Đồng và trừng phạt kẻ phản bội bằng hình thức truất nhiệm. Cuộc tuyệt thực tự phát đã được đồng bào ở Bắc Cali yểm trợ tích cực bằng sư hiện diện của trên 700 đồng hương đến và ký tên, đồng thời yểm trợ tài chánh hơn 12 ngàn Mỹ Kim tính đến trưa ngày 16/2/08 tức sau đúng 1 ngày tuyệt thực! Song hành với cuộc tuyệt thực, biểu tình mỗi Thứ Ba Đen, dùng Luật Sư để sau khiếu kiện, tranh tụng, cuộc tập hợp lực lượng vào ngày 4/3/2008 phải lên đến hàng ngàn, hàng chục ngàn người mới có thể đạt thắng lợi 100%, tiêu diệt âm mưu từng bước “đỏ hoa" Bắc Cali của các thế lực thân Cộng, phản bội lý tưởng Quốc Gia hiện nay.
Ngoài các câu đã trích dẫn, Lý Tống còn có các Tuyên bố nổi tiếng sau:
Ta cúi đầu, cộng cỡi cổ. Ta đứng dậy, cộng sụp đổ!
Mưu sự tại Lý Tống, Thành sự tại Đồng Bào!
Thà bị nhầm lẫn hơn là vô trách nhiệm!
Và các câu thiên hạ nhận xét về Lý Tống:
Anh là người đàn ông hướng dẫn được định mạng đời mình (Hạnh Sài Gòn).
He made himself a torch for the whole world to exterminate the Communist (The Orange County Register).
Ly Tong is a great American (Congressman Dana Rohrabacher).
Washington State Senate recognizes the valiant efforts deserve the respect, admiration, and acknowledgment of all. Các Danh hiệu của Lý Tống do báo chí ngoại quốc gọi và đặt ngoài Black Eagle và Kinh Kha thời đại gồm: James Bond 007, Papillon, Top Gun, Leaflet Cowboy, Robin Hood, Don Quixote, Folk Hero, True Patriot, Mr. Impossible, The Last Action Hero, Resistance Icon, Freedom Fighter, Mr. Franklin (vì trước kia chỉ yểm trợ bằng những tờ giấy bạc 1 trăm Mỹ Kim có hình Ông Franklin và sau nầy số tiền yểm trợ tăng lên với đơn vị tối thiểu 1 ngàn Mỹ Kim, như 1 ngàn, 4 ngàn, 8 ngàn, 27 ngàn Mỹ Kim chẳng hạn...)
http://www.thienlybuutoa.org/Misc/LyTong.htm
Thông Báo Tin Buồn Chiến Sĩ Lý Tống
Sung Le sungvanle@yahoo.com [kqvn] <kqvn@yahoogroups.com>
To:Kqvn Group
Mar 21 at 10:23 AM
Khấp Báo cùng Quý Niên-Trưởng và Quý Huynh-Đệ,
Bịnh
viện vừa gọi cho tôi : Thân nhân Ly Tong vào ký tên rút ống cho LT ra
đi, tôi đã để cho HT Hội KQ San Diego Cù thái Hòa đai diện Đại gia đình
Quân Đội VNCH nói chung & Đại Diện Quân Chủng KQ nói riêng, rút ống
để một người anh em của chúng ta, MỘT ĐẠI ANH HÙNG CỦA VIỆT-NAM ra đi
trong ngậm ngùi , nuối tiếc vì chưa được thấy DÂN-TỘC VN thoát khỏi gông
cùm CS. Nguyện cầu hương linh của bạn ta Lý-Tống tức SVSQ KQ
Lê-văn-Tống khóa 65 A KQVNCH, mãi mãi thanh thảng nơi cõi VĨNH-HẰNG.
KQ LvS (Sơn Ca 23).
‘Gia đình vẫn chưa quyết định rút ống thở của Lý Tống’
Vào khoảng 10 giờ 20 tối, từ Alameda, California, ông Lê Xuân Nhuận bay đến San Diego và có mặt tại bệnh viện nơi ông Lý Tống đang hấp hối vì bị xơ phổi. Chuyến bay theo dự định đến San Diego lúc 8 giờ 30 phút tối nhưng bị trễ hơn một giờ đồng hồ.
Lúc này, trên giường bệnh, ông Lý Tống đã hoàn toàn hôn mê và chờ rút ống trợ thở. Theo ông Nhuận gia đình phải chờ xem giờ và ngày tốt mới có quyết định.
Từ khi thông tin ông Lý Tống nhập viện được loan đi, mạng xã hội xuất hiện nhiều nguồn tin cho rằng ông đã qua đời. Đây cũng là vấn đề ông Lê Xuân Nhuận muốn xác nhận với mọi người
“Chúng tôi về đây để cùng với quí anh xem sự việc quyết định thế nào. Lý Tống chưa chết. Tôi xin xác nhận rõ như thế. Tôi thấy có nhiều tranh cãi trên internet.” Ông Lê Xuân Nhuận nói với phóng viên báo Người Việt.
“Mọi người rất có lòng với Lý Tống. Gia đình chúng tôi không biết nói gì hơn là thành kính cảm ơn tất cả, các anh em không quân ở đây.”
Trước đó trong ngày, ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hội Không Quân VNCH San Diego, người đang chăm sóc ông Tống, nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại, lúc 1 giờ 30 chiều là “anh Tống nhập viện từ hôm 7 Tháng Ba. Bác sĩ nói anh bị xơ phổi, thở rất thoi thóp. Sau đó bác sĩ cho anh ngủ để chữa trị, nhưng không thành công.”
Năm 1992, ông Lý Tống uy hiếp phi công chiếc A310 của Vietnam Airlines, bay qua Sài Gòn, rồi thả truyền đơn xuống kêu gọi người dân Việt Nam nổi dậy chống lại chính quyền. Sau đó ông nhảy dù xuống một ao rau muống, bị bắt, và bị kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay.
Tháng Chín, 1998, ông được tha trong một đợt đặc xá, và bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Ngày 1 Tháng Giêng, 2000, ông dùng một chiếc máy bay nhỏ, bay từ Florida sang Havana, Cuba, thả truyền đơn kêu gọi người dân Cuba nổi dậy.
Trở về Mỹ, ông bị biên phòng bắt giữ và thẩm vấn, nhưng sau đó được tha bổng, và được người Mỹ gốc Cuba coi như là anh hùng. (K.L – KN)
Ông Lý Tống đứng tại xa lộ 15, lối vào đại lộ Ej Cajon, San Diego, hôm 1 Tháng Hai. (Hình: Nhân Phạm/Người Việt)
SAN DIEGO, California (NV) – Ông Lý Tống, còn có biệt hiệu là “Ó Đen,” một trong những “chiến sĩ chống Cộng” nổi tiếng nhất hải ngoại, đang hấp hối trong bệnh viện Sharp Memorial Hospital, San Diego, vì bị sơ phổi.
Đó là những gì ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hội Không Quân VNCH San Diego, người đang chăm sóc ông Tống, nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại, lúc 1 giờ 30 chiều Thứ Năm, 21 Tháng Ba.
Ông Hòa kể: “Anh Tống nhập viện từ hôm 7 Tháng Ba. Bác sĩ nói anh bị sơ phổi, thở rất thoi thóp. Sau đó bác sĩ cho anh ngủ để chữa trị, nhưng không thành công.”
“Sáng nay, bác sĩ gọi cho tôi biết anh bị hôn mê từ hôm Thứ Ba, và gần như không thở được nữa. Bác sĩ đề nghị tôi liên lạc với người nhà anh Tống để họ quyết định có rút ống hay không,” ông Hòa nói tiếp.
Ông cho biết đã liên lạc với một người anh của ông Tống ở San Jose.
“Tối nay, khoảng 8 giờ 30 tối, anh ấy sẽ đáp máy bay xuống San Diego, vào bệnh viện và sẽ quyết định,” ông Hòa nói tiếp.
Theo Wikipedia.org, ông Lý Tống (tên thật Lê Văn Tống) là một phi công VNCH, có nhiều hoạt động chính trị tại Mỹ và có tư tưởng chống Cộng khét tiếng, nhiều lần tổ chức đánh cướp máy bay tại Việt Nam, Thái Lan, Cuba và Nam Hàn, để rải truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên lật đổ các chế độ độc tài, cũng như từng hóa trang một phụ nữ để tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bằng hơi cay.
Ông Lý Tống sinh ngày 1 Tháng Chín, 1946 tại Thừa Thiên – Huế, Việt Nam, và bắt đầu phục vụ trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1965.
Lý Tống trong Tang Lễ của Việt Dzũng
Ly Tong
From Wikipedia, the free encyclopediaJump to navigation Jump to search
Lý Tống (born Lê Văn Tống; September 1, 1948) is a Vietnamese American anti-communist activist.[1]
Contents
Early life
In exile
In 1984 Ly was granted asylum to the United States and he received a letter from then President Ronald Reagan for his struggle to attain freedom from captivity in Vietnam.[2] He earned a master's degree in Political Science at the University of New Orleans and has written a novel in Vietnamese.
He became good friends with former Republic of Vietnam Air Force Colonel An Vo. He also played a large role in the Vietnamese community in New Orleans.
First return to Vietnam
In the 1990s he decided to take up anti-communist activities, and in 1992, he hijacked a Vietnam Airlines airliner. Ly Tong's copilot claimed that he was forced to fly over Ho Chi Minh City so that Ly Tong could drop thousands of leaflets calling for insurrection against the communist government of Vietnam.[3] He parachuted and jumped from the plane, but he landed in a swamp and was apprehended by Vietnamese soldiers and sentenced to 20 years. [4] In 1998 the Vietnamese government released him as part of an amnesty program along with other democracy activists. [5] Colonel An Vo from New Orleans is said to have gone back to help him become free.
First trip to Cuba
On January 1, 2000, he flew over Havana, Cuba, and dropped leaflets encouraging the Cuban people to rise up and revolt against the government of Fidel Castro. [6] On his return to Kendall-Tamiami Executive Airport in Florida, he was detained and questioned by U.S. Immigration and Customs Enforcement but was released without charges. The Federal Aviation Administration suspended his pilots' license. [7][8] On his return to Florida, he was hailed a hero by some Cuban-Americans and there was a return parade for his flight over Cuba.[9]Second return to Vietnam
On November 17, 2000, he and a copilot flew to Thailand, from where he flew to drop 50,000 pamphlets calling for armed demonstrations against the communist government of Vietnam over Ho Chi Minh City.[2] In 2006 he was released by the Thai government and returned to the United States [10]Hunger strike 2008
In February through March 2008, he conducted a hunger strike at San Jose City Hall, protesting efforts by city councilwoman Madison Nguyen to name a district of the city "New Saigon Business District" instead of "Little Saigon".[3][4]In South Korea
On August 26, 2008, Ly Tong rented a plane & pilot for travel. But a short time after taking off, Tong told the pilot to fly the airplane over North Korea so that he could spread anti-communist leaflets to the North Koreans. The pilot told him that due to the lack of fuel they had to return to Seoul to refill, whilst sending an emergency hijacking signal to the airport authorities. Upon landing, Tong was arrested and briefly detained by the airport authorities.[11]Attack on Dam Vinh Hung
He was arrested again in July 2010 for a pepper spray assault on Vietnamese singer Dam Vinh Hung at a concert in Santa Clara, California.[12][13][14] This singer was supposedly a singer supporting North Vietnam and its communist values. This concert took place in California where many Vietnamese object to the communist values they escaped from. Security was tight, as people figured there would be an assault against the singer. Ly Tong dressed up as a cross-dresser to escape security and pepper spray the singer in the face as he was being handed a flower on stage.
He was convicted of two misdemeanors—simple assault and resisting arrest—and two felonies, including using tear gas and second-degree burglary with the intent to commit a felony. On June 22, 2012, he was sentenced to 6 months in jail and 3 years probation.[5]References
- THE PEOPLE OF THE STATE OF CALIFORNIA, PLAINTIFFS vs. LY TONG, DEFENDANT(S), Superior Court of California, County of Santa Clara, San Jose Facility, 2010-07-23, retrieved 2010-10-01
- Brief taste of freedom for Ly Tong, The Nation, May 18, 2006.
- May, Patrick (2008-02-20), "'Little Saigon' hunger striker: 'I'll continue until I die'", San Jose Mercury News, retrieved 2008-02-28
- "Councilmen Help End 'Little Saigon' Hunger Strike", KTVU News, 2008-03-13, archived from the original on 2008-06-23, retrieved 2010-10-01
__._,_.___
From: Hoa Cu <caliconst@gmail.com>
Date: Mon, Mar 11, 2019 at 10:49 PM
Subject: Re: [kqvn] Sức khỏe anh Lý Tống
Date: Mon, Mar 11, 2019 at 10:49 PM
Subject: Re: [kqvn] Sức khỏe anh Lý Tống
Trong
hinh la Hoi truong KQ Cu thai Hoa di tham anh Tong tuan vua qua ai vao
tham cung phai mac do nhu vay vi Benh Vien so bi lay benh
Sang nay anh Tong co nhan tin cho toi la anh ay bi SAN MAT chu khong phai SAN THAN se phai mo som
Hoi Khong quan VNCH San Diego se lo cho anh Tong ve moi mat
Xin thong bao qui NT ro
KQ Cu thai Hoa
HT Hoi AHKQSD
619-733-8263
On Mon, Mar 11, 2019 at 1:13 PM Quy Nguyen quynguyen94@yahoo.com [kqvn] <kqvn@yahoogroups.com> wrote:
Hiện tình sức khỏe anh Lý Tống đang nằm bệnh viện phòng cấp cứu để chờ mổ ruột và sạn thận tại San Diego .
Xin quý vị dâng một lời cậu nguyện đến anh ấy .
Xin chân thành cảm ơn .
Lê Ngoạn
Lý Tống (tên thật Lê Văn Tống) là một phi công hoạt động chính trị người Mỹ gốc Việt có tư tưởng chống cộng[1]
với nhiều lần tổ chức đánh cướp máy bay tại Việt Nam, Thái Lan, Cuba và
Hàn Quốc để rải truyền đơn, cũng như từng hóa trang để tấn công ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng.
Lý Tống sinh ngày 1 tháng 9 năm 1946 [2]tại Thừa Thiên - Huế, Việt Nam[3] và bắt đầu phục vụ trong Không lực Việt Nam Cộng hòa năm 1965.
Tháng 4 năm 1975, chiếc A-37 thuộc biên đội Ó Đen do ông lái bị bắn rơi[2][4]; ông bị giam giữ cải tạo trong vòng 5 năm[2]. Ông vượt ngục bằng đường bộ đến Thái Lan, đi qua Campuchia, rồi xin tị nạn chính trị tại Singapore. Ông đến Hoa Kỳ năm 1984. Sau đó theo học cao học tại Đại học New Orleans[4].
Chánh án Wisarut Sirisingh, người xét xử Lý Tống, đã viết trong phán quyết:
Ngày 24 tháng 8 năm 2008, Lý Tống thuê một máy bay cùng phi công với mục đích du lịch. Tuy nhiên khi lên cao, ông ta yêu cầu phi công phải bay sang CHDCND Triều Tiên để rải truyền đơn. Lấy lý do máy bay nhỏ, không đủ nhiên liệu để bay đường dài, viên phi công xin hạ cánh để tiếp thêm dầu, đồng thời bí mật phát tín hiệu cấp cứu.
Vào lúc 11g ngày 21 tháng 7 năm 2012 theo giờ địa phương, khoảng đầu giờ chiều 22 tháng 7 giờ Việt Nam, phiên tòa xét xử Lý Tống bắt đầu. Thẩm phán Andrea Y. Bryan tuyên phạt Lý Tống sáu tháng tù và ba năm quản chế vì tội hành hung.
Lý Tống
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướng
Bước tới tìm kiếm
Bài viết này có nhiều yêu cầu chú thích nguồn gốc chưa được đáp ứng. Xin giúp cải thiện bài viết bằng cách chú giải từ các nguồn có uy tín để người đọc có thể kiểm chứng được thông tin. Những câu văn hay đoạn văn không có chú thích kiểm chứng được có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. |
Mục lục
Trước 1975
Tháng 4 năm 1975, chiếc A-37 thuộc biên đội Ó Đen do ông lái bị bắn rơi[2][4]; ông bị giam giữ cải tạo trong vòng 5 năm[2]. Ông vượt ngục bằng đường bộ đến Thái Lan, đi qua Campuchia, rồi xin tị nạn chính trị tại Singapore. Ông đến Hoa Kỳ năm 1984. Sau đó theo học cao học tại Đại học New Orleans[4].
Những hoạt động sau năm 1975
- Năm 1992, Lý Tống uy hiếp phi công chiếc A310 của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bay qua Thành phố Hồ Chí Minh rồi thả truyền đơn xuống kêu gọi nhân dân Việt Nam nổi dậy chống lại chính quyền. Lý Tống nhảy dù xuống một ao rau muống. Thấy một anh dân phòng mặc đồ dân sự đi ngang, Lý Tống nói mình là Việt kiều mới về nước, muốn thăm nhà bạn nhưng không nhớ đường và đưa địa chỉ nhờ chở đến. Anh dân phòng đồng ý rồi chở Tống lại công an; Lý Tống bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt và kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay. Tháng 9 năm 1998, chính quyền Việt Nam quyết định tha và trục xuất Lý Tống trong một đợt đặc xá.[5]
- Năm 1998, Lý Tống đã dùng máy bay, xâm nhập trái phép lãnh thổ Cuba để rải truyền đơn.
- Ngày 1 tháng 1 năm 2000, Lý Tống dùng một chiếc máy bay nhỏ bay từ Florida sang La Habana, Cuba thả truyền đơn kêu gọi nhân dân Cuba nổi dậy[6][7]. Khi bay trở về, ông bị thẩm vấn bởi Cục Di cư và Hải quan Hoa Kỳ nhưng được trắng án[6] và tha bổng. Lý Tống bị Cục hàng không Liên bang rút giấy phép bay. Sau chuyến này, ông được những người Cuba chống Cộng coi như một "anh hùng"[cần dẫn nguồn].
- Ngày 7 tháng 11 năm 2000, Lý Tống lại cướp một chiếc máy bay nhỏ tại Thái Lan bay sang Thành phố Hồ Chí Minh, thả hơn 50.000 tờ truyền đơn. Lúc trở về Thái Lan, ông bị bắt giữ và bị tòa án Thái Lan kết án 7 năm tù. Tòa án Thái Lan từ chối dẫn độ Lý Tống về Việt Nam với lý do ông không gây hại cho an ninh Thái Lan.[4]
- Ngày 24 tháng 8 năm 2008, Lý Tống thuê một chiếc máy bay huấn luyện của Đại Hàn Dân Quốc nhưng bị bắt tại sân bay Seoul khi đang định rải truyền đơn ở CHDCND Triều Tiên.
Giam giữ
- Lý Tống là phạm nhân nhiều năm từ năm 1992 đến 1998 tại Trại giam Nam Hà, V26 Bộ Công an (Trại Ba Sao).
- Tháng 3 năm 2006, Lý Tống bắt đầu tuyệt thực tại nhà tù ở Rayong.
- Ngày 4 tháng 9 năm 2006, tòa án Thái Lan quyết định dẫn độ Lý Tống về Việt Nam. Quyết định này vấp phải sự phản đối của cộng đồng người Việt chống cộng tại Hoa Kỳ và Canada.[cần dẫn nguồn]
- Ngày 26 tháng 9 năm 2006, tòa án Thái Lan chấp thuận kháng án từ Lý Tống. Quyết định cuối cùng sẽ được tòa án tối cao Thái Lan quyết định trong vòng 3 tháng.
Ra tù
Sau 7 năm ngồi tù ở Thái Lan, Lý Tống được ra tù. Tòa phúc thẩm tại Bangkok sáng ngày 3 tháng 4 năm 2007 đã tuyên bố hành động của Lý Tống mang tính chất chính trị chứ không phải là đe dọa an ninh, và dựa trên một điều luật của Thái Lan không cho dẫn độ những người đối diện cáo buộc chính trị, tòa phúc thẩm từ chối yêu cầu dẫn độ về Việt Nam của tòa sơ thẩm hồi tháng 9 năm 2006.Chánh án Wisarut Sirisingh, người xét xử Lý Tống, đã viết trong phán quyết:
- "Những gì ông Tống làm không gây ảnh hưởng về an ninh lãnh thổ Việt Nam. Thái Lan không dẫn độ những người đối diện các cáo buộc về chính trị." [8]
Bị bắt tại Hàn Quốc
Được biết sau khi mãn hạn tù ở Thái, Lý Tống trở về Mỹ và khi Thế vận hội Bắc Kinh khai mạc, ông ta đến Hàn Quốc với ý đồ thuê máy bay để bay đi Bắc Kinh rải truyền đơn nhưng không thuê được.[9]Ngày 24 tháng 8 năm 2008, Lý Tống thuê một máy bay cùng phi công với mục đích du lịch. Tuy nhiên khi lên cao, ông ta yêu cầu phi công phải bay sang CHDCND Triều Tiên để rải truyền đơn. Lấy lý do máy bay nhỏ, không đủ nhiên liệu để bay đường dài, viên phi công xin hạ cánh để tiếp thêm dầu, đồng thời bí mật phát tín hiệu cấp cứu.
Bị bắt tại Hoa Kỳ
Ngày 19 tháng 7 năm 2010, Lý Tống hóa trang tô son mặc váy đóng giả nữ, lọt vào một buổi biểu diễn ca nhạc của các ca sĩ Việt Nam tại San Jose, trong lúc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đang biểu diễn, Lý Tống giả vờ tặng hoa rồi sau đó liên tiếp xịt hơi cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng và đã bị bắt ngay sau đó.[10]Vào lúc 11g ngày 21 tháng 7 năm 2012 theo giờ địa phương, khoảng đầu giờ chiều 22 tháng 7 giờ Việt Nam, phiên tòa xét xử Lý Tống bắt đầu. Thẩm phán Andrea Y. Bryan tuyên phạt Lý Tống sáu tháng tù và ba năm quản chế vì tội hành hung.
Câu nói nổi tiếng
“ | Tôi tin tưởng vào Thiên Chúa, Công Lý và nhiệm vụ chống cộng của chính mình[11] | ” |
Chú thích
- ^ Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công
- ^ a ă â “Không tặc ở Việt Nam: Đối mặt với Lý Tống”.
- ^ Dẫn độ Lý Tống về Việt Nam xét xử
- ^ a ă â “Vietnam dissident wins reprieve” (bằng tiếng Anh). Truy cập 27 tháng 10 năm 2015.
- ^ MAI THÙY - NGHI XUÂN (20/07/2010). “Mỹ: Bắt và xét xử Lý Tống vì tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng”. Tuổi trẻ Online. Bản gốc lưu trữ 20/07/2010. Truy cập 13/8/2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|archivedate=, |date=, |accessdate=
(trợ giúp) - ^ a ă Row after Cuba leaflet pilot freed
- ^ [news.bbc.co.uk/2/hi/americas/588573.stm Vietnamese pilot under investigation]
- ^ Thái Lan không dẫn độ Lý Tống về VN, BBC 04(04/2007
- ^ Tường trình tổng quát của Lý Tống tại Nam Hàn, CaliToday 26/08/2008
- ^ Đỗ Tuấn. “Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công ở Mỹ”. Báo Thanh niên. Bản gốc
|url lưu trữ=
cần|url=
(trợ giúp) lưu trữ|url lưu trữ=
cần|ngày lưu trữ=
(trợ giúp). - ^ Lý Tống, "anh hùng" – hay "anh khùng"?
Liên kết ngoài
- Lý Tống nói chuyện trong ngày mà một số người gọi là "ngày dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam"
- Lý Tống nói chuyện trước công chúng, kêu gọi một cuộc "cách mạng đua xe"
- Vietnam welcomes Thai ruling to extradite US anti-communist
- Lý Tống bị bắt tại Hàn Quốc
- Lý Tống xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng
Không tặc ở Việt Nam: Đối mặt với Lý Tống
Ở trên kia có một hành khách người châu Á đang đe dọa phi hành đoànNữ tiếp viên THỦY TIÊN"Lúc đó tôi là đại sứ Việt Nam ở Nam Tư. Khi nội chiến Nam Tư xảy ra, có quyết định đóng cửa sứ quán, tôi phải về Việt Nam theo hành trình Praha (Tiệp Khắc) - Bangkok - TP.HCM.Lẽ ra tôi sẽ đi chuyến bay TU-154 của Liên Xô nhưng mấy anh bên hàng không nói mình mới thuê được cái Boeing 737 ngon lắm. Chú đổi vé đi Boeing cho sướng. Nghe vậy tôi đổi vé bay. Ai ngờ chuyến bay đó có chuyện" - ông Tuấn kể.Ép tổ lái và rải truyền đơnChiếc máy bay Boeing 737 đó cất cánh rời Bangkok để về sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Tổ lái được Hàng không Việt Nam thuê của Bulgaria. Theo lịch trình, máy bay cất cánh tại sân bay Bangkok lúc 17h, hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h30.Khoảng 30 phút trước khi máy bay đến TP.HCM thì Lý Tống bắt đầu hành động. 17h45, khi được phục vụ bữa ăn tối trên máy bay, Lý Tống đã lấy cắp con dao inox trên khay thức ăn.Khoảng 20 phút sau khi một nữ tiếp viên đưa nước uống đến, Lý Tống rút dây dù quàng vào cổ cô này, một tay siết chặt, một tay gí dao đẩy vào phòng tiếp viên.Lúc này, trong phòng tiếp viên có một tiếp viên người Bulgaria cũng bị Lý Tống uy hiếp và dùng dây dù trói tay chân lại. Lý Tống ép hai tiếp viên nằm xuống sàn máy bay, nếu không hắn sẽ cho nổ bom!Sau đó, khi nữ tiếp viên tên Thủy Tiên bước vào thì bị Lý Tống khống chế, gí dao vào cổ ép phải mở cửa buồng lái.Khi vào được buồng lái, Lý Tống tuyên bố trong túi xách có bom và buộc tổ lái phải làm theo sự điều khiển của hắn. Sau đó, Lý Tống đẩy Thủy Tiên ra khỏi buồng lái, đóng cửa lại và uy hiếp cơ trưởng, cơ phó. Hắn tuyên bố sẵn sàng cho nổ bom nếu tổ lái không làm theo yêu cầu.Trong lúc này, ở ngoài khoang hành khách, hệ thống đèn bật sáng."Mọi người vui hẳn khi thấy đèn sáng - cựu đại sứ Võ Anh Tuấn nhớ lại - Bình thường khi đèn bật sáng, tiếp viên hàng không sẽ thông báo máy bay đang giảm dần độ cao, chuẩn bị hạ cánh trong giây lát.Nhưng 10 phút rồi 15 phút trôi qua không nghe tiếng tiếp viên thông báo gì cả. Trời đã tối. Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy rõ đèn đường bên dưới mặt đất chứng tỏ máy bay đã hạ xuống rất thấp.Nhưng máy bay không đáp xuống đất mà tiếp tục lấy độ cao bay lên trời. Mọi người bắt đầu lo lắng, xôn xao không biết chuyện gì đang xảy ra...".Khi đó, nữ tiếp viên Thủy Tiên bị Lý Tống đẩy ra khỏi buồng lái, chạy từ khoang thương gia xuống, thông báo: "Ở trên kia có một hành khách người châu Á đang đe dọa phi hành đoàn". Mọi người nhao nhao hỏi có chuyện gì, cô này nói: "Chắc người đó bị tâm thần".Lúc này ông đại sứ nói ngay với vợ và ông chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi cùng chuyến bay: "Không phải bị tâm thần đâu. Máy bay bị không tặc rồi!".Lúc này trong buồng lái, Lý Tống bắt cơ trưởng phải bay vòng quanh khu vực trung tâm Sài Gòn và mở cửa sổ để hắn rải truyền đơn."Tôi nhìn lên khoang thương gia thấy một người quần áo nai nịt gọn gàng, mặc bộ đồ như dân thể thao nhảy dù, đầu đội mũ giống mũ bảo hiểm, lom khom chạy qua chạy lại ném từng xấp giấy ra ngoài.Tôi chụp được một tờ giấy đọc thì thấy ghi: Tổng tư lệnh quân đội nổi dậy miền Nam Lý Tống... Té ra là hắn kêu gọi nhân dân miền Nam nổi dậy chống chính quyền" - ông Tuấn nhớ lại.Theo yêu cầu của Lý Tống, máy bay phải bay vào khu vực trung tâm thành phố và quần đảo nhiều vòng trên trời. Có lúc máy bay hạ xuống rất thấp rồi gầm rú lấy đà bay vọt lên cao.Tình trạng đó kéo dài hơn nửa tiếng khiến hành khách vô cùng căng thẳng, hoảng loạn. Một số người không giữ được bình tĩnh, lấy áo phao cứu hộ ra mặc.Tiếp đó, mọi người lại nghe thông báo của cô tiếp viên: "Quý khách chú ý! Đề nghị quý khách cài dây an toàn. Phi hành đoàn sẽ mở cửa máy bay!".Nhảy dù"Trời ơi. Tại sao máy bay đang bay trên trời mà mở cửa!? Chuyện gì sẽ xảy ra? Máy bay sẽ hạ cánh khẩn cấp xuống một nơi nào đó? Trong đầu tôi rất nhiều câu hỏi. Mọi người nín thở chờ đợi giây phút xấu nhất sắp xảy ra" - ông Tuấn nhớ lại.Sau khi rải xong truyền đơn, Lý Tống yêu cầu cơ trưởng phải điều khiển máy bay lên độ cao 2.300m và mở cửa để hắn nhảy dù.Ông Tuấn không quên được khoảnh khắc căng thẳng lúc đó: "Chúng tôi bỗng nghe một tiếng "ầm" như bom nổ!Một luồng gió cực mạnh từ ngoài tràn vào, cuốn bay tất cả những gì có trước mặt hành khách: giấy, ly uống nước, thức ăn... Máy bay chao đảo dữ dội nhưng không bị rơi, vẫn tiếp tục bay".Sau khi Lý Tống nhảy dù, cơ trưởng điều khiển máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Lẽ ra máy bay hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h30. Nhưng do bị Lý Tống khống chế, bay lòng vòng trên trời, đến hơn 19h máy bay mới đáp xuống đường băng.Lúc này dưới mặt đất, lực lượng công an, xe cứu thương, cứu hỏa... đã triển khai đầy đường băng. Công an không biết Lý Tống đi một mình hay có đồng bọn nên mời tất cả hành khách ở lại điều tra thêm."Tôi là đại sứ nên được ngoại lệ - ông Võ Anh Tuấn nói - Sau này tôi nghe phi hành đoàn kể lại, hắn ép tổ lái phải bay qua khu vực quận 8 rồi nhảy dù. Hắn rơi xuống một ao rau muống.Thấy một anh dân phòng mặc đồ dân sự đi ngang, hắn kêu lại bảo: tui là Việt kiều mới về nước, giờ về thăm nhà bạn nhưng không nhớ đường. Anh chở tui tới địa chỉ này... tui cho anh 200 USD. Anh dân phòng đồng ý rồi chở hắn ta thẳng tới... đồn công an".20 năm tù, tha trước thời hạn
Lý Tống - Ảnh: Internet
Lý Tống bị kết án 20 năm tù. Năm 1998 được ân xá và cho về Mỹ. Tháng 11-2000, chỉ một ngày trước khi Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam, Lý Tống lại cướp một máy bay của Thái Lan và bay đến TP.HCM rải truyền đơn kêu gọi nhân dân nổi dậy chống chế độ.
Lý Tống đã bị chính quyền Thái Lan bắt giữ và kết án vì tội cướp máy bay và xâm phạm không phận.Kỳ tới: Cướp máy bay để tị nạn chính trị
Những điều tôi biết về Lý Tống
On Mar 21, 2019
Phạm Văn Lương K20
Năm 1975, sĩ quan còn ở lại đều phải vào “tù” hay cải tạo, sở dĩ tôi phải đề hai chữ cải tạo và tù vì cũng trên diễn đàn này, cách đây vài năm tôi đã tranh cãi về hai chữ này, và sau đó, một đề tài đăng trên biệt động đã đồng quan điểm với tôi, vì vậy tôi viết chữ cải tạo trong những điều tôi biết về Lý Tống, như một người có một thời cải tạo tại tổng trại 6, tổng trại 5 và trại A 30.
Tôi không biết Lý Tống trước nắm 1975, sau năm 1975, khi vào tổng trại 6 tại trung tâm huấn luyện Lam Sơn, tôi cũng chưa biết Lý Tống là ai. Tổng trại 6 chia làm nhiều trại, trại cấp tá hay những thành phần cộng sản cho là đối tượng quan trọng vào trại 1, sau đó kế tiếp là 2, 3, 4, 5. Lý Tống ở trại 4 hay 5, tôi không chính xác. Các trại nằm dọc theo đường từ cổng trung tâm huấn luyên Lam Sơn, chạy dài hơn cây số. Mấy tháng đầu bọn cai trại cho thoải mái, hàng ngày lao động nhẹ, chặt củi, chặt lá kè, lợp nhà, đào giếng nước… hàng ngày, buổi trưa, tới chiều ai có người nhà đều được thăm, tại khu thăm nuôi. Bỗng có tin từ trại 4, có Lý Tống vượt trại, trong thời kỳ này, thật ra nếu ai muốn đi, cũng không khó khăn lắm vì việt cộng còn lơi là, nghe tin từ dưới trại 4, tôi biết Lý Tống là pilot A 37, bị bắn rơi tại Phan Rang. Lý Tống đã lợi dụng lơi lỏng trong quản lý, Tống không biết móc nối hay làm sao mà chui nằm dưới bụng chiếc xe tải, thật ra chỉ nghe nói, không hình dung Tống nằm như thế nào. Xe chạy ngược lên Ban Mê Thuột, tại đèo Phượng Hoàng, Việt cộng bắt Tống, giải giao về trại 4, khi biết Tống trốn trại. Tại trại 4, bọn quản chế, bắt Lý Tống quì xuống đất, Tống không thi hành, và banh ngực ra, nói các anh muốn bắn, cứ bắn, không chịu quì, câu chuyện này nổi lên và từ đó ai cũng nghe tên Lý Tống, sau này tại trại tôi, cùng tổng trại với Lý Tống, có hai thiếu tá bị tên Sơn Khói gài rủ vượt trại và bị bắn chết, sở dĩ biết bị gài vì 3 người vượt trại, bọn bảo vệ bắn chết 2, và mang tên Sơn khói, làm bộ nhốt nhà cùm nhưng được ăn uống đầy đủ, và được cho thuốc lá, nhiều người bị nhốt đều trông thấy. Khi tên Sơn khói được thả, về làm đội trưởng đội cấp tá cho tới khi trại này chuyển lên Củng Sôn, Tuy Hòa, Sơn khói vẫn làm đội trưởng.
Khi tổng trại 6 di chuyển lên tổng trại 5 tại Sơn Hòa, Củng Sơn, Lý Tống cũng đi theo và ở trại 54. Tôi theo trại cấp tá, ỡ trong rừng, là trại 53. Tại đây cải tạo viên vẫn đi làm, nhưng một hôm nghe anh em trại 54, khi ra ngoài chặt cây gặp những người trại 53, Lý Tống không chịu học tập và chống đối, bị cùm, biệt giam. Tống bị nhốt tại một dãy nhà cùm, nằm ngoài vòng đai của trại 54, nhưng có mấy vọng gác của cảnh vệ. Một hôm, vào khỏng 5 giờ sáng, anh em tại trại 54 la rất lớn” các anh em ơi, tụi việt cộng muốn giết tôi”, người nghe kể lại, buổi sáng nên ai cũng nghe rất rõ, nhưng không ai làm gì được, trong khi đó Lý Tống vẫn tiếp tục la cho tới sáng, mọi người đều thức dậy, nhưng không nghe tiếng súng, ai cũng hy vọng Lý Tống không bị đánh chết.
Thật ra sau này Lý Tống kể chuyện cho anh em trại 53 (trại tôi) nghe, đêm hôm đó, trời còn tối, hai tên cảnh vệ, tới nhà cùm, nói, anh Tống, trại tha anh rồi, ra khỏi nhà cùm theo tụi tôi về với anh em cải tạo viên, Lý Tống biết, đây chỉ là bọn cảnh vệ dụ Tống ra khỏi nhà cùm là bắn, rồi đổ tội Lý Tống cố tình trốn nhà cùm, buổi tối và bắn bỏ. Lý Tống không ra, và nói với hai tên cảnh vệ, các anh thả tôi, chờ trời sáng, trại viên ngủ dậy, mọi người đầu biết, tôi sẽ theo ra, còn bây giờ, tôi không ra khỏi nhà cùm này. Nói xong, Tống nằm và la làng, Tống nói bị mấy báng súng nhưng vẫn không ra, càng la to. Mấy ngày sau, Lý Tống bị chuyển trại, lên trại 53, trại cấp tá và thành phần thuộc đối tượng nguy hiểm nhất, trong đó có đại tá Lương, lữ đoàn trưởng Dù, và Thành khóa 19, tiểu đoàn trưởng Dù, cùng chung trại.
Tôi biết Tống từ đó, vì chung trại 53, nhưng tôi và Tống không cùng chung lán, tuy vậy hàng ngày nhiều khi đi làm chung, tôi biết thêm về Tống, Tống nói chung, cao ráo, đẹp trai, trắng và hơi thư sinh, khi nói chuyện, hay khôi hài, nhưng không có gì là khác với anh em, tôi hỏi Tống, hồi làm sao mày bị bắt năm 75, Tống cười, máy bay tao bị bắn, nhảy dù rơi trên một rẫy mía ngút ngàn, tao cuộn dù, dấu trong đám mía, tính theo đám mía chờ tối là đi, không ngờ tụi chăn bò, thấy từ trên trời, tao đi đâu, tụi chăn bò theo đó, cuối cùng du kích tới bắt. Tại trại 53, Tống không có ai thăm nuôi, con bà sơ 100/100, những người khác 3 tháng được thăm một lần, thỉnh thỏang, anh em cũng chia chút đường, chút bánh cho Tống. Tống ăn rất mạnh, ăn hết phần mì của mình, ăn thêm mì của anh em, nó để một cái nón nhựa, buổi sáng ai thấy mình dư mì, cứ để vào đó, Tống cặm cụi lấy chày nhào quết thành một trái banh nhỏ và ăn lần. Qua trại 53, Tống bắt đầu học thổi sáo, ai đã từng nghe tiếng sáo của người mới tập thổi, thì mới thấy khó chịu ghê gớm, cứ trưa hè mà nghe tiếng sáo Tống thổi là muốn điên, ai nói sao thì nói, Tống không giận hờn và tiếp tục… Vào dịp Tết, mọi người được thăm nuôi, đội nào cũng đi làm, nhưng khi có người nhà, cảnh vệ sẽ gọi tên cho thăm, Lý Tống được kêu tên, người thăm, nghe nói là anh ruột của Tống, dạy đại học ở Hà Nội, bọn cán bộ trại biết như vậy nên rất sốt sắng, cho người kêu Tống, Tống nói, tôi không có bà con, anh em gì hết, làm sao ai thăm tôi được. Trại cho tên quản giáo gọi Tống, Tống nhất định không đi, cuối cùng đành chịu, và anh Lý Tống phải về. Tống có một đặc điểm, không bao giờ đi dép cao su do trại phát mà chỉ đi chân đất, đôi dép quàng trên cổ tòn ten, phải nói, không dễ gì, khi đi rừng, khiêng súc, chặt tre mà không có dép. Hỏi Tống, sao mày không mang dép Tống, nó trả lời gọn “Da Chân mòn thì còn mọc da khác, dép mòn ai phát dép mới mà đi “, Tống là người nổi danh với câu nói “Con gì nhúc nhích là ăn hết”, cóc nhái, ễnh ương, rắn rít mà gặp Tống, coi như xong, nó lột da cóc, giã thịt cho thật nát, cho chút muối, nướng ăn ngon lành. Đặc biệt Tống ít nói về trốn trại hay ý định gì, vì vậy không ai biết Trong đầu Tống nghĩ gì, Tống không có bạn thân, nhưng không có người ghét, một người bề ngoài, không khác ai trong anh em cải tạo.
Trại 53 khi giao lại cho Công An, được di chuyển về Tuy Hòa, nằm trên một đồng bằng chung quanh là lúa và rẫy, thuộc ấp Thạch Thành, trại A 30. Về A 30, tôi khác lán với Tống, nhưng đều bị trong trại, ra vào trại đều phải qua nhà gác của công an, chung quanh hàng rào trại có chòi canh, và hàng rào kẽm gai, những đội mộc, đội rau, đội văn nghệ, gọi là đội tự giác, ở ngoài, hàng ngày vào trại lảnh cơm và nước. Đội tôi và đội Lý Tống, làm ruộng, sáng phải ra ruộng, chiều tối, tắm rửa, đếm số, vào trại. Tuy không chung đội nhưng gặp nhau vẫn chào hỏi, như đã nói, Tống không có bạn Thân. Hai đội làm ruộng gần nhau, Tống vẫn không có thăm nuôi, nhưng nghe nói, khi Tống làm đội xay sát gạo, có một cô trong đội văn nghệ rất thích Tống, ai cũng nói đầu dây mối nhợ là do người này báo cho Tống, tôi không tin, vì tuy hai đội văn nghệ và xay sát gạo gần nhau, nhưng không được tự do nói chuyện. Một hôm, vào năm 1980, tôi nấu nước cho đội tôi, sau giờ trưa, anh em nghỉ trưa, ra ruộng làm buổi chiều, tôi bắt đầu đi lấy củi để nấu nước cho anh em cải tạo ngày hôm sau, tôi đi khá xa, vào các rẫy lấy củi, nhờ vậy mà tôi quen nhiều người làm rẫy, trồng mía, tới mùa làm đường, tôi mang hai ba loong gô theo, nhiều cô làm mai xin tiếp đường cho tôi đường non mang về, tôi chia cho mấy bạn thân cùng lán ăn thoải mái, ngày mai xin tiếp (phải nói, lúc này dân chúng thấy rõ cộng sản rồi, nên rất cảm tình với người cải tạo), mới có dịp ăn đường non mệt nghỉ. Mấy cô làm mía, tiếc gì một loong gô đường.
Đây nói chuyện Tống, một hôm tôi đi ngang qua mấy bụi chuối trồng theo bìa ruộng, lúc đó anh em đã ra ruộng lúa hết, tôi thấy Tống, mặc bộ đồ tù sọc đỏ, nằm ngay gốc chuối, tôi tưởng Tống ngủ quên, tôi lấy chân lay Tống dậy, nói Tống “Đội mày đi làm hết trơn rồi, sao mày nằm đây”, Tống vẫn nằm, trả lời Tao đau đầu quá, tao xin ông Lía (cán bộ quản giáo) đội 9, nghỉ buổi chiều nay, ngủ chút xíu cho đỡ đau đầu , rồi nó hỏi tôi, mày đi lấy củi hả, tôi ừ, rồi nói với Tống, thôi mày nghỉ cho khỏe, tao đi đấy”. Hôm đó, nếu không lầm là thứ sáu, ngày hôm sau nghỉ lao động. Hôm sau, theo lệ thường, ngày nghỉ, thường ai có thăm nuôi thì nấu ăn, không có gì thì chạy qua mấy lán, gặp bạn bè, nói chuyện, ai có cà phê thì rủ nhau, mấy thằng một ly cà phê, nhâm nhi, nói chuyện đời, A 30 cho thăm nuôi xả láng, không hạn định bao nhiêu quà bánh, gạo, đường đều được mang, nhiều nhà khá giả mang cả gánh thăm nuôi. Tụi tôi đang, mỗi người một nơi, trong hàng rào dây thép, thì khoảng 10 giờ trưa, nghe tiếng kẻng tập họp, ai về nhà nấy, điểm danh. Số là, thường ngày nghỉ, 10 giờ mọi người đều lãnh cơm, cơm do người trực của đội gánh từ nhà bếp, tới từng lán chia. Thường ai không có mặt thì nhờ bạn nằm gần lãnh dùm, hôm đó, lán của Lý Tống, khi chia cơm, người chia cơm thấy không có đồ lãnh cơm của Tống, nên kêu inh ỏi, Lý Tống đâu rồi, không lãnh cơm, người chia cơm, hỏi Tống có nhờ ai lãnh cơm không?, kêu hoài kêu hủy, người đội trưởng Tù, báo cáo cho chòi canh ngoài cổng, cảnh vệ bèn đánh kẻng kêu tập họp điểm danh từng nhà, ai cũng có mặt, chỉ thiếu Lý Tống, cảnh vệ báo lên trại, lệnh truy nã tù trốn trại bắt đầu. Ai trong anh em, cũng mong cho Tống đừng bị bắt, và trốn được, và quả thật cả tuần, cả tháng, và cả năm, không bao giờ bắt được Tống. Năm 1981, khi tôi ra khỏi A 30, tôi vẫn mang một câu hỏi trong đầu, Tống ra khỏi trại bằng cách nào, và đi ra sao?
Tôi không là bạn thân của Tống, nhưng cùng chung trại mấy năm, tôi phục Tống khi nghe và thấy những hành động của Tống, Tống là một người vượt trại giỏi, nhưng tiếc thay, Tống không kết hợp được nhiều người, trước sau vẫn hành động đơn độc, sau này khi nghe, đọc một bài báo Mỹ nói về Tống, tôi thấy Tống phi thường, nếu có bạn nào đi Mã Lai, mỗi chiều thứ Sáu, rời khỏi trại huấn luyện JWS “Jungle Warfare School”, tại Johore bahru, Malaysia, qua chiếc cầu thật dài giữa eo biển Malaysia và Singapore, các bạn mới cảm phục Lý Tống, không những về ý chí, mà phải thán phục vì sức khỏe của Tống, khi Tống bơi qua eo biền này, dưới dòng nước xanh, sóng mạnh, Tống đã tới tòa đại sứ Mỹ tại Singapore, bằng một câu tiếng anh trôi chảy “Tôi xin gặp đại sứ Mỹ”, tôi là một sĩ quan không quân VNCH, đã đi từ VN qua nhiều nước, và vừa bơi qua eo biển Mã Lai tới đây. Lý Tống được lệnh từ Mỹ, ra khỏi singapore chỉ sau vài tiếng đồng hồ.
Phạm Văn Lương K20
LÝ TỐNG, EM TÔIĐẾN cuối tháng 4 năm 1987 tôi mới biết tin về Lý Tống, em tôi.
Tống đã qua Mỹ, cũng như Xuân-Sơn, con trai của tôi. Thoát khỏi cõi địa-ngục này, ra với Thế-Giới Tự-Do là một may-mắn lớn nhất trong đời người dân Việt-Nam hiện nay.
LÝ Tống tên thật là Lê Văn Tống, sinh ngày mồng 1 tháng 9 năm 1945 tại Làng An-Cựu, Huyện Hương-Thủy, Tỉnh Thừa-Thiên.
Ngày 23-8-1964, Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Quảng-Đức có tổ-chức một bữa tiệc. Vừa mới bắt đầu thì Lê Văn Tống được viên Trưởng Xe Tuần-Cảnh hướng-dẫn vào phòng. Quan-khách không cho Tống đi tắm rửa, mà bắt ngồi vào bàn liền.
Tống xác-nhận những điều đã viết trong thư gửi tôi trước đó không lâu, là em quyết-định nghỉ học, đi chơi một vòng từ Trung-Nguyên lên Cao-Nguyên, rồi vào Sài-Gòn xin gia-nhập Không-Quân, nên ghé thăm tôi.
Có lẽ đây là lần đầu tiên học-sinh Lê Văn Tống có dịp chuyện-trò thoải-mái một lần với nhiều viên-chức và sĩ-quan cao-cấp: đại-tá Tỉnh-Trưởng kiêm Tiểu-Khu-Trưởng, đốc-sự Phó Tỉnh-Trưởng Hành-Chánh, trung-tá Tiểu-Khu-Phó kiêm Phó Tỉnh-Trưởng Nội-An, các Trưởng-Ty, các trung-tá Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội và Tỉnh-Đoàn-Trưởng Bảo-An, các viên-chức và sĩ-quan cố-vấn Hoa-Kỳ, v.v... Chắc-chắn là Tống đã nghe nhiều điều bổ-ích liên-quan đến quân-ngũ và Chính-Quyền.
Sau khi quan-khách ra về, Tống tiếp-tục ngồi lại với các đợt thực-khách khác từ các Quận & Xã về dự tiệc, vì họ rất khoái nói chuyện với "em ông Trưởng-Ty" mãi cho đến khuya.
Sau bữa tiệc ấy, chắc hẳn là lần đầu tiên Lý Tống uống rượu, mà lại uống nhiều, em say liên-tiếp hai ngày, chỉ nằm và cười một mình. Các thuộc-viên của tôi chốc chốc lại vào thăm Tống và nói với nhau: "Anh ấy thật là hiền-lành!"
Ở chơi với tôi đến ngày 02-9-1964 thì Tống lên đường vào Sài-Gòn thực-hiện chí-hướng của mình.
Qua năm 1965, một hôm trung-tá Phan Quang Điều, Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội địa-phương, mang hồ-sơ của Tống đến, để tôi đọc, xác-nhận, và ký tên bảo-đảm về phương-diện an-ninh chính-trị cho Tống.
Thế là em đã trở thành quân-nhân.
THỜI-GIAN 1970-1973, tôi coi Ngành Đặc-Cảnh Vùng II, văn-phòng đặt tại Nha-Trang; Tống thường về thăm.
Có hai hình-ảnh về em đã in đậm nét trong trí nhớ tôi.
Thứ nhất, hầu như lần nào Tống cũng dẫn theo một cô bạn gái, mỗi lần một cô khác nhau, và cô nào trông cũng xinh. Đó là chưa kể những cô mà tôi cũng như người nhà không có dịp thấy. Trong nhà, ngoài đường, ai cũng khen em có số đào-hoa. Vợ tôi hỏi em: "Sao chú chưa lập gia-đình?" Tống cười: "Em đang còn bay nhảy mà!"
Thứ hai, Tống có thói quen lái xe thật nhanh. Xe của tôi thì có chiếc sơn màu xanh+trắng của Cảnh-Sát, có chiếc sơn màu trắng sữa và mang bảng số ẩn-tế của thường-dân, mà Tống cứ lái vụt vào phi-trường quân-sự Long Vân cũng như một số đơn-vị quân-sự khác, không ngừng lại tại các trạm kiểm-soát của Quân-Cảnh, khiến các sĩ-quan an-ninh thỉnh-thoảng lại gọi than phiền với tôi. Các con tôi hỏi: "Chú lái xe gì mà nhanh dữ thế?" Tống đáp: "Thì chú bay mà!"
MỘT hôm, không lâu trước ngày Quân-Khu I thất-thủ, trong thời-gian tôi làm Giám-Đốc Đặc-Cảnh Vùng này, Trung-Tâm Hành-Quân của Sư-Đoàn I Không-Quân gọi điện-thoại báo tin là Tống đang bay từ Bửu-Sơn ra Đà-Nẵng để đến thăm tôi. Tôi rất mừng, vì tôi đã ra Vùng I từ cuối năm 1973, đến nay mới có dịp gặp lại nhau. Tôi vội vào phi-trường đón em.
Gặp nhau tôi mới biết là Tống đang gặp phải một chuyện khó-khăn. Số là Tống được cấp trên tín-nhiệm giao thêm phần-vụ quản-lý Câu-Lạc-Bộ Không-Quân ở phi-trường Bửu-Sơn. Vốn tính bay-bướm, Tống tuyển một cô-gái vào phụ việc, hẳn-nhiên là đẹp, giao cho cô-ta cất giữ tiền-nong. Cô thủ-quỹ ấy ôm trọn số tiền mấy trăm ngàn đồng trốn đi. Tống được Cấp Trên hạn cho một thời-gian ngắn để kiếm đủ số bù vào. Biết tôi là một viên-chức liêm-khiết, mà nhà lại nghèo, khó giúp được em; nhưng vì là chỗ anh+em, vui/buồn có nhau, nên Tống ra đây tìm tôi.
Đó là lần cuối anh+em chúng tôi gặp nhau khi còn ở trên đất nước Việt-Nam.
TÔI bị Việt-Cộng bắt ngày 17-4-1975, và ra khỏi Trại "Cải-Tạo" (sau cùng là trại Tiên-Lãnh, thuộc huyện Tiên-Phước, tỉnh Quảng-Nam) ngày 20-4-1987. Hai ngày sau, về đến nhà ở Nha-Trang, tôi mới biết là Lý Tống còn sống, và đã đến chốn an-toàn.
Em tôi là phi-công cuối-cùng và duy-nhất của Không-Quân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, lái phản-lực-cơ A-37 ném bom lên đầu Việt-Cộng để cản đường chúng tiến vào Miền Nam, rủi bị bắn gãy phi-cơ, nhảy dù xuống đất thì bị địch bắt, trên Quốc-Lộ số 1, Thị-Xã Cam-Ranh, ngày 05-4-1975. Tống bị tống-giam nhiều nơi, trong đó có trại A-30 của Tỉnh Phú+Khánh Việt-Cộng, vùng đất trước kia là Tỉnh Phú-Yên.
SAU một thời-gian thấy hơi yên-yên, các thuộc-viên cũ của tôi lần-lượt tìm đến thăm tôi. Những người đã từng ở trại A-30 trong cùng thời-gian Lý Tống bị giam ở đó, đã kể lại cho tôi nghe thái-độ bất-khuất của em trước mặt kẻ thù; nhất là có lần bị chúng bắt quỳ mà Tống quyết không chịu quỳ, bị chúng dí súng vào đầu và bắn xéo qua bên tai mà Tống vẫn cứ dõng-dạc quát lớn: "Bắn đi! Lý Tống này chết thì sẽ còn có trăm ngàn Lý Tống khác nữa!" Bản-lĩnh cao-cường cùng với câu nói lịch-sử đó đã được nhiều người, nhất là dân Phú-Yên và Khánh-Hòa, dù chỉ ở Trại A-30 sau ngày em đã trốn thoát nơi đây, hoặc ở ngoài đời mà chỉ được nghe người khác truyền miệng với nhau, kể lại với tôi với lòng cảm-phục vô-biên.
Trong giới Cảnh-Sát Quốc-Gia, có một nhân-vật nổi tiếng ngang-bướng; đó là trung-tá Nguyễn Văn Can, cựu Phó Giám-Đốc Cảnh-Sát Công-An Trung-Nguyên Trung-Phần, cựu Trưởng Ty CSQG Tỉnh Quảng-Ngãi. Can cũng bị giam ở trại A-30, và được mọi người kính phục, vì anh cũng đã công-khai chống lại Ban Giám-Thị và bọn cán-bộ quản-giáo; điển-hình là việc anh vẫn trước sau không chịu hát bài "Bác cùng chúng cháu hành-quân". Việt-Cộng hạch hỏi lý-do, anh đáp: "Tôi có cùng đi hành-quân với 'Bác' lần nào đâu?" Trong năm 1991, trên đường từ Huế trở vào Sài-Gòn, Can ghé thăm tôi ở Nha-Trang. Khi đề-cập đến Lý Tống, chính anh cũng không tiếc lời khen-phục em tôi.
Con-gái thứ ba của tôi, Xuân-Lộc, bị bắt về tội vượt biển, cũng có thời-gian bị đưa ra giam ở Trại A-30 nói trên. Cũng vì Lý Tống đã được mọi người trong Trại cũng như ngoài Trại biết đến, nên hầu như ngày nào cũng có nhiều tù-nhân lẫn với thường-dân tìm cách đến gần con tôi, để "xem mặt cháu của Lý Tống".
TẠI Nha-Trang, có một người con-gái đẹp, tên Thu-An. Cô là sinh-viên đại-học ở Hoa-Kỳ, về thăm nhà thì bị kẹt luôn vì vụ Việt-Cộng tiếm chiếm Miền Nam. Thân-phụ của cô là một sĩ-quan Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, cũng bị tập-trung "cải-tạo" tại Trại A-30. Thu-An đến thăm+nuôi cha, để ý thấy Tống lần nào cũng đi chân trần, thản-nhiên giẫm lên gai nhọn, đá sắc, đất nóng, than hồng. Thấy hiện-tượng lạ, Thu-An tưởng Tống không có gì mang, bèn gửi biếu Tống một đôi dép cao-su.
Những lần đến Trại sau đó, cô thấy Tống luôn mang theo đôi dép nói trên, bằng cách buộc dây đeo trên vai mình, còn chân thì vẫn đi không.
Thu-An vượt biển, bị bắt, bị giam cùng Trại A-30.
Được nghe kể lại về những thành-tích hào-hùng của Tống, lại tận mắt thấy sức mạnh tinh-thần phi-thường của chàng thanh-niên, người đẹp Nha-thành đã dành hẳn cho em tôi một mối tình đẹp như mộng và thơ.
Sau khi vượt thoát được Trại A-30, Lý Tống đã ghé đến thăm Thu-An, để chào từ-biệt trước khi đi tiếp vào Sài-Gòn tìm cách vượt biên.
Tống đã ra đi theo chí tang-bồng, biết đến bao giờ mới gặp lại nhau!
SAU đó, Thu-An qua Đức, và lập gia-đình.Cha+mẹ Thu-An với tôi là chỗ đồng-hương, cùng quê Hưng-Yên. Bà-mẹ thường đến thăm tôi.
Năm 1990, bà đi thăm con ở Tây-Đức về, cho tôi biết là Lý Tống có xuất-bản một cuốn sách, nhan đề "Ó Đen". Cuốn sách ấy đã đến tay Thu-An. Bà có đọc nó ở Đức, và nói với tôi: "Đáng lẽ Tống nên tránh nhắc và in ảnh của Thu-An trong sách, khi người con-gái đã lập gia-đình".
Năm 1991, Thu-An cùng chồng và hai con về Việt-Nam; tôi có gặp và mừng cho Thu-An có một người chồng đẹp trai, rất cưng yêu vợ, thật là xứng đôi.
NHỮNG người quen-biết cũ của anh+em chúng tôi cho tôi biết là Lý Tống đã xâm-nhập vào phi-trường Tân-Sơn-Nhất, nơi được Việt-Cộng canh gác kỹ-càng. Thế mà Tống leo lên được một chiếc phi-cơ, định đánh cắp nó, nhưng bị trục-trặc máy-móc nên không lái bay đi đuợc; song đã thoát ra an-toàn. Trong hành-động này, đã có một vài người thân, trong đó có cả người đẹp, đồng lòng tiếp sức với em.
Bà-con còn kể lại rằng, trong những ngày Tống trốn-tránh Công-An Việt-Cộng ở Sài-Gòn, vào năm 1980, có nhiều cô gái đã đến với Tống; thậm-chí họ còn ghen nhau, làm người chủ nhà hết hồn.
BẢY năm sau đó, được tin tôi mới từ Trại "Cải-Tạo" về nhà, một người con-gái tên Hạnh từ Sài-Gòn gửi thư ra Nha-Trang thăm tôi, cho biết địa-chỉ, và ngỏ lời mời, khi nào có dịp tôi vào Sài-Gòn thì ghé thăm cô, để cô được dịp làm quen, vì cô là một bạn cũ của em tôi. Nội-dung lá thư trang-nhã, nét chữ viết đẹp, lời-lẽ lễ-phép, thân-mật, nhưng tôi cảm thấy có ngụ trong đó một chút tự-tin và tự-hào. Tống đã từng có không biết bao nhiêu bạn gái, thuộc nhiều thành-phần... Bảy năm qua rồi, còn gì! Ý Hạnh muốn cho tôi thấy ở cô có một giá-trị nào đó; ít nhất thì cô cũng có nhà cửa đường-hoàng, vẫn còn nặng tình với Tống, còn muốn ra mắt bà-con...
Cuối năm 1991, nhân dịp tôi vào để lập thủ-tục xuất-cảnh tại thành-phố thủ-đô xưa, Hạnh đến thăm tôi. Qua cơn dâu bể, tôi chưa thấy có một cựu-nữ-sinh-viên Văn-Khoa Sài-Gòn nào còn ở lại với quê-hương khốn-khổ mà còn giữ được dáng-vóc yêu-kiều của một thời xa-xưa như Hạnh của em tôi.
Hạnh cho tôi biết nội-dung của cuốn "Ó Đen", mà Tống lén-lút gửi về từng phần, về cuộc vượt-biên vượt-biển lịch-sử của Lý Tống mà cả thế-giới đều đã ngợi-ca: trong sự-nghiệp đó, ở giai-đoạn đầu, tuy đánh cắp hụt phi-cơ, Hạnh đã đóng-góp một phần vô-giá cho Tống đột-nhập phi-trường.
Tôi hỏi Hạnh có muốn đi Mỹ không. Biết ý tôi hỏi có muốn qua với Tống không, Hạnh đáp: "Không". Tôi hỏi vì sao. Trả lời: "Vì nếu qua Mỹ thì phải làm lại tất cả". Tôi hiểu ý Hạnh, không phải nói về công-ăn việc-làm, mà nói về tình-cảm giữa hai người. Tôi hỏi: "Sao phải làm lại?" Hạnh đáp: "Làm lại về phía anh ấy, chứ về phía em thì có gián-đoạn gì đâu!" Tôi hỏi Hạnh về tương-lai, cô đáp: "Em sẽ ở vậy trọn đời!" Tôi lại hỏi thêm: "Tống có còn gì dành cho em không?" Hạnh nhìn thẳng vào mắt tôi: "Anh ấy nếu không còn gì cho em, thì vẫn còn có một cái gì vô-cùng cao-đẹp hơn, cho mọi người!"
Tình yêu của Hạnh đã chuyển từ một vô-vọng vị-kỷ sang một kỳ-vọng vị-tha.
TỪ cách nửa vòng quả đất, Tống được tin tôi đã về nên gửi thư về thăm tôi. Và khi Tống đang chuẩn-bị luận-án tiến-sĩ thì em có gửi cho tôi hai bản lược-đồ, nội-dung chủ-đề "Integrative Elephantism and the Causes of War Initiation" và "The Bull's Eye of Integrative Elephantism". Vì không kèm theo bản văn nên tôi không thể hiểu được ý chính; chỉ thấy lờ-mờ:
Lược-đồ thứ nhất "Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?) và Những Nguyên-Nhân Khởi-Chiến", là một con voi đứng trên nền-tảng kỹ-thuật bằng hai chân sau (Năng-Lực Công-Nghiệp và Năng-Lực Quân-Sự), đưa cao hai chân trước lên (Năng-Lực Chính-Trị và Đặc-Tính Quốc-Dân), cho thấy cái bụng là Lĩnh-Thổ, cái lưng là Dân-Cư, cái đuôi vẫy lá cờ Mỹ, Chủ-Nghĩa Lý-Tưởng Đạo-Đức, cái cổ là An-Ninh Quốc-Gia, cái tai là Chủ-Nghĩa Hiện-Thực Chính-Trị, đầu đội chiếc mũ biểu-trưng USA, đôi mắt là Quyền-Lợi Quốc-Dân, cặp ngà là Tinh-Thần Phản-Cách-Mệnh; cái vòi quấn quanh và nâng lên cao một cô thiếu-nữ mặc quần-áo tắm (không rõ là để quật chết hay để tung hô) với cái nhãn-hiệu Chủ-Nghĩa Đế-Quốc (không rõ để chỉ cô gái hay chỉ cái vòi);
Lược-đồ thứ hai là "Trung-Tâm-Điểm (hoặc Yếu-Tố Thành-Công) của Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?)" cho thấy 5 cấp-độ: giữa Hòa-Bình và Cạnh-Tranh 20%, từ Cạnh-Tranh đến Tranh-Chấp Nhẹ 40%, từ Tranh-Chấp Nhẹ đến Tranh-Chấp Nặng 60%, từ Tranh-Chấp Nặng đến Bờ-Vực Chiến-Tranh 80%, và từ đó đến Chiến-Tranh 100%, với nhiều phụ-chú chi-tiết linh-tinh.
Tôi chỉ hiểu được thế thôi, và lại tự hỏi chẳng lẽ Tống muốn nói về chính-đảng Cộng-Hòa của Mỹ mà biểu-tượng là Con Voi, hay muốn triết-lý về câu chuyện một số người mù "thấy" Voi của Việt-Nam? Chắc phải là một kết-luận cho một công-trình nghiên-cứu lớn về tình-hình toàn-cầu. Chung-quy tôi vẫn chưa hiểu Tống muốn nói gì. Chính-trị mà!
TỐNG tiến-hành nhiều dự-án cùng một lần. Thí-dụ em đã nhờ tôi hợp-tác soạn-thảo một tác-phẩm mệnh-danh "Tự-Điển Thi-Nhân"; nhưng đó chỉ là một cuốn sách gợi ý, gợi vần, tìm chữ cho người mới tập làm thơ, sắp xếp theo thứ-tự từ-điển: A thì "lắm a?", "thế a?", rồi đến "ba-ba", "thu-ba", "yên-ba", v.v... Tự-điển này gồm ba thứ tiếng Việt-Anh-Pháp: Tống muốn giúp cho cả những người nói tiếng Anh, tiếng Pháp cũng có thể dùng nó để chọn chữ, gieo vần, làm thơ Việt-Nam!
LÒNG tôi nôn-nao đợi ngày lên đường.
Qua Mỹ với Tống tôi sẽ thấy rõ, chắc là toàn những việc làm động-địa kinh-thiên, của một anh-hùng hậu-chiến Việt-Nam!LÊ XUÂN NHUẬN
Subscribe to:
Posts (Atom)