Sunday, August 21, 2016

Lễ cúng viếng Phi Hành Đoàn Anh Hùng Tinh Long 07 & các vị Chiến Sĩ Trận Vong tại Thủ Thiêm

 *  "Bạc Lòng Mà Chẳng Cam Lòng
Mang Theo Nhục Nước Vào Trong Mộ-Phần".

       *  "Gia-Đình Xã-Tắc Hai Vai Gánh
            Vì Nước, Vì Dân Hiến Cuộc Đời !"

       * Thâm-Lâm Nhân Bất Tri
          Minh-Nguyệt Lai Tương Chiếu !".
                     Trần Thế Khiêm


Sáng ngày 18-8-2016 ( 16-7 Â.L ) , tại nghĩa trang An Khánh , Thủ Thiêm . Gia đình và các thân hữu & chiến hữu đã tề tựu lại tại mộ phần của Phi Hành Đoàn Anh Hùng Tinh Long 07 để làm lễ cúng viếng các vị Chiến Sĩ Trận Vong.


Trong lần cúng viếng Chiến Sĩ Trận Vong năm nay có chị Hải Yến tham dự, là chị gái của cố NT Ác Điểu Thiếu Úy Quách Dũng Tiến (72 A)



Từ phải => trái : Chị Hải Yến, Chị Chín Hà (em vợ của cố NT Anh Hùng Tinh Long Trung Úy Trang Văn Thành) , chị Tường Vy (phu nhân của cố NT Anh Hùng Tinh Long Trung Úy Trương Ngọc Anh) .



Từ trái => phải : Chị Tường Vy, Chị Chín Hà, Chị Hải Yến và AC 73A Trần Quang Liêm.



Anh Hùng Tinh Long Thượng Sỹ Nhất Nguyễn Văn Chín đang dâng hương lên các vị cố chiến hữu Anh Hùng Tinh Long 07.









Phi vụ lệnh cuối cùng của Phi Đoàn 821

Saturday, August 20, 2016

Áo Liền Quần

Sau bài viết về cái áo jacket, bỉ nhân nằm gác chưn lên trán suy nghĩ mấy đêm liền, không hiểu bố già nào là người đầu tiên nghĩ ra cái áo Phi công cho nó dính liền vô quần như vậy (?) 
Mà phẹc-ma-tuya gắn tùm lum chỗ nào cũng có, để đựng cái chi mà nhiều như rứa, trong khi tiền thì không có trong túi, cứ lãnh lương rồi là nó đi đâu mất tiêu.
Áo liền quần thì tiện lợi đâu không thấy, còn phiền hà... ôi thôi, khối chuyện cười ra nước mắt.
Cái phiền đầu tiên là sau khi lãnh áo bay xong, phần lớn phải mang đi sửa ngoài cổng phi trường mới mặc được (Mỹ may theo size Mỹ, mà dân mình hầu hết là dế ốc tiêu, cho dù KQ có tuyển lựa cho lắm cũng không được mấy người cao khoảng 6 feet). Bộ trây-di sửa hết có năm trăm thì bộ đồ bay tốn cả ngàn, mà không phải thợ nào cũng dám nhận, sửa nó khó "dàn trời mây" chớ đâu phải chuyện chơi, không thạo mà dám sửa, lúc mặc thử, coi nó dúm dó, chủ tiệm may phải mua đền bộ khác là lỗ vốn thấy bà nội.
Đồ bay làm bằng vật liệu quá tốt, nhưng khi sửa rồi, sợi chỉ của tiệm may VN thuộc loại "Made in Cholon" cho nên mặc được ít tháng, giặt độ mấy chục lần là chỉ coi mòi đã bị mục, anh cu nào mập mập, sổ sữa, hay cái bụng tròn tròn, nhảy đu lên cái tail skid của trực thăng UH1 mà check tail rotor, thì thường nghe cái "xoạc" và thôi rồi...lòi cả xì líp ra ngoài!
Lúc đó chạy về thay thì sợ trễ phi vụ, mà để nguyên vậy thì trưa đó đành nhịn đói, chứ không thể đi ra tiệm ăn cơm mà cái mông phơi ra ngoài nắng gió, e làm mất mặt Quân chủng, nhưng thường thì nhờ bạn bè mua dùm khúc bánh mì gặm đỡ, chớ từ sáng đến chiều mới "dzu-lu Đống Đa-Non Nước" (về Đà Nẵng) thì chịu sao nổi.
Điều phiền thứ hai là phía trong không thể nào mặc quần đùi hay boxer, mà bắt buộc phải là quần xì hiệu Fruits of the Loom của Mỹ, nếu không thì cây "súng nhỏ" nằm quẹo bên nào, người ta nhìn thoáng qua cũng thấy liền. Kẹt một điều là hồi đó tuổi thanh niên, lúc nào "đạn cũng lên nòng" nên trông càng quái đản! 
Nhiều lúc đứng trước các cô, mắc cở "muốn chớt" luôn.
Còn mấy cô không biết trong lòng nghĩ sao, chỉ thấy mặt mấy cổ đỏ rần rần, mắt long lanh quay nhìn đi chỗ khác!
Hồi đó có một Đại Sư Phụ chỉ mánh cho đàn em như vầy nè:
-Tụi bay lấy một cộng lông gà, nếu nhà không có nuôi gà thì bứt ở cây chổi lông gà một cộng vừa vừa, tước bớt hai bên đi, chỉ để phía đầu mút thôi, rồi thủ sẵn trong túi áo, nếu "thằng nhỏ có làm khổ thằng lớn" thì cứ lấy cộng lông gà ra, se se, ngoáy ngoáy lỗ tai kêu rột rột chừng 10 giây thôi là "cơ bẩm của cây mini-gun" sẽ trở về vị trí stand-by liền một khi.
Còn điều phiền này nữa, không biết có phải là điều chót hay chưa: Khi đi tiểu thì dễ rồi, nhưng đi cầu mới là đại phiền phức, đúng là đại (bất) tiện.
Trước hết, nếu trực thăng đang đi hành quân mà xuống LZ. nào đó thì phải cởi cái áo giáp nặng hơn chục ký ra, cởi áo lưới, cởi dây đeo súng, cởi áo jacket, sau đó cởi phẹc-ma-tuya, cởi trần ra, hai tay túm gọn từ cổ áo với 2 tay áo mà lòn xuống háng rồi kéo về phía trước, sau cùng tuột quần xi-líp xuống mà ung dung hưởng đệ tứ khoái.
Khi xong rồi, phải ở tư thế "nhảy cóc" - move ra chỗ khác cho an toàn, chứ không thôi lỡ tay làm rớt cổ áo xuống ngay "đống của quí" thì dính tùm lum tà la, thúi um lên, tụi nó không cho trèo lên tàu bay đâu, mà đang hành quân xung quanh toàn lùm bụi, lấy nước đâu ra mà giặt rửa?
Chính vì thế mà nhiều người đi mua đồ Nomex của dâTrực Thăng Mỹ mà bận, quần áo rời nhau, chống lửa, dễ giặt, nhiều khi kẹt quá, giặt xong chừng nửa tiếng đã khô... và túi phẹc ma tuya thì cũng có đủ mọi nơi, muốn nhét gì thì nhét và nhất là giá lại rẻ hơn đồ bay KQ. 
Với bộ đồ Nomex khi cần đi cầu, đồ lề phía trên cứ để nguyên xi, chỉ cần tuột phía dưới mà thôi, đang nửa chừng mà bị pháo kích, nhậm lẹ chùi sơ rồi kéo lên mà chạy vẫn oai phong chán, chớ mặc đồ liền quần, giây súng tháo ra rồi mà đạn pháo nổ tùm lum, súng ống chưa kịp đeo vô, bị pháo văng mất súng thì về biết ăn nói làm sao với mấy ông Phòng An Ninh KQ.
Hồi năm một ngàn chín trăm sáu mí ...tôi đang học Trung học ở quận Kiên Tân, có ông Râu Kẽm ghé Quận đường, tôi thấy hai ông bà này mặc đồ bay đen đẹp lắm, cả 2 Phi Hành Đoàn trực thăng cũng áo bay đen, có khăn phu-la tím quấn cổ coi như người ở trên tiên giới. Tôi dựng xe đạp vô gốc cây, lấy cặp táp kê đít, ngồi trên đám cỏ gà bên lề đường cả tiếng đồng hồ để ngắm họ, lòng ước ao sau này mình cũng được mặc bộ đồ y như vậy.
Cầu thì được, ước thì thấy.
Sau này vào KQ tôi mới biết, khoác phi bào là cận kề cái chết, như ở quê tôi Kinh 5 - Rạch Giá có 7 người vào ngành phi hành, mà chỉ trong 6 năm trời đã chết hết 3 người, đó là Th/uy Thắng hoa tiêu UH1; Th/uy Hiên quan sát viên L19 và Th/sĩ Chiêm cơ phi H34. 
Mặc phi bào như đã nói ở trên, tiện lợi đâu không thấy, mà mặc vô rồi lắm chuyện nhiêu khê phiền phức vô cùng. 
Ngày xa xưa đó, KQVN không có nữ phi công, chứ bây giờ ở xứ Mỹ này có thiếu gì, như cô Jennifer cũng người gốc Việt mình đó, cô là Đại Uý lái F15 oai kể gì, nhưng rất bất tiện cho nữ phi công ngay cả khi đi tiểu tiện, cũng phải cởi hết ra (lòn cái áo dưới háng mà kéo ra đằng trước như tôi đã tả ở trên).
Tôi không phải là designer áo quần, nhưng tôi nghĩ nếu người ta làm cái phẹc-ma-tuya chính của áo bay dài hơn, nó không ngừng ngay tại "Ngã ba chú Ía" mà vòng tuốt luốt ra phía sau lưng khoảng 2 gang nữa, thì có lẽ sự bất tiện đã kể ở trên sẽ không còn.
Nếu sáng kiến này đưa lên tới Bộ Quốc Phòng Mỹ, coi chừng tôi lại được đăng lên báo, thưởng cả huy chương lẫn tiền mặt chứ chả chơi!
 

Nguyễn Viết Tân.
PD 253

Cái Áo Jacket.. / Áo Liền Quần


Không Quân chẳng mấy ai không biết cái áo này, dù là lính trên trời hay dưới đất, cái áo màu xanh xám mà phía trong màu vàng cam, để khi lỡ rớt máy bay, phè ra cho trên trời dễ dòm thấy mà xuống vớt mình về.
 Đã là dân phi hành thì từ quan đến lính đều được lãnh Jacket, nhưng thú thực mấy ai được mặc, lý do rất đơn giản là đem ra chợ trời bán được giá hơn cả tháng lương! Mà tiền lính thì tính liền. Tôi nhớ thời giá hồi 1970, nếu áp phe với đám Quân Trang, lãnh được small size thì bán được hơn 40 ngàn đồng (bằng lương của 1 Đại uý Bộ Binh). Sẽ có người hỏi bán đi rồi mặc cái gì, khi mà mùa đông miền Trung mưa phùn, gió lạnh cắt da (?) Dân trực thăng lại còn khổ hơn vì hai cánh cửa luôn mở bét ra, gió luồn từ ống quần, mơn man mấy cộng lông chân nơi ống quyển, len lỏi qua ngã tư Phú Nhuận, gió lạnh luồn lên tới ót!
Xin thưa là phải mua ngay một cái Field jacket của bộ binh Mỹ mà mặc, giá có vài ngàn nhưng rất ấm.
Cái Field Jacket này còn rất tiện là vất đâu cũng không sợ mất, nếu dơ không cần bỏ tiệm dry clean, chớ cái áo ấm của KQ đâu có bỏ vô thau mà giặt tầm bậy tầm bạ được, nó sười len nơi tay áo hết, hư luôn độ bóng trong ngoài. Còn một điều nữa là anh nào đi Gunship, bất kể là Hoa Tiêu hay Cơ phi, Xạ Thủ, khi tàn lửa rocket nó văng ra thì cháy lốm đốm như rắc hạt tiêu hết trơn hết trọi, coi không còn ra cái giống gì!
Không biết theo cấp số quân trang thì bao lâu mới được lãnh một cái, nhưng tôi vô lính 6 năm, chưa bao giờ nghe nói được đi đổi cái jacket cả, nhưng mỗi lần bị bắn rớt, thằng nào cũng khai mất áo jacket, kiếng và flare gun!!!
Không phải cứ rớt máy bay là khai đại khái mà xong đâu, phải làm đơn, qua bao nhiêu chữ ký rồi mới lên tới Sư Đoàn Bộ, phiền phức lắm lắm. Có điều mấy ông lớn cũng tội nghiệp mấy thằng con cắc ké, thoát chết trong gang tấc, thôi thì cũng xính xái cho nó lãnh, dù biết cái áo mặc trên người làm sao tuột ra được, chạy tuột quần thì còn có lý, nhưng quần nó dính liền áo khó tuột lắm.
 Nói đến chữ Sư Đoàn Bộ, tôi mới nhớ đến cái danh xưng kỳ cục này. Tất cả các Sư Đoàn của QLVNCH đều có Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn nghe oai bỏ cha, trong khi KQ chỉ có BTL/KQ, còn 6 SĐ thì chỉ có Tư Lệnh Bộ, nghe nó yêu yếu làm sao. Nhất là ông Sếp của một SĐ thì không gọi là ông Tư Lệnh, mà gọi là…Sư Đoàn Trưởng.
Ờ tôi quên, nếu rớt xuống biển hay sông ngòi, còn được quyền báo mất đôi giày MAP (tiền không đó nghen) vì khi xuống nước rồi, phải móc dao ra rạch cho đứt giây giày mới bơi được.
Không Quân bán áo đi thì ai sẽ có tiền mà mua để mặc(?) Thưa rằng mấy ông Cảnh Sát. Lương mấy ổng chắc chắn là thua dân Phi hành, nhưng tiền ở đâu ra nhiều để mua thì bất biết. Ở Đà nẵng thấy mấy thầy Cảnh Sát mặc áo này nhiều gấp đôi Pilot!
Sau 75, tôi không còn jacket chỉ còn có một cái túi Helmet đã bạc màu, thế mà hôm đang đi buôn đũa hàn điện C47, leng teng ngang Bắc Cần thơ, có một anh xe ôm chạy theo, hỏi ông ở Phi Đoàn nào, quay lại thì ra cựu Thiếu Uý Thái (không nhớ khóa mấy TT/ ĐN, sau này về PĐ 253). Hai anh em tâm sự vụn một đêm ở bến xe Cần Thơ hết hai xị đế và mấy con khô mực, mừng vì nhận ra nhau qua cái túi xách tay.
Năm 1991, tôi có gởi về VN tặng thằng Toàn-Xóm Mới một cái áo Medium size, nó cám ơn rối rít, nói ít khi dám mặc, thường treo trong tủ, lâu lâu mở ra dòm, chỉ khi nào đến Tết, đi họp bạn PĐ 253 Sói Thần mới mặc cho chúng bạn thèm chơi.
Hỏi nó phe ta còn ở SG đông không (?) Nó nói gộp cả 2 PĐ 233 và 253 lại cũng chưa đầy hai chục, còn ông Đ/u Đặng Nhiếp, ông Tr/u Hùng, vài ba ông Th/u cũng chưa đầy hai chục, với chừng chục ông Cơ Phi, Xạ Thủ, mà ông nào coi cũng hom hem lắm, ốm nhách hà. Trong đám nó kể tên ra, tôi có chơi thân với mấy người, bởi vậy hôm thấy Air Wings quảng cáo bán áo quần KQ, tôi đặt mua 3 cái Jacket Small, với 1 cái Medium, dự định chừng nào về thăm nhà sẽ mang về làm quà cho bạn xưa. Chỉ có 4 cái áo, mà nó bỏ vô một thùng bự tổ chảng, mở ra thì thấy bọt xốp chèn cứng làm như đồ dễ vỡ lắm vậy.
Nhìn thấy cái áo trong bọc nylon y như ngày xưa, tôi cảm động, nâng niu lấy ra từng cái, cũng màu xanh này, vải mịn sờ tay thấy êm mát, phía trong màu vàng cam chói lọi, ở đầu cái phẹc ma tuya nơi nắp túi áo vai còn có miếng vải đỏ đề là “Remove before flying”. Tôi lật miệng túi ra coi, vẫn y như cũ với miếng vải trắng vuông bằng ba ngón tay có hàng chữ số màu đen. Không hiểu sao tôi lại tò mò mở luôn cái túi bên kia, thì bỗng sững sờ khi thấy miếng giấy nhỏ chút híu “Made In China”. Tổ cha nó, mình mua đồ KQ Mỹ mà sao nó lại bán cho mình đồ China.
https://i2.wp.com/vnafmamn.com/aircraft/vnaf_crew104.jpg
Tôi tức khí gọi cho Air Wings. Có thằng cha xưng là Sergant Thomas trả lời rằng:
– Sir ơi! Hiện nay quân trang của tất cả các binh chủng không còn may ở Mỹ nữa mà ở tất cả những nước trên thế giới như Singapore, Thailand, Korea….. mà nhiều nhất là ở China….nhưng vật liệu, vải vóc và mẫu mã thì phải làm y như tiêu chuẩn của Mỹ đề ra.
Cúp điện thoại rồi mà tôi cũng còn ấm ức. Bỗng dưng tôi sực nghĩ ra, nếu đồ Trung Quốc thì thế nào nó cũng đem qua VN bán ê hề. Y như rằng! Thằng Toàn trả lời email:
– Hơn ba mươi năm nay không thấy ai mặc cái Jacket KQ, mỗi lần nhìn thấy tao mặc khối thằng thèm thuồng, vậy mà cách đây hơn một năm, nó bán đầy chợ, giá chừng hơn 10 đô la! Khởi đầu người ta cũng đua nhau diện, bây giờ chỉ còn mấy ông xe ôm hay mặc mà thôi mày ơi.
Tiên sư cha nó, vậy là tôi bị hố. Mình mua ở đây cả tiền shipping gần 80usd một cái, mà ở SG lại chỉ bán có 10 đồng.
Thôi thế này thì đành mang cả cái thùng đựng áo mà xếp lên attic nóc nhà, biết đâu vài trăm năm nữa, con cháu mình khám phá ra, mang đi bán theo giá đồ cổ lại kiếm được khối tiền chứ chả chơi.
Nguyễn Viết Tân


Áo Liền Quần
Sau bài viết về cái áo jacket, bỉ nhân nằm gác chưn lên trán suy nghĩ mấy đêm liền, không hiểu bố già nào là người đầu tiên nghĩ ra cái áo Phi công cho nó dính liền vô quần như vậy (?) 

Mà phẹc-ma-tuya gắn tùm lum chỗ nào cũng có, để đựng cái chi mà nhiều như rứa, trong khi tiền thì không có trong túi, cứ lãnh lương rồi là nó đi đâu mất tiêu.
Áo liền quần thì tiện lợi đâu không thấy, còn phiền hà... ôi thôi, khối chuyện cười ra nước mắt.
Cái phiền đầu tiên là sau khi lãnh áo bay xong, phần lớn phải mang đi sửa ngoài cổng phi trường mới mặc được (Mỹ may theo size Mỹ, mà dân mình hầu hết là dế ốc tiêu, cho dù KQ có tuyển lựa cho lắm cũng không được mấy người cao khoảng 6 feet). Bộ trây-di sửa hết có năm trăm thì bộ đồ bay tốn cả ngàn, mà không phải thợ nào cũng dám nhận, sửa nó khó "dàn trời mây" chớ đâu phải chuyện chơi, không thạo mà dám sửa, lúc mặc thử, coi nó dúm dó, chủ tiệm may phải mua đền bộ khác là lỗ vốn thấy bà nội.
Đồ bay làm bằng vật liệu quá tốt, nhưng khi sửa rồi, sợi chỉ của tiệm may VN thuộc loại "Made in Cholon" cho nên mặc được ít tháng, giặt độ mấy chục lần là chỉ coi mòi đã bị mục, anh cu nào mập mập, sổ sữa, hay cái bụng tròn tròn, nhảy đu lên cái tail skid của trực thăng UH1 mà check tail rotor, thì thường nghe cái "xoạc" và thôi rồi...lòi cả xì líp ra ngoài!
Lúc đó chạy về thay thì sợ trễ phi vụ, mà để nguyên vậy thì trưa đó đành nhịn đói, chứ không thể đi ra tiệm ăn cơm mà cái mông phơi ra ngoài nắng gió, e làm mất mặt Quân chủng, nhưng thường thì nhờ bạn bè mua dùm khúc bánh mì gặm đỡ, chớ từ sáng đến chiều mới "dzu-lu Đống Đa-Non Nước" (về Đà Nẵng) thì chịu sao nổi.
Điều phiền thứ hai là phía trong không thể nào mặc quần đùi hay boxer, mà bắt buộc phải là quần xì hiệu Fruits of the Loom của Mỹ, nếu không thì cây "súng nhỏ" nằm quẹo bên nào, người ta nhìn thoáng qua cũng thấy liền. Kẹt một điều là hồi đó tuổi thanh niên, lúc nào "đạn cũng lên nòng" nên trông càng quái đản! 
Nhiều lúc đứng trước các cô, mắc cở "muốn chớt" luôn.
Còn mấy cô không biết trong lòng nghĩ sao, chỉ thấy mặt mấy cổ đỏ rần rần, mắt long lanh quay nhìn đi chỗ khác!
Hồi đó có một Đại Sư Phụ chỉ mánh cho đàn em như vầy nè:
-Tụi bay lấy một cộng lông gà, nếu nhà không có nuôi gà thì bứt ở cây chổi lông gà một cộng vừa vừa, tước bớt hai bên đi, chỉ để phía đầu mút thôi, rồi thủ sẵn trong túi áo, nếu "thằng nhỏ có làm khổ thằng lớn" thì cứ lấy cộng lông gà ra, se se, ngoáy ngoáy lỗ tai kêu rột rột chừng 10 giây thôi là "cơ bẩm của cây mini-gun" sẽ trở về vị trí stand-by liền một khi.
Còn điều phiền này nữa, không biết có phải là điều chót hay chưa: Khi đi tiểu thì dễ rồi, nhưng đi cầu mới là đại phiền phức, đúng là đại (bất) tiện.
Trước hết, nếu trực thăng đang đi hành quân mà xuống LZ. nào đó thì phải cởi cái áo giáp nặng hơn chục ký ra, cởi áo lưới, cởi dây đeo súng, cởi áo jacket, sau đó cởi phẹc-ma-tuya, cởi trần ra, hai tay túm gọn từ cổ áo với 2 tay áo mà lòn xuống háng rồi kéo về phía trước, sau cùng tuột quần xi-líp xuống mà ung dung hưởng đệ tứ khoái.
Khi xong rồi, phải ở tư thế "nhảy cóc" - move ra chỗ khác cho an toàn, chứ không thôi lỡ tay làm rớt cổ áo xuống ngay "đống của quí" thì dính tùm lum tà la, thúi um lên, tụi nó không cho trèo lên tàu bay đâu, mà đang hành quân xung quanh toàn lùm bụi, lấy nước đâu ra mà giặt rửa?
Chính vì thế mà nhiều người đi mua đồ Nomex của dâTrực Thăng Mỹ mà bận, quần áo rời nhau, chống lửa, dễ giặt, nhiều khi kẹt quá, giặt xong chừng nửa tiếng đã khô... và túi phẹc ma tuya thì cũng có đủ mọi nơi, muốn nhét gì thì nhét và nhất là giá lại rẻ hơn đồ bay KQ. 
Với bộ đồ Nomex khi cần đi cầu, đồ lề phía trên cứ để nguyên xi, chỉ cần tuột phía dưới mà thôi, đang nửa chừng mà bị pháo kích, nhậm lẹ chùi sơ rồi kéo lên mà chạy vẫn oai phong chán, chớ mặc đồ liền quần, giây súng tháo ra rồi mà đạn pháo nổ tùm lum, súng ống chưa kịp đeo vô, bị pháo văng mất súng thì về biết ăn nói làm sao với mấy ông Phòng An Ninh KQ.
Hồi năm một ngàn chín trăm sáu mí ...tôi đang học Trung học ở quận Kiên Tân, có ông Râu Kẽm ghé Quận đường, tôi thấy hai ông bà này mặc đồ bay đen đẹp lắm, cả 2 Phi Hành Đoàn trực thăng cũng áo bay đen, có khăn phu-la tím quấn cổ coi như người ở trên tiên giới. Tôi dựng xe đạp vô gốc cây, lấy cặp táp kê đít, ngồi trên đám cỏ gà bên lề đường cả tiếng đồng hồ để ngắm họ, lòng ước ao sau này mình cũng được mặc bộ đồ y như vậy.
Cầu thì được, ước thì thấy.
Sau này vào KQ tôi mới biết, khoác phi bào là cận kề cái chết, như ở quê tôi Kinh 5 - Rạch Giá có 7 người vào ngành phi hành, mà chỉ trong 6 năm trời đã chết hết 3 người, đó là Th/uy Thắng hoa tiêu UH1; Th/uy Hiên quan sát viên L19 và Th/sĩ Chiêm cơ phi H34. 
Mặc phi bào như đã nói ở trên, tiện lợi đâu không thấy, mà mặc vô rồi lắm chuyện nhiêu khê phiền phức vô cùng. 
Ngày xa xưa đó, KQVN không có nữ phi công, chứ bây giờ ở xứ Mỹ này có thiếu gì, như cô Jennifer cũng người gốc Việt mình đó, cô là Đại Uý lái F15 oai kể gì, nhưng rất bất tiện cho nữ phi công ngay cả khi đi tiểu tiện, cũng phải cởi hết ra (lòn cái áo dưới háng mà kéo ra đằng trước như tôi đã tả ở trên).
Tôi không phải là designer áo quần, nhưng tôi nghĩ nếu người ta làm cái phẹc-ma-tuya chính của áo bay dài hơn, nó không ngừng ngay tại "Ngã ba chú Ía" mà vòng tuốt luốt ra phía sau lưng khoảng 2 gang nữa, thì có lẽ sự bất tiện đã kể ở trên sẽ không còn.
Nếu sáng kiến này đưa lên tới Bộ Quốc Phòng Mỹ, coi chừng tôi lại được đăng lên báo, thưởng cả huy chương lẫn tiền mặt chứ chả chơi!
Nguyễn Viết Tân.
PD 253