Cánh Thép Blog's
Wednesday, November 27, 2019
Saturday, October 5, 2019
Thursday, September 12, 2019
CẢM TẠ BTC Đại Hội Trực Thăng Kỳ 3
Đại
hội Trực-Thăng kỳ III tại Dallas qua đi đã để lại một dấu ấn đầy
kỹ-niệm cho hầu hết những người tham dự, nhất là những hoa tiêu
Trực-Thăng lưu lạc từ khắp bốn phương đã bay về hội tụ thật đông đủ
ngoài sự mơ ước của BTC chúng tôi.
Thật là một vinh
hạnh lớn lao cho chúng tôi được chào đón hầu hết tất cả quý vị Niên
Trưởng, những cánh chim đầu đàn, mặc dù tuổi đời chồng chất đã quá cao
nhưng vẫn cố gắng bay về hợp đoàn cùng những cánh chim từng sát cánh bên
nhau, vùng vẫy oai hùng, trên khắp bầu trời quê hương thân yêu ngày
nào. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm tạ quý vị đại diện các
Cộng-đồng, Hội đoàn, Đoàn thể Cựu quân nhân và quý Đồng hương tại Địa
phương đã đến tham dự thật đông đủ.
Xin được tri ân
toán hầu kỳ từ Houston đã giúp cho phần nghi lễ thật trang trọng, xin
được cám ơn chiến-hữu Châu đã khổ công chuyễn toàn bộ mô hình chiếc
trực-thăng UH-I từ Houston lên trưng bày để chụp hình lưu niệm, gợi nhớ
lại phần nào những hình ảnh năm xưa và cũng xin cám ơn chiến hữu Lợi từ
Houston đã điều khiển 2 chiếc trực-thăng bay là đà trong sàn nhà hàng
rất vui nhộn, Xin cám ơn MC tổng quát Vương minh Dương, MC nghi lễ
Phan-đình-Minh và MC văn nghệ Thư-Hiền đã phối hợp hướng dẫn chương
trình rất nhịp nhàng thông suốt, Xin cám ơn anh bạn hiền Nguyễn-ngọc-Minh
đã thiết kế trang trí cho một phong sân khấu đúng chủ đề rất đẹp
Kính thưa quý vị, chắc chắn là BTC chúng tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết sai lầm, kính mong quý vị niệm tình tha thứ.
Thay mặt BTC xin chân thành cảm tạ
KQ PHAN-văn-PHÚC
Monday, September 9, 2019
Cafe Factory 9/9/2019 Nam California
NT Châu Lương Cang, BK Tống Văn Thái, NT Trần Ngọc Thạnh,
KB Đặng Quỳnh, KB Trần Khánh, KB Vương Văn Ngọ VN
Saturday, August 31, 2019
Hoi Ngo KQ Truc Thang
Đãnh, tay vợt xuất chúng vẫn còn rất trẻ. Long
nhí không thấy gì khác năm tháng chồng chất. Lý Bổn Đường thì
không cách chi anh nhận ra được vì ngày xưa anh em mình ốm như
nhau. Còn Đồng Minh Sanh họa sỉ tài ba của phi đoàn mình chuyên
vẻ helmet cho anh em nữa sao chưa thấy. Cám ơn Quỳnh nhiều.
Cho thăm hết anh em bên đó. Thạnh râu 219
Tuesday, August 27, 2019
Captain Vương Văn Ngọ Kingbee 219
Thời gian qua mau, thấm thóat tôi chuyển qua Phi đòan 219 cũng vừa đúng
một năm tính từ tháng 07-1968 và cũng tròn 06 năm kể từ ngày 26-07-1963
khi tôi bước chân vào CLB Hùynh Hũu Bạc để trở thành SVSQ Không quân
VNCH.. Trong một năm ở Phi đòan 219 tôi thật sự đã trưởng thành trong
nhiệm vụ người Phi công của một Phi đòan trực thăng khá nổi tiếng ,
tôi đã vào sanh ra tử không biết bao nhiêu lần, có nhửng lúc tôi tưởng
mình không thể vượt qua những giờ phút nguy hiểm trong những phi vụ quá
hiểm nghèo để có thể tồn tại cho đến ngày nay, trong khi đó ngày lại qua
ngày , tôi phải chứng kiến sự ra đi của bạn bè ngày một nhiều hơn,
Trong nhửng kỹ niệm đáng nhớ của đời Phi công tôi không sao quên ngày
03-08-1968 khi chiếc trực thăng của chúng tôi có nhiệm vụ rước một tóan
Biệt kích bị CS bao vây trong tình trạng thập tử nhất sanh ở Ashau,
tóan được rước về an tòan trong khi đó phi hành đòan phải trải qua
nhũng giây phút thật gian nan và nguy hiểm, trong đời bay bổng, tôi còn
gặp nhiều tình huống nguy hiểm khác nữa, nhờ tài năng của bản thân ,
cộng thêm sự may mắn của chính mình tôi đã vượt qua biết bao nguy
hiểm để được tồn tại cho đến ngày nay, trái lại có nhiều bạn bè kém may
mắn hơn , có người què tay, cụt chân và củng có người ra đi vĩnh viễn.
Thật buồn cho một Kiếp Chim và củng rất hảnh diện vì mình là Phi công
của Phi đòan 219 oai hùng.
Ngày 21-07-1969, tôi và Đại/úy Tưởng được nghỉ để lên Liên Đòan Tác
Chiến của Sư Đòan 1 Không quân VN nhận huy chương của Chánh Phủ Hoa Kỳ
tặng, Hôm nay tôi ăn mặc khá chỉnh tề, với bộ quân phục vàng dài
tay được ủi láng, đội kết pi, vai mang dây biểu chương và galong Tr/úy,
ngực mang huy chương cuốn là nhửng chiến công mà tôi đạt được
trong đời bay bổng của mình, trông cũng khá điển trai so với mọi ngày
cứ một bộ áo bay mặc mãi. Buổi lể được tổ chức khá đơn giản nhưng không
kém phần long trọng được sự hiện diện của Chuẩn Tướng Khánh Tư lịnh
Sư đòan 1 KQVN và Đại tá KQ Hoa Kỳ đại diện cho Chánh phủ, vị
Đại tá đoc lời tuyên dương mà KingBee Leader đã đạt được trong phi vụ
rước về an tòan một tóan Biệt kích bị quân CS bao vây ở Ashau ngày
03-08-1968, theo lời tường trình của vị Đai/tá tôi nhớ lại ngày hôm
đó sao gian nan và nguy hiểm quá mà KingBee chúng tôi đã làm tốt
nhiệm vụ trong hòan cảnh thập tử nhất sanh. Vì tình người,
tình đồng đội giửa những người lính VNCH và nhửng người bạn Biệt kích
Mỹ, sau lời tường trình là lời cảm ơn của Chánh phủ Hoa Kỳ đối với
binh chủng KQVN nói chung, Phi đòan 219 nói riêng và nhất là phi
hành đòan KingBee Leader trong ngày 03-08-1968
Gìờ phút trang trọng và cao quý nhất của buổi lể là lể gắn huy chương,
Đại tá Mỹ đại diện Chánh phủ Hoa kỳ gắn lên ngực Đại úy Tưởng huy
chương Anh Dủng Bội Tinh ngôi sao bạc<<Silver Star>> còn
tôi được tặng huy chương DFC <<Distinguished Flying Cross>>
cao quý của Không quân Hoa Kỳ.
Thật danh dự và củng rất hảnh diện cho Binh chủng KQ VNCH, cho
Phi đòan 219 và nhất là cho chính tôi và Đại/úy Tưởng............
Capt Vương văn Ngọ 63D219.
ĐẠI HỘI TRỰC THĂNG KỲ 3 :
Nhân dịp Đại Hội Trực Thăng Kỳ III, QUEENBEE-1 tặng chiến hữu tài liệu:
Ngành Trực thăng đáng lẽ trở thành Lữ Ðoàn Không Kỵ (ARVN/Air Cavalry)
Năm
1964, là thời điểm chuẩn bị cho một cuộc leo thang chiến tranh tại Việt
Nam với chìa khoá chính là ngụy tạo ra vụ “Tonkin Incident” để mở rộng
đường Xa lộ Harriman (đường mòn HCM hay đường 559) cho lính BV vào cưỡng
chiếm miền nam. Lúc nầy Very Very Secret Society muốn QLVNCH phải có
Quân-chủng Lữ đoàn Không Kỵ (Air Cavalry) để cùng Mỹ với sư đoàn Air
Cavalry 101 tiêu thụ 5.000 chiếc Hueys, (vì nhu cầu cấp bách Thiếu tá
Nguyễn Huy Ánh sẽ là Lữ đoàn trưởng 1965 đầu tiên đúng ngay vào lúc
TQLC Mỹ đổ bộ Ðà Nẳng) Nhưng việc đó không xảy ra vì ngân quỹ quá tốn
kém.
Nếu
không có lực lương trực thăng, Pentagon sẽ coi nhẹ về VNAF, một quân
chủng nhỏ chỉ cần tiêu xài các chiến cụ thặng dư, lổi thời như T-6,
T-28, T-37, T-38 với thời gian huấn luyện và tập oanh kích các mục tiêu
là vừa đủ để rơi rụng là vừa, nên không muốn họ phải hy sinh như những
phi công ưu tú Không Quân, Hải Quân và Marine Corp Mỹ; vì họ phải giải
quyết thanh toán cho hết những món hàng giết người thặng dư còn tồn kho
quá nhiều như F-100, RF-101, F-104, F-105, F-4, Skyhaw, Crusader,
Corsair, Intruder . ..vào khoảng vài ngàn chiếc và theo dự trù bằng đáp
số qua máy tính thì cũng gần 1.000 phi công trở thành POW với cái giá
phải tiêu xài cho hết thứ quỷ nầy trong sách lược “Khổ nhục kế”. Còn
trực thăng Hueys không thôi cũng 5.000 chiếc, HK nhứt định không đem về
Mỹ nếu có xuống HKMH cũng đẩy xuống biển; dĩ nhiên, đoàn viên Air
Cavalry và anh em trực thăng VNAF rán mà chống chọi với thần chết khi
phải tiêu xài cho hết 5.000 chiếc. Những phi cơ dành cho anh em khu trục
VNAF như T-6, T-28, T-37, T-38 cũng không nhiều lắm, chỉ để vừa đủ
luyện tập Take Off and Landing, hoặc ra chiến trận với một số bom đạn
khiêm nhường hạn chế cho thực tập và sẽ hư hại sau đó qua huấn luyện,
hoặc hành quân là vừa đủ. Riêng các AD-6 phía Hà Nội xin được giảm bớt
phân nửa hoả lực vì sự chính xác đem cho Lê Ðức Thọ quá nhiều thiệt hại,
kết quả AD-6 chỉ mang theo 6 racks là 6 quả Bom mà thôi hay đình động
là tốt nhứt. Thường khi Lê Đức Thọ đòi hỏi điều gì đều được VVSS thoả
thuận ngay vì sợ Thọ không chịu tiếp tục cuộc chiến thì bể kế hoạch
Eurasia-1. Như cuộc so gân 1967 giữa LX & TQ, 6-Buá Thọ đòi nghỉ
chơi W.A.Harriman toá hỏa tam tinh, bèn trước tiên an ủi Thọ dù có trên 1
triệu lính thì cũng đánh đấm vui chơi rồi Mỹ cũng rút về như đã hứa:
“Ðánh Cho Mỹ Cút Ngụy nhào” mà … yên chí! Thế là cán bộ cao cấp VC bị
thương thì trực thăng CH-53 sơn màu ngụy trang sẽ tản thương về chân đèo
Lập-Cập đường 7 nam Lào, qua vĩ tuyến 17 và C-130A màu xám tro không số
sẽ tiếp tế cho VC trên đường 559 (nhưng vì gấp quá không kịp bôi chử
“Handle with care”, hình nầy sau cuộc chiến phóng viên Ðông Âu bán cho
Mỹ kiếm ít tiền và có hình trong 2 tác phẩm “The New Legion by Vinh
Truong”)
Thật
tình nghĩ vậy nhưng không phải vậy, chính cũng là do cá tinh Nguyễn Cao
Kỳ bởi W.Colby chọn theo hai tiêu chuẩn của VVSS dặn dò; trẽ tuổi tính
tình hay bốc đồng và dám nói dám làm, hai điều nầy Kỳ đã chứng minh. Vì
thế khi tướng Kỳ xin Mỹ cấp cho F-4 Panthom, F-105 Thunderchief, nhưng
Old Crocodile (Harriman) thẳng thừng bác bỏ vì tính bốc đồng của Kỳ. Làm
sao ngăn cản được Kỳ cho oanh tạc các đê điền, ụ-đập trên sông Hồng Hà?
Phi công MIG/21 cần có đường băng cơ hội để tập luyện Dog-fight cho sau
nầy; làm sao có runways nguyên vẹn để Mig cất cánh tập Kh ô ng Chiến
với Mỹ, nhứt là bốn điểm Cargo depot quan trọng như dưới chân đèo Mụ
Giạ, Ban Kai và Ban Raving, và Căn cứ-611 để cưỡng chiếm miền nam…chỉ
cần một viên đại bác 20 ly là depot nầy sẽ trở thành xác pháo như chơi.
Phi công Hoa Kỳ cho là vùng SAM envelopped, nếu lỡ bay ngang bị hoả lực ở
dưới ‘thọt lên’ cũng phải bỏ của chạy lấy người không được quyền trả
đũa.
Vào
chiến dịch Linebacker-1 (mùa Hè đỏ lửa 72) khi Mỹ rải mìn giải toả cho
hết loại lỗi thời MK-52 vào tất cả các hải cảng BV để tiêu xài cho hết
thứ quỷ nầy, nếu VNAF có F-4, F-105 họ thả vào runways thì làm sao Mỹ
vin vào cơ hội thả Mìn nầy mà bí mật để cho vận tải cơ AN-2 của LX đáp
xuống thả các vật liệu điện tử, khoa học phòng không cho Hà Nội; Nếu
di-chuyển bằng tàu hoả thì Trung Cộng sẽ copy kỹ thuật là cái chắc!
Chúng ta cũng thừa khả năng nhìn vị Tư lệnh bốc đồng như thế nào, Kỳ đã
thỉnh cầu Mỹ nhưng không được thoả mãn là có lý do?
Như
cây cầu Hàm Rồng đã có biết bao nhiêu Phi Cơ bị bắn rơi nơi đó vì chỉ
dùng bom nổ thường, mà không được Salvo, mỗi pass chỉ hai trái Bom GP mà
thôi, thay vì chỉ cần bắn một trái hỏa tiễn Pul-Pulp vô tuyến điều
khiển là xong chiếc cầu. Để rồi không biết bao nhiêu tù binh Mỹ phải bị
bắn rơi, trong đó có Đại sứ Peterson tại VN sau nầy (1995) và Thượng
Nghị Sĩ John McCain…dĩ nhiên, quí vị nầy được VVSS hậu tạ xứng đáng.
Để
đổi lại, Hoa-kỳ khai thác được phương cách chống hỏa tiễn phòng không,
bằng cách xử dụng hệ thống quang-tuyến Sensor phát hiện vật lạ với một
tốc độ gia tăng bắn tới Phi-cơ và máy dò-tìm sẽ báo động ngay trong nón
bay của Phi Công qua tín hiệu SAM-SAM-SAM… Lúc nghe được tín hiệu,
Phi-công chỉ cần nhào lộn hay đổi hướng thật gắt, là hỏa tiễn sẽ bị mất
đà và trượt qua một bên.
KQ: TRƯƠNG VĂN VINH
Thông báo số 4
Kính thưa quý niên trưởng, thân
hữu và quan khách,
Thắm thoát chỉ còn gần hai tuần
nữa là anh chị em chúng mình sẽ có dịp gặp nhau tại Đại Hội Trực
Thăng Kỳ 3 được tổ chức tại nhà hàng Thanh Thanh thuộc thành phố Arlington,
Texas. BTC dồn hết tâm huyết cố gắng tổ chức sao cho được chu đáo để anh
chị em được thoải mái và vui hưởng trong lần đại hội nầy, vì thế BTC
rất mong quý niên trưởng, thân hữu và quan khách nếu đã ghi danh trên
HQPD xin vui lòng gởi check gấp về anh Thung
Nguyễn để BTC tổng kết ngân quỹ chuẩn bị cho ngày Đại Hội.
Trên check xin để tên anh Thung
Nguyễn và gởi về địa chỉ:
Thung Nguyen
1511
Birmingham Dr
Arlington,
Texas 76012
Ngày Hậu Phi - Trước khi trở về
với gia đình sau những ngày hội ngộ BTC có tổ chức một chuyến đi về
thăm trường bay cũ tại Fort Wolters để quý niên trưởng, thân hữu, quan
khách có dịp tâm sự trên xe bus.
Những quý niên trưởng, thân hữu,
quan khách đã ghi danh cho ngày Hậu Phi trên HQPD website xin vui lòng
confirm với BTC để chúng tôi biết rõ số người tham dự, để BTC chuẩn
bị cho việc thuê xe bus. Sẽ có thức ăn nhẹ và nước uống trên xe bus cho
tất cả những ai tham dự chuyến đi nầy.
Những ai tham dự chuyến đi nầy
phải có mặt tại nhà hàng Thanh Thanh trước 9am giờ sáng Chúa
Nhật 9/1/2019. Xe bus sẽ chuyển bánh đúng 9 giờ, và dự trù sẽ trở về
nhà hàng Thanh Thanh khoảng 1pm trưa để quý anh chị có đủ thời giờ chuẩn
bị trở về với gia đình.
Thay mặt BTC,
Huỳnh Kim Thanh
(469) 810-9308
QLVNCH : ARVN : KQQLVNCH : NGÀNH TRỰC THĂNG TRONG KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
Những Phi Đoàn Không Quân Tham Dự Thả Toán Nha Kỹ Thuật
Phi Đoàn 213 Song Chùy Đà Nẵng 1963Phi Đoàn 215 Thần Tượng Nha Trang 1964
Phi Đoàn 219 Kingbee, Long Mã Đà Nẵng 1966 sau dời về Nha Trang 1972
Phi Đoàn 229 Lạc Long Pleiku 1971
Phi Đoàn 233 Thiên Ưng Đà Nẵng 1971
Phi Đoàn 235 Sơn Dương Pleiku 1971
Phi Đoàn 239 Hoàng Ưng Đà Nẵng 1972
Phi Đoàn 253 Sói Thần Đà Nẵng 1973
Phi Đoàn 257 Cứu Tinh Đà Nẵng 1973
Phi Đoàn Quan Sát 110 (U-17)
Phi Đoàn Quan Sát 114 (L19)
Phi Đoàn Quan Sát 118 Phi Đoàn 530 (A1E Khu Truc) Biệt Đội Cò Trắng C47 Air America (CIA)

NGÀNH TRỰC THĂNG TRONG KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
(Trích tài liệu từ Website PÐ 229 Lạc Long)
Nói đến ngành Trực Thăng trong KLVNCH là nói đến một lực lượng hùng hậu, có thời được xếp vào hàng thứ tư trên thế giới, gồm các loại trực thăng hoặc cũ kỹ như H-19, H-34 hay các loại trực thăng tối tân hơn như UH-1, CH-47 mà quân đội Hoa-Kỳ đã xử dụng gần một thập niên trên khắp chiến trường miền Nam Việt Nam. Nhìn lại sự thành hình và phát triển của quân chủng Không Quân từ ngày chính thức được thành lập (1-7-1955) với quân số trên dưới 3.000 người cho đến ngày miền Nam sụp đổ (30-4-1975) quân số KLVNCH đã tăng lên đến hơn 64 ngàn chuyên viên thuộc đủ các ngành nghề, ta phải công nhận rằng Không Quân quả đã có một bước tiến vượt bực. Ngành trực thăng tuy sinh sau đẻ muộn nhưng trước ngày tàn cuộc lại là một ngành có nhiều đơn vị phi hành nhất trong quân chủng (20 phi đoàn UH-1, 4 phi đoàn CH-47 và 8 phi đội tản thương xử dụng trực thăng UH-1). Ta có thể chia sự phát triển của ngành trực thăng làm 3 thời kỳ rõ rệt:
A – Thời kỳ phôi thai (1955-1957): Thành lập Đệ Nhất Phi Đoàn Trực Thăng ở Tân Sơn Nhất
Khi KQVNCH được chính thức thành lập tại căn cứ 1 trợ lực KQ tại NhaTrang vào ngày 1-7-1955 thì chúng ta đã có các đơn vị cơ hữu như: 1 phi đoàn khu trục xử dụng phi cơ F8F đồn trú tại căn cứ KQ Biên Hòa, 1 phi đoàn tác chiến và liên lạc (1er GCL: 1er Groupe de Combat et de Liaison) xử dụng phi cơ MD 315 (Marcel Dassault 315) đồn trú tại căn cứ KQ Nha Trang, 2 phi đoàn quan sát và trợ chiến (GAOAC: Groupe Aérien d’Observation et d’Accompagnement de Combat) xử dụng phi cơ Moranne 500 (MS 500) đồn trú ở Nha Trang và Đà Nẵng, 1 phi đoàn liên lạc (ELA: Escadrille de Liaison Aérienne) xử dụng phi cơ C47 và C45 (Beechcraft) đồn trú tại căn cứ KQ Tân Sơn Nhất, 1 liên phi đoàn vận tải gồm 2 phi đoàn C47 đồn trú tại căn cứ KQ Tân Sơn Nhất, trung tâm huấn luyện KQ ở Nha Trang và 1 công xưởng KQ ở Biên Hòa để bảo trì và sửa chửa các loại phi cơ. Phải đợi đến cuối năm 1957 khi quân đội viễn chinh Pháp hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam và phái bộ cố vấn và viện trợ quân sự của Hoa Kỳ (MAAG: Military Assistance & Advisory Group) bắt tay vào việc cải tổ KQ của ta theo lề lối tổ chức của họ thì Đệ Nhất Phi Đoàn trực thăng mới được thành lập ở Tân Sơn nhất với 14 trực thăng H-19 do quân đội Pháp để lại. Thành phần chỉ huy phi đoàn lúc đó gồm có:
-Trung uý Nguyễn xuân Trường: Chỉ huy Phó
-Trung uý Nguyễn đình Thập: Trưởng phòng Hành quân
-Thiếu uý Ngô khắc Thuật: Sĩ quan Kỹ thuật
Thời gian từ 1952 đến 1955 KQVNCH chưa có hoa tiêu trực thăng và quân đội Pháp ở Đông Dương thời đó chỉ có một phi đoàn trực thăng duy nhất, xử dụng loại trực thăng H19 (Sikorsky S55) mà công tác chính là tản thương hay tiếp tế. Một số từ 2 đến 4 chiếc trực thăng của phi đoàn nầy được phân phối đến Lào và Cambốt, số còn lại đồn trú tại căn cứ KQ Tân Sơn Nhất. Theo chương trính viện trợ quân sự của Hoa Kỳ trong đó có phần chuyển giao phi đoàn H19 của Pháp cho chúng ta và vì lúc đó KQVNCH chưa có hoa tiêu trực thăng nên Hoa Kỳ đã yêu cầu BTLKQ gấp rút gởi người sang Mỹ để huấn luyện. BTLKQ đã chọn một số huấn luyện viên đang phục vụ tại căn cứ huấn luyện KQ Nha Trang như Thiếu úy Nguyễn huy Ánh, Chuẩn úy Ông lợi Hồng và Chuẩn úy Nguyễn văn Bá, những hoa tiêu đầu tiên của KQVN đã tốt nghiệp huấn luyện viên trên các loại phi cơ T6, T28 và T34 ở Hoa Kỳ năm 1955. Các sỉ quan huấn luyện viên nầy được gởi sang Randolph AFB (San Antonio, Texas) để xuyên huấn trên các loại trực thăng H13 (một loại trực thăng nhỏ, 2 chổ ngồi với 2 chiếc càng (skid) dùng làm chân đáp trên đó có thể mắc 2 chiếc băng ca để tản thương) và H19, với khoảng 65 giờ bay. Sau khi tốt nghiệp trở về VN họ đã bay cùng với các hoa tiêu trực thăng của Pháp tại Sàigon trước khi Đệ Nhất Phi Đoàn Trực Thăng được thành lập. Đây là những huấn luyện viên nồng cốt của nghành trực thăng và là những tên tuổi quen thuộc trong KLVNCH về sau nầy
Chương trình huấn luyện trực thăng cho các hoa tiêu của chúng ta thoạt đầu do căn cứ KQ Randolph đảm nhận và bắt đầu từ năm 1958 thì chuyển sang căn cứ KQ Stead (Reno, Nevada) cho đến cuối năm 1962 thì chấm dứt, hai cựu hoa tiêu L19 đã tốt nghiệp sau cùng tại đây là các SVSQ Bùi quang Chính và Lê Quỳnh. Trước khi KQ của chúng ta gởi các hoa tiêu sang Hoa Kỳ dể xuyên huấn trên trực thăng thì đã có một số khóa sinh sau khi tốt nghiệp trên T6 tại Marrakech được gởi sang Paris để học lái H-13 như: Trần minh Thiện (Phi đoàn trưởng Phi đoàn 215, Trưởng phòng đặc trách trực thăng BTLKQ), Đặng văn Phước (Phi đoàn Trưởng PĐ213, PĐ 219, Không đoàn trưởng KĐ51 CT), Nguyễn văn Trang (PĐT phi đoàn 215, Liên đoàn trưởng LĐ72 TC, Liên đoàn trưởng LĐ Trợ lực SĐ II KQ), Công xuân Phương (giải ngũ), Nguyễn quang Phúc (hoa tiêu PĐ 213, Sĩ quan An Ninh) nhưng khi về nước tất cả đều được thuyên chuyển đến các phi đoàn quan sát vì lúc đó chúng ta chưa có phi đoàn trực thăng.
Ghi chú: Đệ nhất phi đoàn trực thăng ngoài số phi cơ H19 ra còn có một trực thăng H-23 (gần giống như H-13, do hang Hiller Aircraft Corp. chế tạo). Chiếc H-23 nầy về sau bi tai nạn không sửa chửa được nên đã bị phể thải.
B- Thời kỳ phát triển (1958-1969)
1. Cải danh Đệ nhất Phi đoàn trực thăng thành Phi đoàn 211, chuyển từ H-19 sang H-34.
Thành lập Phi đoàn 213: Bắt đầu từ năm 1958 vì nhận thấy các H-19 thuộc Đệ Nhất Phi Đoàn Trực Thăng quá già nua và củ kỷ nên Hoa Kỳ đã gởi 16 chiếc H-34 sang để thay thế và đông thời cũng gởi sang một toán huấn luyện viên, cơ phi, chuyên viên kỷ thuật và một dân chính đại diện hang Sikorsky đến Sàigon để huấn luyện cho các nhân viên của chúng ta.Thời gian bay huấn luyện trên H-34 khoảng 10 giờ, cũng trong thời gian này Đệ Nhất Phi Đoàn Trực Thăng được cải danh thành Phi Đoàn 211 và các chức vụ chỉ huy cũng thay đổi:
-Đại úy Nguyễn đình Thập: CHP
-Trung úy Bùi quang Các: TPHQ
Trực thăng H-34 mạnh hơn, bay nhanh hơn và có tầm bay xa hơn H-19 nên việc bay yểm trợ cho quân bạn hay liên lạc hành quân rất dễ dàng và hữu hiệu hơn. Công việc hành quân của PĐ 211 vào những năm cuối của thập niên 50 chẳng có là bao vì tình hình miền Nam lúc đó tương đối yên tĩnh. Vào những tháng đầu năm 1960 Việt cộng khởi sự tranh đấu bằng vũ lực và khởi đầu là trận đánh phá doanh trại của TĐ 13 thuộc SĐ 16 khinh binh của ta ở Trảng Sụp, Tây Ninh, vào ngày 19-2-1960 (SĐ này sau cải danh thành SĐ 22 BB). Trong trận này quân ta bị thiệt hại nặng nề. Và tiếp sau đó là một loạt công đồn đả viện ở Kiến Hòa mà chúng ta đã phải xử dụng cả liên đoàn Thủy Quân Lục Chiến để chống trả và càn quét giặc cộng. Việc xử dụng trực thăng để làm những công tác yểm trợ cho quân bạn như tải thương, tiếp tế hoặc chuyển vận quân lính trên các mặt trận trở thành quan trọng và do đó Phi đoàn 213 được thành lập vào ngày 1-10-1961 tại Tân Sơn Nhất với 20 chiếc H-34.
Thành phần chỉ huy gồm:
-Đại úy Nguyễn xuân Trường: CHT
-Đại úy Nguyễn hữu Hậu: CHP
-Thiếu úy Nguyễn văn Trang: TPHQ
-Trung úy Ngô khắc Thuật: SQ Kỹ thuật
Sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện PĐ 213 dời về Đà Nẵng khoảng tháng 4-1962
(Đến tháng 8 Đại úy Nguyễn xuân Trường thuyên chuyển đến nhiệm sở khác và Đ/úy Nguyễn
hữu Hậu thay thế vào chức vụ Chỉ huy trưởng Phi đoàn). Nhiệm vụ của PĐ 213 là yểm trợ quân bạn
thuộc SĐ 1 BB (Huế, Thừa Thiên) và SĐ 2 BB (Quảng Ngãi) hay các tiền đồn xa xôi, hẻo lánh trong
vùng rừng núi thuộc lãnh thổ quân khu I.
Đầu năm 1963 Phi đoàn 215 được thành lập tại Tân Sơn Nhất và đặt dưới quyền Chỉ huy của Đại úy Nguyễn đình Thập. Phi đoàn này xử dụng H-19 để huấn luyện hoa tiêu trực thăng tại quốc nội và việc huấn luyện này hoàn toàn do các huấn luyện viên của Không lực Hoa Kỳ từ Mỹ sang đảm nhận. Phi đoàn 215 chỉ thực hiện được 2 khóa huấn luyện và mỗi khóa gồm 20 khóa sinh. Khóa học kéo dài 5 tháng và mỗi khóa sinh được bay 80 giờ trên H-19; thủ khoa khóa I là chuẩn úy Nguyễn hữu Nhàn và thủ khoa khóa II là chuẩn úy Phan quang Vinh. Vì kết quả huấn luyện không khả quan và gặp nhiều khó khăn về vấn đề kỷ thuật nên phi đoàn nầy đã giải tán vào tháng 5, 1964.
3- Thành lập Phi Đoàn 217
Tháng 4 năm 1964, Phi đoàn 217 được thành lập tại Đà Nẵng với thành phần chỉ huy:
-Đại úy Ông lợi Hồng: CHT
-Trung úy Nguyễn văn Phú Hiệp: CHP
-Trung úy Mai văn Hải: TPHQ
-Thiếu úy Hồng văn Tý: Hoa tiêu bay thử
-Chuẩn úy Trần phước Hội: SQ Kỹ thuật
Các hoa tiêu trực thăng sau khi tốt nghiệp tại các trường bay ở Hoa Kỳ trở về nước được thuyên chuyển đến phi đoàn 217 và được gởi đến phi đoàn HMS 364 của TQLC Hoa Kỳ ở Đà Nẵng để bay huấn luyện và thực tập HQ. Đến tháng 8 năm 1964, sau khi hoàn tất chương trình HL Phi đoàn 217 tiếp nhận 24 trực thăng H-34 từ phi đoàn HMS 364 và di chuyển về TSN. Trong thời gian đồn trú ở TSN một mặt phi đoàn có trách nhiệm yểm trợ cho quân bạn trong vùng III CT, đồng thời có một biệt đội 6 chiếc H-34 tại Cần Thơ. Sau khi phi trường Trà Nốc hoàn thành Phi đoàn 217 dời về Cần Thơ vào tháng 2 năm 1965.
Tháng 9 năm 1964, một phi đoàn trực thăng mới được thành lập tại Đà Nẵng và vì Phi đoàn 215 huấn luyện đã giải tán trước đây nên phi đoàn này lấy lại danh số 215 và bộ chỉ huy gồm:
-Ðại úy Trần minh Thiện: CHT -Trung úy Ðặng trần Dýỡng: CHP -Thiếu úy Nguyễn vãn Trang: TPHQ -Thiếu úy Phạm Bính: SQ Phụ tá
Phi đoàn 215 hoạt động chung với Phi đoàn 213 tại Đà Nẳng trong việc
huấn luyện và hành quân cho đến đầu năm 1965 thì di chuyển về Nha Trang.5- Thành lập Phi Đoàn 219
Đầu năm 1964, KQ có 3 trực thăng H-34 biệt phái làm việc với Lực Lượng Đặc Biệt Delta ở Nha Trang. Nhiệm vụ của biệt đội này là thả các toán thám sát dọc theo biên giới Việt Miên hoặc vào các mật khu của Việt cộng. Đến giữa năm 64 một biệt đội khác cũng gồm 3 chiếc trực thăng H-34 biệt phái làm việc với các chiến đoàn Xung kích, thuộc Sở Liên Lạc/TTM, và nhiệm vụ của biệt đội này là thả các toán thám sát Lôi Hổ về phía bên kia biên giới Miên Lào để kiểm soát các hoạt động của địch quân. Đầu năm 1966 hai biệt đội này xát nhập lại để thành lập Phi Đoàn 219, đồn trú trong nội vi phi trường Đà Nẵng. Phi Đoàn này trực thuộc Biệt Đoàn 83 ở TSN cho đến khi Biệt Đoàn giải tán vào năm 1969 thì trực thuộc KĐ 41 CT. Bộ chỉ huy đầu tiên của Phi Đoàn 219 gồm:
-Đại úy Trần văn Luân: CHP
-Đại úy Nguyễn văn Nghĩa: TPHQ
-Đại úy Nguyễn phi Hùng: SQ phụ tá
-Trung úy Nguyễn hữu Lộc: SQ Huấn luyện
-Trung úy Đỗ văn Hiếu: SQ An phi
Sau khi thành lập PĐ 219 vẫn giữ nhiệm vụ thả các toán thám sát Lôi Hổ bên kia biên giới
Miên Lào trong lãnh thổ quân khu I và II.
Ghi Chú: Khoảng cuốI năm 1960, dưới thời Đệ I Cộng Hòa, KQVNCH có 2 chiếc Alouette II (2 hoa tiêu phía trước, băng sau chở 3 hành khách) và 2 chiếc Alouette III (2 hoa tiêu phía trước, băng sau chở 4 hành khách) trực thuộc Phi Đoàn liên lạc (ELA) và dùng để chở các yếu nhân.Các trực thăng nầy do hảng Sud Aviation của Pháp chế tạo, nhẹ nhàng và nhậm lẹ còn dùng để liên lạc tản thương hay quan sát. Thiếu úy Ông lợi Hồng từ PĐ 211 được thuyên chuyển đến đây để bay những chiếc trực thăng này đồng thời xuyên huấn cho các hoa tiêu vận tải như Trung tá Phạm ngọc Sang, Thiếu uý Chính.
Nhìn chung trong khoảng thời gian từ cuối năm 1958 đến cuối năm 1969 tình hình chiến sự tại miền Nam Việt-Nam ngày mỗi gia tăng. Việt cộng cho xâm nhập vào miền Nam các đơn vị chính quy của họ cùng với những vũ khí tối tân do Liên Sô, Tầu cộng và khối Cộng sản cung cấp. Đã có những trận đánh lớn giữa các Sư đoàn Bộ binh hoặc các đơn vị Tổng trừ bị của chúng ta như Nhẩy dù, Thủy Quân lục chiến với quân chính quy của Bắc Việt tại các mặt trận như Đỗ Xá (vùng I CT) năm 1965, Pleime (Vùng II CT) vào tháng 10, 1965, Đồng Xoài, Bình Giả (vùng III CT) năm 1965 và Ấp Bắc (vùng IV CT) năm 1963. Vào nhữn:g năm cuối cùng của thập niên 60 bắt đầu với cuộc tổng công kích Tết Mậu thân 1968, Việt cộng đã xử dụng rất nhiều súng phòng không như 12 ly 7 hoặc 37 ly và đã gây nhiều thiệt hại cho các phi đoàn trực thăng của chúng ta. Tính đến cuối năm 69 KQVNCH đã tiếp nhận từ phía Hoa Kỳ tất cả là 193 trực thăng H-34. (*3)
Giữa năm 1969 Bộ Tư Lệnh KQ đã bắt đầu gởi nhiều khóa sinh sang Hoa Kỳ để học bay trực thăng và cho đến đầu năm 1970 sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tuyên bố Việt Nam hóa chiến tranh Việt Nam thì số lượng khóa sinh du học tăng lên gấp bội. Tại hai trường huấn luyện trực thăng Fort Wolters (Mineral Wells, Texas) và Fort Hunter (Hunter Army Air Field, Savannah, Georgia) vào thời cao điểm mỗi nơi có đến 500 khóa sinh VN (tại mỗi trường bay chúng ta có một toán liên lạc KQ gồm 5 sĩ quan và 5 hạ sĩ quan). Trường huấn luyện Trực Thăng tại Fort Wolters tiếp nhận các khóa sinh Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1962 và 11 khóa sinh phi hành thuộc khóa 61 vỡ lòng tại TTHLKQ/Nha Trang gồm có: Tr/úy Đỗ minh Đức và các SVSQ Hồng văn Tý, Trần xuân Quang, Đặng kim Quy, Phạm Bính, Trần hữu Khôi, Đinh hữu Hiệp, Nguyễn hữu Lộc, Trần quang Võ, Phan ngọc Huệ và Đỗ văn Hiếu đã đến đây để học bay trên H-23. Trường này xử dụng loại trực thăng H-23 để huấn luyện giai đoạn đầu (primary phase) cho đến cuối năm 69 thì đổi sang TH-55. Số giờ bay huấn luyện tại các trường này gồm 120 giờ trên TH55 (Fort Wolters) và 80 giờ trên U1H (Fort Hunter). Sau khi mãn khóa trở về nước các hoa tiêu này được thuyên chuyển đến các đơn vị trực thăng tân lập. Từ 70 cho đến đầu năm 73 tất cả NV phi hành của các đơn vị tân lập cũng như của các phi đoàn H-34 cơ hữu của KLVNCH đều được lần lượt gởi đến các đơn vị trực thăng thuộc Lục quân Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ để thực tập hành quân trên UH-I hoặc huấn luyện tác xạ trên trực thăng võ trang. Sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện các đơn vị trực thăng của Hoa Kỳ lần lượt giải thể và chuyển giao phi cơ lại cho các phi đoàn của chúng ta. Cấp số của mỗi phi đoàn UH-I là 32 chiếc gồm 3 phi đội Slick mỗi phi đội có 8 chiếc và 1 phi đội Gun với 8 trực thăng võ trang. Tuy nhiên cũng có nhiều đơn vị tiếp nhận đến 38 chiếc UH-I từ các đơn vị trực thăng của Hoa Kỳ. (*4 ). Cấp số của mỗi phi đoàn CH-47 Chinook là 16 chiếc.
Trong năm 1970 có 1 phi ðoàn CH-47 và 4 phi ðoàn UH-I ðýợc thành lập: (*2 )
9-1970 | PĐ 237 CH-47 | Biên Hòa |
9-1970 | PĐ 223 UH-I | Biên Hòa |
10-1970 | PĐ 225 UH-I | Bình Thủy |
11-1970 | PĐ 227 UH-I | Bình Thủy |
12-1970 | PĐ 229 UH-I | Pleiku |
Trong nãm 1971 có 6 Phi ðoàn UH-I ðýợc thành lập:
1-1971 | PĐ 221 UH-I | Biên Hòa |
1-1971 | PĐ 233 UH-I | Đà Nẵng |
2-1971 | PĐ 235 UH-I | Pleiku |
3-1971 | PĐ 231 UH-I | Biên Hòa |
11-1971 | PĐ 243 UH-I | Phù Cát |
12-1971 | PĐ 245 UH-I | Biên Hòa |
2-1972 | PĐ 239 UH-I | Đà Nẵng |
5-1972 | PĐ 241 CH-47 | Phù Cát |
12-1972 | PĐ 247 CH-47 | Đà Nẵng |
12-1972 | PĐ 249 CH-47 | Cần Thơ |
Ðầu nãm 1973, bốn phi ðoàn UH-I cuối cùng ðýợc thành lập:
PĐ 251 | UH-I | Biên Hòa |
PĐ 253 | UH-I | Đà Nẵng |
PĐ 255 | UH-I | Cần Thơ |
PĐ 257 | UH-I | Đà Nẵng |
gồm 12 UH-I được thành lập. (xem phụ bản phối trí các đơn vị trực thăng)
Đầu năm 1970 trong khi quân đội Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi VN thì cộng sản
Bắc Việt lại ồ ạt đưa vào miền Nam nhữngđại đơn vị thiện chiến của họ cùng với những vũ khí
tối tân như T54, đại pháo 130 ly và để vô hiệu hóa không yểm của chúng ta, ngoài những loại
phòng không như 12 ly 7, 37 ly, Bắc quân bắt đầu xử dụng các loại hỏa tiễn chống phi cơ như
SA3, SA5, SA7.
Kết Luận:
Chiến trường miền Nam Việt-Nam là nơi quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện chiến thuật Trực Thăng Vận và trong một thập niên tại đây họ đã xử dụng: (Chưa kể đến số trực thăng võ trang AIH Cobra và CH-47 Chinook) khoảng 7013 chiếc trực thăng UH-I để yểm trợ cho một lực lượng nửa triệu quân của họ. Không lực VNCH, tính đến trước ngày 30-4-1975, đã tiếp nhận khoảng 800 UH-I và gần 100 CH-47. (chưa bằng 1/3 số trực thăng UH-I của Hoa Kỳ bị thiệt hại trên chiến trường miền Nam 3.305 chiếc). Đây là một số lượng đáng kể nhưng thiết nghĩ các trực thăng này là những phi cơ quá cũ đã được các đơn vị trực thăng của Hoa Kỳ xử dụng quá nhiều nên sau khi chuyển giao lại cho chúng ta thường bị hư hỏng. Thêm vào đó, sau khi hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, Hoa Kỳ lần lượt cắt giảm viện trợ cho VNCH và xăng nhớt cũng như các cơ phận thay thế càng ngày càng bị thiếu hụt nên chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo trì sửa chữa phi cơ và do đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc hành quân yểm trợ cho quân bạn. Các đơn vị trực thăng thường được so sánh với những đơn vị Biệt động quân và điều này cũng không phải là quá đáng bởi vì từ những đồn bót ở những nơi xa xôi hẻo lánh đến các mặt trận to lớn khốc liệt trên khắp bốn vùng chiến thuật đâu đâu cũng đều có bóng dáng của những chiếc trực thăng thuộc KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA với những hoa tiêu tài ba, dũng cảm luôn luôn hăng say chu toàn mọi nhiệm vụ được giao phó góp phần viết nên những trang sử vẻ vang cho
NGÀNH TRỰC THĂNG TRONG KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA.
Subscribe to:
Posts (Atom)