Saturday, November 2, 2024

Xin trợ giúp một KQ nghèo và bệnh (tai biến- nằm một chỗ)

Kính gởi quý MTQ- quý Hội Đoàn KQ các nơi ở HN
Sau nhiều ngày, kêu cứu - từ một Gia Đình KQ -
Sáng nay chúng tôi - đến quan sát và nghe gia đình kể lại….

Th/sĩ - Đinh Văn Quý
Sq- 61/600419
Thuộc SĐ3KQ- không Đoàn 30 (bão trì tiếp liệu- sân bay Biên Hoà)
Đơn vị trưởng- Tr/Tá Trần Công Hoàng

Tình trạng Gia cảnh: một vợ -5 con
Bị tai biến mạch máu não (nhiều năm nay- nằm một chỗ)
Với tình trạng kính tế - khó khăn chung. Hãng xưởng sa thãi - nạn thất nghiệp tràn lan… 5 đứa con của anh Quý cũng chung số phận <thất nghiệp> không nuôi nỗi cha mẹ già - bệnh tật.
Với hoàn cảnh của người lính già như vậy!
Kính mong quý vị: kẻ ít người nhiều, chung
tay trợ giúp cho đương sự sống hết những ngày cuối đời
(muốn biết thêm chi tiết rõ ràng)
Xin liên lạc vợ KQ Quý 
 
Địa Chỉ liên lạc:

Đinh Văn Quý
463B/21 - CMT8- phường 13
Quận 10- Sài Gòn
Vợ Nguyễn Thị Sanh
Đt: 0986367956
 
Kính chuyển với nhiều Hảo ý
Nhóm Thiện Nguyện MĐ
Chào Cố Gắng

(nhờ MĐ Phạm Hoà- chuyển đến quý Hội KQ các nơi…)





Ngày 3 tháng 11 năm 2024

Kính thưa quý chiến hữu!

Sáng hôm qua mồng 2, tôi nhận được email do chiến hữu Phạm Hòa (NKT - Xin cám ơn) gởi đến mà lòng quặn đau. Một chiến hữu kém may mắn của chúng ta hiện đang ở trong tình trạng sức khỏe và tài chánh khốn khó cuối đời rất cần sự giúp đỡ. Gần nửa thế kỷ sau trong khi chúng ta may mắn vượt thoát đến được bến bờ Tự Do, nhiều chiến hữu trong chúng ta vẫn còn ngụp lặn trong những hoàn cảnh khốn cùng. May mắn thay, đã có nhiều hội đoàn cựu quân nhân, tư nhân, tổ chức, phong trào của người Việt hải ngoại nói chung đã quyên góp và rất nhiều người trong chúng ta đã tiếp tay gởi tình thương về mong xoa dịu phàn nào những bất hạnh của đại đa số là Thương Phế Binh, Cô Nhi, Qủa Phụ VNCH. Nhưng những nỗ lực thiện nguyện ấy không thể nào bao trùm hết và bù đắp được những bất hạnh mà TPB, CN, QP VNCH đã và đang phải gánh chịu.

Riêng trường hợp Thượng Sĩ Đinh Văn Quý, sinh năm 1941, thuộc Không Đoàn 30 Bảo Trì Tiếp Liệu, Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa hôm nay đã khiến tôi xúc động. Tôi không hề quen biết Thượng Sĩ Đinh Văn Quý. Nhưng tôi và những phi công tác chiến của đủ loại phi cơ các Không Đoàn 23CT, 43CT và 63CT thuộc SĐ3KQ đều công nhận rằng, những phi cơ của chúng tôi sở dĩ được khả dụng bay đi hành quân yểm trợ quân bạn trên khắp các chiến trường là một phần lớn nhờ Thương Sĩ Quý và các quân nhân thuộc quyền của ông đã tiếp xăng, nâng bom, nạp đạn, sửa chữa, bảo trì, chùi rửa, để những phi vụ yểm trợ cho  các đơn vị Quân Lực VNCH nhằm bảo vệ quê hương và dân tộc Việt Nam của chúng tôi trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 được ..."đi đến nơi, về đến chốn"!

Tôi xin tình nguyện đứng ra lãnh trách nhiệm quyên góp và gởi những niềm an ủi về cho Thượng Sĩ KQVNCH Đinh Văn Quý và gia đình ông. Mộng ước là làm sao chúng ta có thể gây được một số tiền kha khá để giúp cho chị Nguyễn Thị Sanh và 5 cháu được an tâm lo thuốc men, săn sóc và mua thực phẩm cho Thượng Sĩ Đinh Văn Quý trong những ngày cuối đời, để anh Quý biết được rằng chúng ta và dân tộc Việt Nam vẫn nhớ đến anh và tri ơn anh, người anh hùng Không Quân "không tên tuổi" đã từng làm việc quần quật ngày đêm bất kể thời tiết trong các cơ xưởng hoặc ngoài khu vực phi đạo, để bảo đảm những nhu cầu và những điều kiện thiết yếu, an toàn cho phi cơ và phi công tại các phi trương chiến thuật của KQVNCH.

Tôi sẽ cập nhật thuờng xuyên những lòng hảo tâm của quý vị và tôi sẽ chuyển về cho phu nhân của Thượng Sĩ KQ Đinh Văn Quý trước dịp Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) năm nay, Thứ Năm ngày 28 tháng 11 năm 2024. 

NẾU CÓ YÊU TÔI
Trần Huy Đức

Nếu có yêu tôi, thì hãy yêu tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi xa người
Đừng đợi ngày mai, biết đâu tôi phải ra đi
Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn ... 

... Nếu có yêu tôi, thì hãy yêu tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời
Đừng đợi ngày mai, có khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao, mà biết mỉm cười? ...

Trân  trọng kính chào.



KQ Nguyễn Văn Chuyên, PĐ 518
KĐ23CT, SĐ3KQ Biên Hòa
Zelle - CHASE Bank (714) 767-1647
11390 Primrose Ave., Fountain Valley, CA 92708





DANH SÁCH ĐÓNG GÓP TÌNH THƯƠNG CHO

THƯỢNG SĨ KHÔNG QUÂN ĐINH VĂN QUÝ


1- KQ Nguyễn Văn Chuyên, PĐ 518 BH      $100

2- Phạm Huy Hoàn, K.25 SQTB Thủ Đức     $100

3- BK Phạm Hòa: K.10B/72 SQTB Thủ Đức   $50

4- Nguyễn Giụ Chính, K.1/75 SQTB Thủ Đức 100

5- Hội AH KQVNCH miền Trung Cali             $200

6- KQ Lê Như Hoàn, Bộ Tư Lệnh KQ             $100

7- KQ Nguyễn Thế Quy, PĐ 514 BH              $100

8- Phạm Cao Tùng, K.1/75 SQTB Thủ Đức     $50
             9- Đỗ Kim Thiện, K.23 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức $50
            10- Hội Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức NamCali    $100
11- KQ Nguyễn Thành Bá, Phi Đoàn 518             $100
12- KQ Thịnh Nguyễn, Phi công, SD3 Không Quân  $100
12B- KQ Nguyễn Hùng, Phi Đoàn 532   $100
Tổng cộng: $1.250.00

Tuesday, October 22, 2024

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :22/10/2024 Đức khai trương trụ sở hải quân của NATO ở biển Baltic

Trung tâm chỉ huy hải quân của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), đặt tại Rostock của Đức, đã chính thức mở ra vào hôm qua, 21/10/2024. Theo quân đội Đức, mục đích của trung tâm là điều phối hoạt động hải quân của các nước thành viên trong khu vực, trước các đe dọa từ Nga.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin (G) bắt tay đồng nhiệm Đức Boris Pistorius, trước cuộc họp bộ trưởng Quốc Phòng các nước NATO, tại trụ sở Liên minh, Bruxelle, Bỉ , ngày,14/07/2024. AP - Virginia Mayo
Chi Phương

Trả lời trước báo giới nhân lễ khai trương tại Rostock, một trong những thành phố cảng lớn ở phía đông bắc nước Đức, bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius, được AFP trích dẫn, khẳng định rằng  « tầm quan trọng của khu vực ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong bối cảnh cuộc xâm lược mà Nga tiến hành ở Ukraina ».

Bộ trưởng Ngoại Giao Đức, Annalena Baerbock cũng nhấn mạnh đến đe dọa hỗn hợp từ Nga, chống lại Đức và các nước láng giềng, đặc biệt là việc bảo vệ các đường ống dẫn dầu khí và hệ thống cáp quang đặt dưới biển Bắc và biển Baltic. Lãnh đạo ngoại giao Đức cũng đề cấp đến việc phát hiện gần đây một chiếc drone, bị tình nghi là của Nga, trinh sát gần khu công nghiệp về hóa chất và cơ sở lữu trữ chất thải hạt nhân ở miền bắc nước này.

Lực lượng chỉ huy tác chiến Baltic (CTF Baltic) đặt dưới sự lãnh đạo của một đô đốc người Đức, bao gồm các quân nhân từ 11 quốc gia khác thuộc Liên minh Bắc Đại Dương (NATO), trong đó có Phần Lan và Thụy Điển, hai nước Bắc Âu vừa gia nhập liên minh gần đây. Tổng số nhân viên làm việc tại trung tâm là 180 người, đại diện cho nhiều nước châu Âu.

Với hạm đội hải quân lớn nhất của NATO ở trong khu vực, Đức đã nhiều lần cảnh báo về mối đe dọa từ Nga ngày càng gia tăng. Vào giữa tháng 10, một quan chức tình báo Đức đã khẳng định rằng Matxcơva có thể sẽ mở cuộc tấn công vào NATO, từ nay đến năm 2030.
Hàn Quốc xem xét khả năng gởi người đến quan sát lính Bắc Triều Tiên tại Ukraina
Chế độ Bình Nhưỡng hôm qua, 21/10/2024, đã phủ nhận việc gởi quân đến chi viện cho Nga tại chiến trường Ukraina, xem những cáo buộc từ Seoul và Kiev là « lời đồn thổi vô căn cứ ». Tuy nhiên, theo truyền thông Hàn Quốc, chính quyền Seoul đang xem xét khả năng gởi một đội ngũ quan sát viên đến Ukraina để thu thập thông tin về số binh sĩ Bắc Triều Tiên này.
 
Hình ảnh quân đội Bắc Triều Tiên được phát trên truyền hình Hàn Quốc. Hình chụp tại một nhà ga tàu tại Seoul, ngày 18/10/2024. AP - Ahn Young-joon
Minh Anh

Hãng tin Yonhap dẫn một nguồn tin chính phủ cho biết có khả năng chính quyền Seoul sẽ gởi đến Ukraina để theo dõi « các chiến thuật và năng lực chiến đấu lực lượng đặc nhiệm Bắc Triều Tiên được điều đến hỗ trợ Nga ».
Đội ngũ nhân viên này có thể sẽ bao gồm nhiều thành viên quân đội thuộc các đơn vị tình báo, có khả năng phân tích các chiến thuật chiến trường được quân đội Bắc Triều Tiên sử dụng, và tham gia thẩm vấn những binh sĩ bị bắt giữ.
Trước tiến triển của tình hình, Hàn Quốc có thể sẽ có những bước rẽ quan trọng trong chính sách hậu thuẫn Ukraina, cho đến lúc này, chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ nhân đạo và các loại vũ khí không sát thương. Nguồn tin chính phủ cho biết, Seoul sẽ từng bước có các biện pháp đáp trả tương ứng tùy thuộc vào mức độ hợp tác quân sự giữa Nga và Bắc Triều Tiên.
Trong mọi trường hợp, Seoul có thể sẽ ưu tiên cung cấp các thiết bị phòng thủ hơn là các loại vũ khí sát thương. Hàn Quốc dường như đang xem sét khả năng giao những loại vũ khí này cho Ukraina thông qua các nước trung gian hơn là trực tiếp.
Cũng theo Yonhap, Hàn Quốc sở hữu nhiều loại hệ thống phòng không, mà Ukraina đang thiếu nghiêm trọng như loại Cheongung-2, một hệ thống phòng thủ địa đối không di động, có thể bắn chặn các loại tên lửa tầm trung.
Hôm qua, khi cho triệu mời đại sứ Nga tại Seoul, thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Kim Hong Kyun đã « mạnh mẽ yêu cầu Nga cho rút ngay lập tức các lực lượng Bắc Triều Tiên và chấm dứt mối hợp tác trong lĩnh vực này ».
Israel tấn công 300 mục tiêu của Hezbollah ở Liban
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Israel ngày 22/10/2024, bắt đầu vòng công du mới ở Trung Cận Đông nhằm tìm kiếm giải pháp sớm ngừng bắn ở Gaza, ngăn leo thang xung đột quân sự trong vùng. Nhiệm vụ của ông được cho là khó khăn vào lúc Israel tiếp tục oanh kích, nhắm đến hơn 300 mục tiêu trong đêm 21 và 22/10, trong đó có « căn cứ trung tâm của đơn vị hải quân » của Hezbollah, gần bệnh viện công lớn nhất ở thủ đô Beirut khiến 13 người thiệt mạng.
 
 

Tòa nhà nằm trước mặt bệnh viện công lớn nhất thành phố Beirut, Liban bị Israel không kích ngày 22/10/2024. AP - Hussein Malla
Thu Hằng

Phía Hezbollah cũng khẳng định bắn rocket vào nhiều vị trí ở Israel, trong đó có một căn cứ hải quân và một căn cứ tình báo quân sự gần Tel Aviv.

Thông tín viên Sami Boukhelifa tại Jerusalem nhận định về khó khăn đối với ngoại trưởng Blinken trong bối cảnh cử tri Mỹ chuẩn bị bầu tổng thống mới :

« Mười một chuyến công du Cận Đông và hiện tại là 10 lần thất bại. Cho đến giờ, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vẫn tay trắng trở về Washington. Ông không thể đạt được bất kỳ nhân nhượng nhỏ nào từ Nhà nước Do Thái và lực lượng Hồi Giáo Hamas để tìm ra được thỏa thuận định chiến ở dải Gaza và như vậy, cho phép trả tự do cho các con tin Israel.

Ngoại trưởng Mỹ từng khẳng định chuyến công du gần đây nhất của ông đến Trung Cận Đông hồi tháng 08 là « cơ hội cuối cùng ». Cho nên chuyến công du lần này là nỗ lực chót để đạt được lệnh ngừng bắn. Nhưng từ mùa hè qua, tình hình đã thay đổi theo hướng xấu. Cuộc xung đột đã gia tăng cường độ và mở rộng sang cả Liban.

Thủ tướng Israel « quyết chiến » không định tìm đường ngoại giao. Ông Benjamin Netanyahu cho biết muốn « thay đổi thực tế chiến lược ở Trung Đông » hơn. Hiểu theo nghĩa là tái cân bằng lực lượng có lợi cho Israel, bằng cách tiêu diệt các nhóm vũ trang Palestine, lực lượng Hezbollah ở Liban và vô hiệu hóa mối đe dọa từ Iran.

Đối với chính phủ Israel, vấn đề trả tự do cho các con tin hiện giờ thành hàng thứ yếu. Trong khi đây lại là lá bài duy nhất của ông Antony Blinken để đi đến ngừng giao tranh và tận dụng lợi thế sau khi thủ lĩnh Hamas Yahia Sinwar, bị quân đội Israel giết vào tuần trước ».


Sau Israel, ngoại trưởng Mỹ đến Jordani ngày 23/10 để thảo luận nhiều chủ đề, trong đó có viện trợ nhân đạo cho dải Gaza.
Hoa Kỳ : Joe Biden đề xuất cấp thuốc tránh thai miễn phí không cần kê đơn
Mặc dù đã từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng hồi tháng Bảy vừa qua, tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tiếp tục tham gia vào chiến dịch tranh cử của đảng Dân Chủ, ủng hộ ứng viên Kamala Harris. Hôm qua, 21/10/2024, ông đã đề xuất một dự luật, để bảo hiểm chi trả cho các biện pháp tránh thai mà không cần đơn bác sĩ, một vấn đề gây tranh cãi tại Hoa Kỳ từ hai năm qua, chia rẽ phe Dân Chủ và bảo thủ Cộng Hòa.
 
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trọng một sự kiện tại Nhà Trắng, Washington, ngày 21/10/2024. AP - Mark Schiefelbein
Chi Phương

Trong một thông cáo được AFP trích dẫn, tổng thống Joe Biden khẳng định đề xuất này sẽ có lợi cho 52 triệu phụ nữ tại Hoa Kỳ, và có thể đi vào hiệu lực hai tháng sau khi thu thập ý kiến từ công chúng. Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :

« Một trong những chủ đề chính trong chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris và phe Dân Chủ là quyền tự do sinh sản và quyền của phụ nữ được tự quyết định về cơ thể mình.

Lần này, Joe Biden đã đề xuất mở rộng việc chi trả của bảo hiểm đối với các biện pháp tránh thai. Từ năm 2018, luật Obamacare được đưa ra, bảo đảm quyền tiếp cận, gần như là cho tất cả mọi người, đối với bảo hiểm y tế tư nhân. Các biện pháp tránh thai được ghi trong đơn của bác sĩ đều được bảo hiểm chi trả.

Đề xuất của tổng thống Joe Biden liên quan đến việc bảo hiểm có thể chi trả các biện pháp tránh thai mà không cần đơn của bác sĩ, dù đó là thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc phá thai hoặc các bao cao su, được bán tự động ở hiệu thuốc.

Đối với các tổ chức bảo vệ quyền tự do sinh sản, quyền tiếp cận với các biện pháp tránh thai trở nên quan trọng hơn kể từ khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hủy bỏ phán quyết về quyền phá thai « Roe v.wade » trong luật liên bang vào năm 2022.

Mỗi khi vấn đề này được đưa ra thảo luận trong các cuộc bầu cử địa phương tại Hoa Kỳ, ngay cả tại các bang bảo thủ, quyền này vẫn được các cử tri duy trì. Do vậy, đây là một tín hiệu chính trị mà chính quyền Biden gửi tới cử tri, ngay cả khi khó có thể thông qua đề xuất này từ nay đến ngày 20/01, khi ông Biden mãn nhiệm. Các bên liên quan, kể từ giờ, có hai tháng để đưa ra bình luận và chính quyền Biden sẽ phải trả lời. »
BRICS : Tổng thống Nga phá thế cô lập, tiếp đón hơn 20 nguyên thủ quốc gia đến dự thượng đỉnh
Từ ngày 22-24/10/2024, thượng đỉnh BRICS – nhóm các nước mới trỗi dậy – diễn ra tại Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga. Tổng thống Vladimir Putin tiếp đón các lãnh đạo đến từ 36 nước, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo 6 tổ chức quốc tế trong đó có tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS, Matxcơva, Nga, ngày 18/10/2024. AP - Alexander Zemlianichenko
Minh Anh

Theo AFP, thượng đỉnh BRICS diễn ra trong bối cảnh Nga đang có những thắng lợi quân sự trên chiến trường Ukraina, và củng cố các mối quan hệ liên minh với các đối thủ của Mỹ là Trung Quốc, Iran, và Bắc Triều Tiên.

An ninh đã được thắt chặt tại trung tâm thành phố Kazan. Theo truyền thông địa phương, người dân địa phương được yêu cầu ở nhà. Thành phố Kazan cách biên giới Ukraina khoảng 1.000 km, nhiều lần là mục tiêu tấn công bằng drone của Ukraina, nhằm vào các cơ sở công nghiệp có liên quan đến quân đội.

Theo điện Kremlin, tổng thống Nga trong ba ngày thượng đỉnh sẽ liên tiếp có các cuộc gặp song phương với nhiều nguyên thủ và lãnh đạo các nước, trong đó có cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Phủ tổng thống Nga cho rằng đây là một «sự kiện ngoại giao quan trọng nhất chưa từng diễn ra tại Nga ». Điều này nhằm chứng minh thất bại của chính sách cô lập chống nguyên thủ Nga từ phương Tây kể từ khi bắt đầu cuộc chiến xâm lược Ukraina.

Xin nhắc lại, tổng thống Nga Vladimir Putin đã không thể đến dự thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi năm 2023, do lệnh truy nã của tòa án hình sự quốc tế ban hành 2023.

Từ Matxcơva, thông tín viên Anissa El Jabri tường thuật :

« Hôm nay, đích thân tổng thống Nga đón tiếp và có ý định chứng tỏ là ông vẫn giữ được các mối quan hệ đối tác và các đồng minh, không chỉ gồm các nước là đối thủ chính thức của Mỹ như Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên, mà còn cả với những nước có quan hệ với phương Tây : Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan – một thành viên của NATO, Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương – người đã thông báo ý định tham gia nhóm BRICS hồi tháng 9/2024.

Hơn nữa, điện Kremlin nỗ lực gây ấn tượng khi thông báo sự hiện diện của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, được loan truyền từ nhiều ngày qua nhưng chỉ được xác nhận vào tối hôm qua, 21/10. Điện Kremlin không quên nhấn mạnh đến cuộc gặp trực tiếp giữa tổng thống Nga và ông Guterres, cuộc gặp đầu tiên từ tháng 4/2022. Sau thượng đỉnh BRICS, sẽ có khoảng 7 cuộc gặp song phương nhưng vẫn ở Kazan.

Truyền thông Nga, được huy động đông đảo, có thể sẽ phát vô số hình ảnh về nguyên thủ Nga của họ như là một nhạc trưởng dàn nhạc ngoại giao. Khoảng 15 cuộc gặp song phương bên lề thượng đỉnh đã được thông báo nhằm đánh bóng hình ảnh của chủ nhân điện Kremlin. Duy chỉ có bức ảnh sẽ bị thiếu : Cuộc gặp với tổng thống Lula. Lãnh đạo Brazil đã hủy chuyến đi vì lý do sức khỏe. »
Thượng đỉnh BRICS :Trung Quốc muốn thúc đẩy thế giới đa cực và mở rộng ảnh hưởng trên thế giới
Ngày 22/10/2024, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên đường đến Kazan tham dự thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi - BRICS, lần đầu tiên được Nga tổ chức. Mục tiêu của Bắc Kinh là cổ vũ một thế giới đa cực, mở rộng sức ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc và thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nền kinh tế mới nổi.
 
Ảnh tư liệu : Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (G) cùng với lãnh đạo 4 nước Brazil, Nga, Nam Phi và Ấn Độ tại thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn (Xiamen), tỉnh Phúc Kiến (Fujian), đông nam Trung Quốc, ngày 04/09/2017. AP - Wu Hong
Thu Hằng

Thông tín viên RFI Cléa Broadhust tường trình từ Bắc Kinh :

« Trung Quốc sử dụng nhóm BRICS để thúc đẩy cải cách các thể chế thế giới như Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (FMI) và Ngân Hàng Thế Giới, những tổ chức mà họ cho là bị các cường quốc phương Tây thống trị quá mức. Bắc Kinh coi BRICS là giải pháp thay thế hoặc là biện pháp bổ sung để tái cân bằng trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu có lợi cho các nước đang phát triển.

Trung Quốc đang ngày càng thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ thay vì đô la Mỹ trong giao dịch thương mại giữa các nước thành viên BRICS với mục tiêu về lâu dài là biến nhân dân tệ trở thành tiền tệ quốc tế.

Trung Quốc mong muốn thiết lập các mối quan hệ đối tác trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, tài chính kỹ thuật số và công nghệ xanh, phù hợp với các mục tiêu trong nước và quốc tế của Bắc Kinh. Ý tưởng này cũng nhằm làm giảm ảnh hưởng của phương Tây. Trung Quốc cũng ủng hộ nhiệt thành việc mở rộng BRICS, đón nhận nhiều nước đang phát triển khác nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế và chính trị của nhóm.

Ví dụ Thổ Nhĩ Kỳ, nhờ có vị trí chiến lược, nền kinh tế đang phát triển và vai trò cầu nối giữa châu Âu và châu Á trong dự án Con đường tơ lụa mới nên nước này trở thành một ứng cử viên hấp dẫn. Nhưngmối quan hệ phức tạp giữa Ankara và một số thành viên khác như Ấn Độ hay Nga có thể khiến hội nhập của Thổ Nhĩ Kỳ thêm phức tạp ».
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần Đài Loan
Trung Quốc tiếp tục gây sức ép khi tiến hành tập trận bắn đạn thật ngày 22/10/2024 gần đảo Đài Loan. Chính quyền Đài Bắc lên án hành động « hăm dọa » gây « đe dọa » cho ổn định trong khu vực.
 
Một màn hình lớn đặt trên phố chiếu cảnh cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc tại eo biển Đài Loan, Bắc Kinh, ngày 14/10/2024. REUTERS - Tingshu Wang
Thu Hằng

Cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài khoảng bốn tiếng, từ 9 giờ sáng 22/10 (giờ địa phương) trong khu vực rộng khoảng 150 km2, thuộc vùng đảo Bình Đàm (Pingtam), tỉnh Phúc Kiến (Fujian) của Trung Quốc và chỉ cách đảo Đài Loan khoảng 100 km. Trong thông báo ngày 21/10, Cục An ninh Hàng hải Bình Đàm không nêu chi tiết mục đích cuộc tập trận này.

Ngày 22/10, bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết theo dõi sát sao « các hoạt động và ý đồ quân sự » của Trung Quốc. Theo Đài Bắc, đợt tập trận này có thể nằm trong « chiến thuật gia tăng hăm dọa » của Bắc Kinh ở eo biển Đài Loan. Thủ tướng Đài Loan Cho Jung Tai, được AFP trích dẫn, đánh giá đây là « mối đe dọa phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực ».

Vào giữa tháng 10, Bắc Kinh đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn « Joint Sword-2024B » huy động nhiều chiến đấu cơ, drone, tàu chiến và lực lượng hải cảnh bao vây đảo Đài Loan ở các khu vực bắc, đông và nam. Ngày 17/10, khi thăm một lữ đoàn thuộc Lực lượng tên lửa của quân đội, chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi toàn quân « gia tăng huấn luyện, chuẩn bị cho chiến tranh » và « quân đội phải thiện chiến ».

Hai ngày sau lời phát biểu của chủ tịch Trung Quốc, một tàu chiến của Mỹ và một tàu của Canada đã đi qua eo biển Đài Loan trong khuôn khổ hoạt động thông thường tại tuyến đường biển quốc tế, theo nhận định của Washington. Tuy nhiên, Bắc Kinh lên án chuyến hải hành gây xáo trộn « hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan ».

Thursday, September 26, 2024

Phi Vụ Hoàn Tất Giúp Thương Phế Binh VNCH Mùa Thu 2024 Do Hội Không Quân Houston và Vùng Phụ Cận Bảo Trợ

 

1- TPB Nguyễn Thanh Cam 
 470 Lê Duẫn Tây Lộc Huế
ĐT: 0934.848.501

2- TPB Nguyễn Ý (Thiên)
202 Lý Nhân Tông, P Hưng Xuân, TX Hương Trà
Thừa Thiên Huế 
ĐT: 0355.445.754

 
3- TPB Nguyễn Văn Tuấn
29 Tam Thai Th/Phố Huế
D9T: 0906.523.890 


4- TPB Phan Đăng Tình
Tổ Thượng Khe, Phường Hương Xuân, Hương Trà
Thừa Thiên, Huế
ĐT: 0388.746.987

 
5- TPB - Huỳnh đình Lai SQ: 180526, NQ viên chi khu thăng bình, đi lục suốt bị mìn 1972. 
Địa chỉ:
Huỳnh Đình Lai
Tổ 1 Thôn Cổ Linh Xã Bình Nam, 
Thăng Bình Quảng Nam
Điện Thoại: 0333028433
Kingbee Đặng Quỳnh gửi $50.00 z
Hội KQ Houston và Vùng Phụ Cận $100.00 USD
Tổng cộng: $150.00 USD

 

6- TBB Tr/Sĩ TSQ Hắc Long NKT Đỗ Quang Hồng Đoàn 72,75 SCT/NKT
Đỗ Quang Hồng 
Hẻm 246 đường Nguyễn Tri Phương 
Khu phố Bình Đường 4 P. An Bình 
Thành Phố Dĩ An Bình Dương 
Sđt 090 272 4437
Hội KQ Houston và Vùng Phụ Cận $100.00 USD
 
7-  TPB Lưu Minh 
Thôn Phước Hòa Xã Đức Phú Mộ Đức Quảng Ngãi
SDT: 0977.579.371 
Kingbee Đặng Quỳnh gửi tặng $50.00 z
Hội KQ Houston và Vùng Phụ Cận $100.00
Tổng Cộng $150.00

Lưu Binh 
From:congbinh1804@gmail.com
To:Pham Hoa
Tue, Oct 1 at 3:03 AM
Chú Hoà ơi! Ba con đã nhận được $150.00 của Chú gửi rồi ạ. Ba con xin gửi lời cảm ơn đến Hội Không Quân Houston / Vùng Phụ Cận và Bác Đặng Quỳnh. Con cảm ơn Chú đã quan tâm đến Ba con ạ. Con chúc Chú cùng gia đình thật nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc ạ.
Con của TPB Lưu Minh


8 - TPB Huỳnh Hòa SLL/NKT
513C/26 khóm Bình Khánh 4. Phường Bình Khánh
Tp: Long Xuyên An Giang 
Đt: 0346771416

 
 

 
9 - TPB Nguyễn Bững.
Thôn Trạch Thành Xã Ninh Quang
Thị Xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa
ĐT: 0708.930.671
Đại Đội 91 Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù

 
10 - TPB Th/Úy Lê Văn Nam cụt 1 tay.
Thôn Đại Thiện 2, Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc
Vợ Lưu Mỹ Phượng
ĐT: 0975320175
 
TPB Th/Úy Lê Văn Nam Số Quân: 73/129089 Đại Đội Phó Trinh Sát Sư Đoàn 22/BB
Học Sinh Phan Bội Châu Phan Thiết 12A1-Niên khóa 71-72
Nhập ngủ ngày 19.8.1972 tại Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngủ
Theo học Khóa 7/72 SQTB / Đồng Đế Nha Trang D/S 359 Đại Đội 740 Tiểu Đoàn 5 SVSQ
Mãn khóa ngày 05.08.1973 về Tiểu Khu Bình Định tháng 10 năm 1973
Đầu năm 1974 phục vụ tại Trung Đoàn 42 SĐ22BB / Tr/Tá Nguyễn Hữu Thông Tr.Đoàn Trưởng
Tháng 9- 1974 thăng cấp Thiếu Úy và giữ chức vụ Đại Đội Phó Đại Đội Trinh Sát
Bị thương ngày 20 tháng 1 năm 1975 tại An Lão giáp Bồng Sơn Tây Bắc Bình Định do mìn  chống chiến xa của Cộng Sản gài và được đưa điều trị tại Quân Y Viện Quy Nhơn / CHT Trung Tá Nguyễn Xuân Cẫm. Bác sĩ điều trị Trung Úy Nguyễn Công Trứ, điều trị rất tận tâm nếu không phải tháo khớp thêm chân trái đến đầu gối.
Thương Tật: Mù mắt trái, điếc tai trái và mất nữa cánh tay trái và miễng mìn đầy cơ thể.
LES: Payout Notification

Dear HÒA PHẠM,
Your money transfer has been received by the beneficiary.
    MTN: 3879339568
    Date of Order: Sep 30, 2024
    Beneficiary: NAM VĂN LÊ OR LƯU MỸ PHƯỢNG
    Amount Sent: 100.00 Dollar
    Amount Paid: 100.00 Dollar
Thank you for choosing LES! 

 

Tuesday, September 24, 2024

Không Quân VNCH

Không lực Việt Nam Cộng hòa (tiếng Anh: Republic of Vietnam Air Force, RVNAF) là lực lượng không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tiền thân là những phi cơ ném bom nhỏ và cũ do quân đội Liên hiệp Pháp chuyển giao cho Quân đội Quốc gia Việt Nam sau khi rút khỏi Việt Nam, sau đó dần được bổ sung cải tiến bằng những phi cơ tối tân, hiện đại do Hoa Kỳ cung cấp, trở nên ngày càng mạnh mẽ về số lượng cùng hỏa lực trên không. Không quân đã đóng vai trò quan trọng trong việc yểm trợ Bộ binh Việt Nam Cộng hòa trên mặt đất.

Vào năm 1972, Không lực Việt Nam Cộng hòa là lực lượng không quân lớn thứ 6 trên thế giới về số lượng máy bay, chỉ sau Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc, Pháp và Tây Đức.[3]

Lúc cao điểm Không lực Việt Nam Cộng hòa có tới trên 2.300 máy bay và trực thăng các loại, tức là còn nhiều máy bay hơn không quân các cường quốc đương thời như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản... Tuy nhiên khi so sánh với Không quân Hoa Kỳ thì Không lực Việt Nam Cộng hòa chỉ có Không quân chiến thuật để hỗ trợ tiền tuyến mà không có Không quân chiến lược (cụ thể là pháo đài bay B-52). Đồng thời lực lượng này bị Hoa Kỳ kiểm soát và khống chế việc chỉ huy các chiến dịch, khiến phi cơ chỉ có thể hoạt động giới hạn tại Nam Việt Nam, không được phép thực hiện những phi vụ oanh tạc sâu trong lãnh thổ miền Bắc Việt Nam cũng như 2 nước láng giềng là Lào  Campuchia. Sau khi để mất các đảo trong Hải chiến Hoàng Sa về phía Trung Quốc, Nguyễn Văn Thiệu đã lên kế hoạch huy động không lực Việt Nam Cộng hòa oanh tạc Hoàng Sa để chiếm lại nhưng sau đó bị hủy bỏ do phía Mỹ ngăn chặn. Trong Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, cùng với sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lực lượng không quân cũng chính thức tan rã.

Trong số 2.750 máy bay và trực thăng các loại của Không lực Việt Nam Cộng hòa (toàn bộ do Hoa Kỳ trang bị), chỉ có 308 chiếc sống sót qua chiến tranh (240 chiếc bay thoát sang Thái Lan hoặc ra tàu sân bay Mỹ, 68 chiếc được gửi về Mỹ,[4] hơn 2.440 chiếc còn lại đã bị bắn rơi, phá hủy hoặc bị tịch thu. Trong số đó, 877 chiếc máy bay và trực thăng đã bị Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu vào năm 1975.[5]

Lược sử hình thành và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Lực lượng không quân Việt Nam Cộng hòa được hình thành từ một số phi công người Việt được tuyển chọn bay cùng với các phi công Pháp với tư cách là sĩ quan của quân đội Pháp. Khi Quốc gia Việt Nam, được thành lập, các sĩ quan người Việt này được chuyển sang cơ cấu Quân đội Quốc gia.

Bản thân Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Hinh cũng xuất thân là một sĩ quan phi công, vì vậy, ông rất chú trọng việc xây dựng Lực lượng Không quân. Tháng 6 năm 1951, một cơ quan phụ trách về ngành Không quân trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập với tên gọi là Ban Không quân, ban đầu chỉ làm nhiệm vụ phụ trách Phi đội Liên Lạc. Trên thực tế, các phi công người Việt chỉ làm nhiệm vụ bay cùng với các phi công Pháp trong các phi vụ. Các chức vụ chỉ huy và Phi công chính đều là sĩ quan Pháp. Ngay cả chức vụ Trưởng ban Không quân, kiêm Phụ tá Không quân cho Tổng tham mưu trưởng cũng là sĩ quan Pháp.

Tháng 4 năm 1952, thành lập Trung tâm Huấn luyện Không quân tại Nha Trang nhưng vẫn do các sĩ quan Pháp đảm nhiệm Chỉ huy trưởng và trực tiếp huấn luyện. Năm 1953, thành lập thêm 2 phi đội Quan Sát và Trợ Chiến tại Tân Sơn Nhứt và Nha Trang. Năm 1954, Ban Không quân được đổi thành Phòng Không quân.

Năm 1955, Không quân Pháp bàn giao lại cho Không quân Quốc gia Việt Nam khoảng 25 vận tải cơ C-47, 2 Phi đoàn quan sát L-19 và 25 Khu trục cơ cánh quạt F8F Bearcat lỗi thời.[6] Tháng 7 năm 1955, lần đầu tiên một người Việt được giữ chức vụ Phụ tá Không quân là Trung tá Nguyễn Khánh. Giai đoạn đầu ngành Không quân chỉ được quy định với quân số 40 sĩ quan, 120 hạ sĩ quan và 500 binh sĩ.

Đệ Nhất Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]
Dấu tròn của Không lực Việt Nam Cộng hòa thời Đệ Nhất Cộng hòa

Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa. Lực lượng Không quân Quốc gia Việt Nam cũng được đổi tên thành Không quân Việt Nam Cộng hòa. Thiếu tá Trần Văn Hổ, đương kim Phụ tá Không quân, được thăng Trung tá, và trở thành Tư lệnh đầu tiên của Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1957, theo chương trình hợp tác viện trợ, một phái đoàn Không quân Hoa Kỳ sang nghiên cứu tình hình để soạn thảo kế hoạch huấn luyện cho Không quân Việt Nam Cộng hòa. Nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan được tuyển chọn sang tu nghiệp tại các trường Không quân Hoa Kỳ. Các phi trường Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Đà Nẵng được xây dựng mở rộng. Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang cũng được xây dựng quy mô hơn, nhằm đào tạo tại chỗ các khóa hoa tiêu và quan sát viên, và các khóa đào tạo chuyên viên để bổ sung cho các đơn vị.

Tháng 9 năm 1959, một Phi đội đầu tiên gồm 6 phi cơ A-1 Skyraider (Thiên tướng) được Hoa Kỳ chuyển giao cho Không quân Việt Nam Cộng hòa. Sau đó trong vòng 1 năm có thêm 25 chiếc Skyraider khác được bàn giao tại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt. Năm 1960, Phi đoàn 1 Khu trục cơ được thành lập và bắt đầu hoạt động từ Bến Hải đến Cà Mau để yểm trợ cho Bộ binh Việt Nam Cộng hòa[7]

Năm 1961, chương trình trợ giúp của Hoa Kỳ có tên Farm Gate đã đưa các loại phi cơ cánh quạt huấn luyện T28, Oanh tạc cơ hạng nhẹ B26 và vận tải cơ C.47 cùng khoảng 124 sĩ quan và 228 quân nhân Hoa Kỳ sang giúp huấn luyện. Các hệ thống hướng dẫn và kiểm soát không lưu được thiết lập tại các phi trường Tân Sơn Nhứt, Đà Nẵng và Pleiku.[a] Liên đoàn 1 Không vận đầu tiên được thành lập với Trung tá Nguyễn Cao Kỳ được chỉ định làm Liên đoàn trưởng. Hoa Kỳ cũng trao cho Không quân Việt Nam Cộng hòa thêm 16 Vận tải cơ hạng trung C.123 trong tháng 12 năm 1961.

Ngày 26 tháng 2 năm 1962, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử trên đường bay huấn luyện đã đột ngột bay trở lại dội bom mưu toan giết chết Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ngay lập tức Tổng thống Ngô Đình Diệm ra lệnh đình chỉ vô hạn định các phi vụ chiến đấu.[8] Cũng vì lý do này mà đương kim Tư lệnh Không quân là Đại tá Nguyễn Xuân Vinh bị thất sủng, phải xin giải ngũ với lý do sang Hoa Kỳ học ngành Tiến sĩ Không gian.

Năm 1962, các đơn vị Không quân tác chiến và Yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi vùng Chiến thuật: Không đoàn 41 (căn cứ ở Đà Nẵng), Không đoàn 62 (Pleiku), Không đoàn 23 (Biên Hòa), Không đoàn 33 (Tân Sơn Nhất), Không đoàn 74 (Cần Thơ)[9]

Đệ Nhị Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc "Chỉnh lý" lên nắm quyền, tướng Nguyễn Khánh thực hiện một số cải tổ trong Quân đội. Ngoài việc đặt ra thêm cấp bậc Chuẩn tướng, ông còn cho thay đổi tên gọi "Quân đội Việt Nam Cộng hòa" thành "Quân lực Việt Nam Cộng hòa". Danh xưng Không Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng được sử dụng chính thức từ lúc đó.

Năm 1965, Không lực Việt Nam Cộng hòa có thêm các Phi đoàn Khu trục cơ A-37 Dragonfly và sau đó là các Phi đoàn Không vận cánh quạt loại lớn Lockheed C-130 Hercules và trực thăng CH-47 Chinook.

Ngày 3 tháng 2 năm 1965, một Phi đoàn gồm 24 chiếc A-1H Skyraider do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy cất cánh từ Căn cứ Không quân Đà Nẵng và tham gia vào Chiến dịch Mũi tên lửa (Flaming Dart) do Hoa Kỳ vạch định, tấn công các địa điểm ở phía bắc Vĩ tuyến 17[10]

Ngày 11 tháng 2 năm 1965, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh phó Không lực Việt Nam Cộng hòa, làm Phi đoàn trưởng 28 chiếc Skyraider của Việt Nam Cộng hòa cùng với 28 chiếc F100 của Không quân Hoa Kỳ mở cuộc tấn công thứ hai vào lãnh thổ phía bắc Vĩ tuyến 17. Trong đợt này phi công Phạm Phú Quốc bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam[11]

Vào năm 1965, Không lực Việt Nam Cộng hòa có 12.000 quân, đến 1966 là 16.000 quân. Bao gồm 5 không đoàn chiến thuật, 1 không đoàn tiếp vận. Trung tâm huấn luyện trong nước duy nhất đặt tại Nha Trang.[12]

Năm 1967, Không Lực Việt Nam Cộng hòa có thêm 1 Phi đoàn Khu trục trang bị phản lực cơ F-5. Số hiệu của các đơn vị cấp Phi đoàn được cải tổ xếp thành 3 số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của đơn vị cấp phi đoàn được dùng để chỉ công dụng của phi đoàn đó: số 1 là liên lạc, số 2 là trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là máy bay cường kích, và số 9 là huấn luyện.[9]

Năm 1970, với đà phát triển nhanh của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, các Không đoàn Chiến thuật phát triển thành 4 Sư đoàn không quân,[b] tác chiến hỗ trợ cho 4 Vùng Chiến thuật. Năm 1971, Sư đoàn 5 Không quân được thành lập và trở thành Lực lượng Không quân Trừ bị của Bộ Tổng Tham mưu. Năm 1972, thành lập thêm tại Quân khu 2 Sư đoàn 6 chịu trách nhiệm vùng trời chiến trường Cao nguyên Trung phần.

Ở thời điểm 28/1/1973, Không Lực Việt Nam Cộng hòa có 2.073 máy bay các loại: 79 A-1, 248 A-37, 66 C-119G/K, 32 C-130, 239 O-1, 35 O-2, 24 T-37, 10 U-6, 85 U-17, 19 C-123, 56 C-7, 76 C-47, 24 T-41, 70 CH-47, 859 UH-1, 151 F-5 A/B/E[4]

Tính đến cuối năm 1974, Không lực Việt Nam Cộng hòa có tổng số quân lên tới 62.583, trong đó có 6.788 phi công; tổng số máy bay lên tới 1.850 chiếc, trong đó có 260 máy bay tiêm kích, số còn lại là máy bay ném bom, trinh sát, vận tải và trực thăng. Chất lượng máy bay cũng cải tiến (thay F-5A bằng F-5E).

Năm 1975, Không lực Việt Nam Cộng hòa có 5 Sư đoàn Không quân tác chiến (20 Phi đoàn Khu trục cơ với khoảng 550 phi cơ A-1H Skyraider, A-37 Dragonfly, và F-5, 23 Phi đoàn Trực thăng với khoảng 1.000 trực thăng UH-1 Iroquois  CH-47 Chinook, 8 Phi đoàn quan sát với khoảng 200 phi cơ O-1 Bird Dog, O-2 Skymaster, và U-17), 1 Sư đoàn Vận tải (9 Phi đoàn vận tải với khoảng 150 phi cơ C-7 Caribou, C-47 Skytrain, C-119 Flying Boxcar, và C-130 Hercules), 1 Không đoàn Tân trang Chế tạo, 4 Phi đoàn hỏa long (attack squadron) với các phi cơ Fairchild AC-119, Lockheed AC-130. Ngoài ra còn có các Phi đoàn Trắc giác (tình báo kỹ thuật), Phi đoàn Quan sát, và Biệt đoàn Đặc vụ 314.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quân số vào lúc cao điểm là trên 60.000 quân nhân với hơn 2.000 phi cơ các loại.[13]
SttĐơn vị[c]Anh ngữChú thích
1
Bộ Tư lệnh
Air Command
Đặt tại Tân Sơn Nhất, Sài Gòn
2
Sư đoàn
Air Division
Từ 2 Không đoàn trở lên
3
Không đoàn
Wing
Từ 2 Liên đoàn trở lên
4
Liên đoàn
Group
Từ 2 Phi đoàn trở lên
5
Phi đoàn
Squadron
Gồm nhiều Phi đội hay Phi tuần
6
Phi đội
Flight
Từ 4 đến 6 Phi cơ
7
Phi tuần
Section (Detail)
Từ 2 đến 3 Phi cơ

Sư đoàn, Không đoàn và Phi đoàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Số hiệu của các Phi đoàn gồm có 3 chữ số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của phi đoàn được dùng để chỉ công dụng của Phi đoàn đó và được quy định như sau:

Bộ chỉ huySư đoànKhông đoànCăn cứ
(Sân bay)
Phi đoànPhi cơ sử dụng
Bộ Tư lệnh
(Tân Sơn Nhất)
Sư đoàn 1
(Đà Nẵng)
Không đoàn
Chiến thuật 41
Đà Nẵng
Phi đoàn Liên lạc 110MS 500 Criquet
O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
Đà Nẵng
Phi đoàn Liên lạc 120O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
Đà Nẵng
Phi đoàn Vận tải 427C-7 Caribou
Tân Sơn Nhất
Phi đoàn Do thám 718EC-47D Dakota
Phi đoàn Hỏa long 821AC-119K Stinger
Không đoàn
Chiến thuật 51
Đà Nẵng
Phi đoàn Trực thăng 213UH-1
Phi đoàn Trực thăng 233
Phi đoàn Trực thăng 239
Phi đoàn Trực thăng 247CH-47 Chinook
Nha Trang
Phi đoàn Trực thăng 253UH-1
Đà Nẵng
Phi đoàn Trực thăng 257
Không đoàn
Chiến thuật 61
Đà Nẵng
Phi đoàn Khu trục 516A-37B Dragonfly
Đà Nẵng
Phi đoàn Khu trục 528
Phi đoàn Khu trục 538F-5A/B Freedom Fighter
Phi đoàn Khu trục 550A-37B Dragonfly
Sư đoàn 2
(Nha Trang)
Không đoàn
Chiến thuật 62
Nha Trang
Phi đoàn Liên lạc 114O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
Phi đoàn Trực thăng 215UH-1
Phi đoàn Trực thăng 219H-34 Choctaw
UH-1
Biệt đội Tải thương 259CUH-1
Phi đoàn Vận tải 817AC-47D Spooky
Không đoàn
Chiến thuật 92
Phan Rang
Biệt đội Tải thương 259DUH-1
Nha Trang
Phi đoàn Khu trục 524A-37B Dragonfly
Phan Rang
Phi đoàn Khu trục 534
Phi đoàn Khu trục 548
Sư đoàn 3
(Biên Hòa)
Không đoàn
Chiến thuật 23
Biên Hòa
Phi đoàn Liên lạc 112MS 500 Criquet
O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
Biên Hòa
Phi đoàn Liên lạc 124O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
O-2A Skymaster
Biên Hòa
Phi đoàn Khu trục 514A-1 Skyraider
Phi đoàn Khu trục 518
Không đoàn
Chiến thuật 43
Biên Hòa
Phi đoàn Trực thăng 221UH-1
Phi đoàn Trực thăng 223
Phi đoàn Trực thăng 231
Phi đoàn Trực thăng 237CH-47 Chinook
Phi đoàn Trực thăng 245UH-1
Phi đoàn Trực thăng 251
Biệt đội Tải thương 259E
Không đoàn
Chiến thuật 63
Biên Hòa
Phi đoàn Khu trục 522F-5A/B Freedom Fighter
RF-5A Freedom Fighter
Phi đoàn Khu trục 536F-5A/B Freedom Fighter
F-5E Tiger II
Phi đoàn Khu trục 540F-5A Freedom Fighter
F-5E Tiger II
Phi đoàn Khu trục 542F-5A Freedom Fighter
Phi đoàn Khu trục 544
Sư đoàn 4
(Cần Thơ)
Không đoàn
Chiến thuật 64
Bình Thủy
Phi đoàn Trực thăng 217UH-1
Phi đoàn Trực thăng 249CH-47 Chinook
Phi đoàn Trực thăng 255UH-1
Biệt đội Tải thương 259FUH-1H
Không đoàn
Chiến thuật 74
Bình Thủy
Phi đoàn Liên lạc 116O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
Phi đoàn Liên lạc 122
Phi đoàn Khu trục 520A-37B Dragonfly
Phi đoàn Khu trục 526
Phi đoàn Khu trục 546
Không đoàn
Chiến thuật 84
Bình Thủy
Phi đoàn Trực thăng 211UH-1
Sóc Trăng
Phi đoàn Trực thăng 225
Phi đoàn Trực thăng 227
Bình Thủy
Biệt đội Tải thương 259H
Sóc Trăng
Biệt đội Tải thương 259I
Sư đoàn 5
(Sài Gòn)
Không đoàn
Chiến thuật 33
Tân Sơn Nhất
Biệt đội Tải thương 259GUH-1H
Biệt đoàn Đặc vụ 314C-47
U-17A/B Skywagon
UH-1
DC-6B
Aero Commander
Phi đoàn Vận tải 415C-47
Phi đoàn Quan sát 716T-28A Trojan
EC-47D Dakota
U-6A Beaver
RF-5A Freedom Fighter
Phi đoàn Quan sát 720RC-119
Không đoàn
Chiến thuật 53
Tân Sơn Nhất
Biệt đội Tải thương 259UH-1
Phi đoàn Vận tải 413C-119 Flying Boxcar
Phi đoàn Vận tải 421C-123 Provider
Phi đoàn Vận tải 423
Phi đoàn Vận tải 425
Phi đoàn Vận tải 435C-130A
Phi đoàn Vận tải 437
Phi đoàn Hỏa long 819AC-119G Shadow
Phi đoàn Hỏa long 820
Sư đoàn 6
(Pleiku)
Không đoàn
Chiến thuật 72
Pleiku
Phi đoàn Liên lạc 118O-1 Bird Dog
U-17A/B Skywagon
O-2A Skymaster
Phi đoàn Trực thăng 229UH-1
Phi đoàn Trực thăng 235
Biệt đội Tải thương 259B
Phi đoàn Khu trục 530A-1 Skyraider
Không đoàn
Chiến thuật 82
Phù Cát
Phi đoàn Trực thăng 241CH-47 Chinook
Phi đoàn Trực thăng 243UH-1
Biệt đội Tải thương 259A
Phi đoàn Vận tải 429C-7 Caribou
Phi đoàn Vận tải 431
Phi đoàn Khu trục 532A-37B Dragonfly
Trung tâm
Huấn luyện
Nha Trang
Phi đoàn Huấn luyện 912T-6G Texan
Phi đoàn Huấn luyện 918T-41 Mescalero
Phi đoàn Huấn luyện 920T-37
UH-1 Huey
Không đoàn Tân trang
Chế tạo
Biên Hòa


Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc tháng 4/1975

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Họ tên, cấp bậc, chức vụ chỉ huy Quân chủng và các đơn vị trực thuộc
SttHọ và tênCấp bậcChức vụChú thích
1
Trần Văn Minh
Võ khoa Thủ Đức K1[d]
Hoa tiêu Quan sát K2
Trung tướng
Tư lệnh

2
Võ Xuân Lành
Võ khoa Thủ Đức K1
Thiếu tướng
Tư lệnh phó

3
Võ Dinh
Võ bị Đà Lạt K3
Chuẩn tướng
Tham mưu trưởng

4
Đặng Đình Linh
Võ khoa Nam Định[e]
Tham mưu phó Kỹ thuật

5
Từ Văn Bê
Võ bị Không quân Pháp
Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy
Kỹ thuật và Tiếp vận

6
Nguyễn Ngọc Oánh
Võ bị Đà Lạt K3
Chỉ huy trưởng
Trung tâm Huấn luyện

7
Nguyễn Văn Ngọc[f]
Võ khoa Thủ Đức K1
Đại tá
Tham mưu phó Hành quân

8
Đinh Văn Chung
Võ bị Đà Lạt K3
Tham mưu phó
Chiến tranh Chính trị

9
Nguyễn Khắc Ngọc[g]
Võ khoa Nam Định
Tham mưu phó Tiếp vận

10
Nguyễn Văn Ba
Võ bị Đà Lạt K4
Tham mưu phó Nhân viên

11
Vũ Văn Ước[h]
Võ bị Đà Lạt K3
Trưởng phòng Hành quân

12
Huỳnh Minh Quang[i]
Võ khoa Thủ Đức K2
Trưởng khối Hành chánh

13
Hà Dương Hoán[j]
Võ khoa Thủ Đức K3
Tham mưu phó Tài chính & Thống kê

14
Nguyễn Hữu Thôn[k]
Võ khoa Thủ Đức K1
Trưởng khối Nhân viên

15
Đặng Hữu Hiệp
Võ khoa Nam Định
Phụ tá An ninh Quân đội

16
Cao Thông Minh[l]
Võ khoa Nam Định
Phụ tá Truyền tin Điện tử

17
Lê Minh Luân[m]
Trường Sĩ quan
Bảo Chính đoàn
Trưởng Khối Kế Hoạch Chiến Lược và Chiến Thuật

18
Phạm Duy Thân[n]
Võ khoa Thủ Đức K3
Phụ tá Truyền tin

19
Đào Huy Ngọc
Võ khoa Thủ Đức K1
Chỉ huy Tổng Hành dinh

20
Nguyễn Đức Khánh
Võ bị Không quân Pháp
Chuẩn tướng
Tư lệnh Sư đoàn 1

21
Nguyễn Văn Lượng
Võ khoa Nam Định
Tư lệnh Sư đoàn 2
Tư lệnh phó: Đại tá Phan Quang Phúc
22
Huỳnh Bá Tính
Võ khoa Thủ Đức K1
Tư lệnh Sư đoàn 3

23
Nguyễn Hữu Tần
Võ khoa Nam Định
Tư lệnh Sư đoàn 4

24
Phan Phụng Tiên
Võ khoa Nam Định
Tư lệnh Sư đoàn 5
Tư lệnh phó: Đại tá Đinh Thạch On[o]
25
Phạm Ngọc Sang
Võ khoa Thủ Đức K1
Tư lệnh Sư đoàn 6
Tư lệnh phó: Đại tá Lưu Đức Thanh

Tư lệnh qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
SttHọ và tênCấp bậc khi nhậm chứcTại chứcChú thích
1
Nguyễn Khánh
Trung tá
1955
Phụ tá cho Tổng Tham mưu trưởng, Phụ trách Không quân. Cấp bậc sau cùng: Đại tướng.
2
Trần Văn Hổ (KQ)
Võ bị Huế K1
Thiếu tá
1955-1957
Tư lệnh đầu tiên. Sinh năm 1928 tại Chợ Lớn, tên quốc tịch Pháp là Paul. Được thăng vượt cấp từ Trung úy lên Thiếu tá, Trung tá (1955) và Đại tá (1956).
3
Nguyễn Xuân Vinh
Võ khoa Nam Định
Võ bị KQ Pháp K1
Trung tá
1957-1962
Sinh năm 1930 tại Yên Bái. Thăng cấp Đại tá (1961). Thất sủng sau Vụ đánh bom Dinh Độc Lập 1962. Xin giải ngũ sang Hoa Kỳ du học, về sau là Tiến sĩ Vật lý phục vụ trong ngành Khoa học Không gian của Hoa Kỳ.
4
Huỳnh Hữu Hiền
Võ khoa Nam Định
1962-1963
Sinh năm 1930. Thăng cấp Đại tá (1963). Năm 1964 giải ngũ chuyển sang làm phi công Hàng không Dân dụng.
5
Đỗ Khắc Mai
Võ khoa Nam Định K1
Đại tá
1963
Được thăng vượt cấp từ Thiếu tá lên Đại tá (1963).
6
Nguyễn Cao Kỳ
Võ khoa Nam Định
Marrakeck Bắc Phi
1963-1967
Tháng 12/1963, Quyền Tư lệnh Không quân đến tháng 3/1964 chính thức Tư lệnh, tháng 7/1964 kiêm Chỉ huy trưởng Không đoàn 83 Đặc nhiệm (tức Biệt đoàn 83 Thần Phong). Năm 1965 giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (Thủ tướng) nhưng vẫn kiêm Tư lệnh Không quân đến 1967. Cấp bậc sau cùng: Thiếu tướng.
7
Trần Văn Minh
1967-1975
Cấp bậc sau cùng: Trung tướng. Trong QLVNCH có hai Trung tướng cùng họ và tên, nên để phân biệt mỗi ông có một biệt danh đi kèm với tên: Minh Lục quân và Minh Không quân. Tướng Minh Lục quân sinh năm 1923, năm 1965 giữ chức vụ Tổng Tư lệnh Quân lực (Tổng Tham mưu trưởng), hơn tướng Minh Không quân 9 tuổi và được thăng cấp Trung tướng (1957) trước tướng Minh Không quân 11 năm.
8
Nguyễn Hữu Tần
Chuẩn tướng
1975
Tư lệnh Sư đoàn 4 Không quân đồng thời là quyền Tư lệnh Không quân sau cùng (Ngày 29/4/1975)

Tướng lãnh xuất thân từ Không quân VNCH

[sửa | sửa mã nguồn]
SttHọ tênCấp bậcNăm phong cấpQuá trình
Thăng cấp
Chú thích
1
Trần Văn Minh
Trung tướng
1968
Thiếu tá (1958)
Trung tá (1960)
Đại tá (1965)
Chuẩn tướng (1967)
Thiếu tướng (1968)
Chỉ huy phó căn cứ KQ Đà Nẵng
Chỉ huy trưởng Không đoàn 62
Tư lệnh phó Không quân
Tư lệnh Không quân
Tư lệnh Không quân
2
Nguyễn Cao Kỳ
Võ khoa Nam Định
Thiếu tướng
1964
Thiếu tá (1960)
Trung tá (1962)
Đại tá (1963)
Chuẩn tướng (1964)
Chỉ huy trưởng Liên đoàn Vận tải
Chỉ huy trưởng Liên đoàn Vận tải
Tư lệnh KQ
Tư lệnh KQ
3
Nguyễn Ngọc Loan
V.khoa Thủ Đức K1
1968
Thiếu tá (1959)
Trung tá (1963)
Đại tá (1965)
Chuẩn tướng (1966)
Phụ tá Tham mưu trưởng KQ
Tư lệnh phó/Tham mưu trưởng KQ
Giám đốc Nha ANQĐ[p]
Tổng Giám đốc CSQG[q]
4
Võ Xuân Lành
1969
Thiếu tá (1964)
Trung tá (1965)
Đại tá (1967)
Chuẩn tướng (1969)
Chỉ huy trưởng Phi đoàn 514, Biên Hòa
Chỉ huy trưởng TTHL KQ[r] Nha Trang
Tư lệnh phó Không quân
Tư lệnh phó Không quân
5
Nguyễn Huy Ánh
Võ bị KQ Pháp
1972
Truy thăng
Thiếu tá (1963)
Trung tá (1965)
Đại tá (1970)
Chuẩn tướng (1971)
Chỉ huy Phi đoàn 211
Chỉ huy trưởng Không đoàn 74
Tư lệnh Sư đoàn 4 KQ
Tư lệnh Sư đoàn 4 KQ
6
Lưu Kim Cương
Võ bị KQ Pháp
Chuẩn tướng
1968
Truy thăng
Thiếu tá (1964)
Trung tá (1966)
Đại tá (1968)
Chỉ huy trưởng Không đoàn 74
Chỉ huy trưởng Không đoàn 33
Chỉ huy trưởng Yếu khu Tân Sơn Nhất
7
Võ Dinh
1972
Thiếu tá (1955)
Trung tá (1959)
Đại tá (1967)
Chỉ huy Căn cứ KQ số 1 Nha Trang
Phụ tá Thanh tra tại Bộ Tư lệnh KQ
Tham mưu phó tại Bộ Tư lệnh KQ
8
Đặng Đình Linh
nt
Thiếu tá (1962)
Trung tá (1965)
Đại tá (1970)
Chỉ huy phó Căn cứ Tân Sơn Nhứt
Trưởng khối Không cụ tại Bộ Tư lệnh KQ
Tham mưu phó Tiếp vận Không quân
9
Nguyễn Văn Lượng
nt
Thiếu tá (1963)
Trung tá (1967)
Đại tá (1970)
Liên đoàn trưởng Khoá sinh
Phụ tá Chỉ huy trưởng TTHL KQ
Tư lệnh Sư đoàn 2 KQ
10
Nguyễn Ngọc Oánh
nt
Thiếu tá (1960)
Trung tá (1962)
Đại tá (1969)
Chỉ huy trưởng TTHL KQ
Chỉ huy trưởng TTHL KQ
Chỉ huy trưởng TTHL KQ
11
Phan Phụng Tiên
nt
Thiếu tá (1964)
Trung tá (1966)
Đại tá (1968)
Tùng sự tại Bộ Tư lệnh KQ
Chỉ huy trưởng Phi đoàn Vận tải
Chỉ huy trưởng Yếu khu Tân Sơn Nhất
12
Huỳnh Bá Tính
nt
Thiểu tá (1965)
Trung tá (1968)
Đại tá (1971)
Chỉ huy trưởng Phi đoàn Quan sát số 2
Tư lệnh phó Sư đoàn 3 KQ
Tư lệnh Sư đoàn 3 KQ
13
Lê Trung Trực
Võ bị KQ Pháp
nt
Thiếu tá (1957)
Trung tá (1960)
Đại tá (1964)
Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh KQ
Chỉ huy trưởng Căn cứ Tân Sơn Nhất
Tư lệnh phó KQ
14
Từ Văn Bê
1974
Thiếu tá (1963)
Trung tá (1966)
Đại tá (1968)
Chỉ huy trưởng Không đoàn Kỹ thuật
Chỉ huy trưởng Không đoàn Kỹ thuật
Chỉ huy trưởng Kỹ thuật và Tiếp vận KQ
15
Nguyễn Đức Khánh
nt
Thiếu tá (1965)
Trung tá (1965)
Đại tá (1970)
Chỉ huy Phi đoàn Khu trục
Tư lệnh Không đoàn 41 Chiến thuật
Tư lệnh Sư đoàn 1 KQ
16
Phạm Ngọc Sang
nt
Thiếu tá (1957)
Trung tá (1959)
Đại tá (1969)
Phi công trưởng của Tổng thống Diệm
Trưởng khối HL[s] trường Sĩ quan KQ
Trưởng phòng Nghiên cứu Bộ Quốc phòng
17
Nguyễn Hữu Tần
nt
Thiếu tá (1965)
Trung tá (1968)
Đại tá (1972)
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Hành quân KQ
Tham mưu phó tại Bộ Tư lệnh KQ
Tư lệnh Sư đoàn 4 KQ

Trang bị

[sửa | sửa mã nguồn]
Phi cơ F-5C tại Căn cứ Không quân Biên Hòa năm 1971
Phi cơ 4400th CCTS T-28 đang bay trên bầu trời
Phi cơ quan sát O-1 thuộc Phi đoàn Liên lạc 112/Không đoàn 23 tại Căn cứ Không quân Biên Hòa 1971
Phi cơ A-1H thuộc Phi đoàn Khu trục cơ 520 tại Căn cứ Không quân Bình Thủy, Cần Thơ
Phi cơ Cessna U-17A tại Căn cứ Không quân Nha Trang


Phi cơ Hỏa long (thuật ngữ mà Không Lực Việt Nam Cộng hòa gọi loại Phi cơ cường kích)

Vào thời điểm 28/1/1973, Không Lực Việt Nam Cộng hòa có 2.073 máy bay các loại: 79 A-1, 248 A-37, 66 C-119G/K, 32 C-130, 239 O-1, 35 O-2, 24 T-37, 10 U-6, 85 U-17, 19 C-123, 56 C-7, 76 C-47, 24 T-41, 70 CH-47, 859 UH-1, 151 F-5 A/B/E[4]