Trung
tâm chỉ huy hải quân của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), đặt tại
Rostock của Đức, đã chính thức mở ra vào hôm qua, 21/10/2024. Theo quân
đội Đức, mục đích của trung tâm là điều phối hoạt động hải quân của các
nước thành viên trong khu vực, trước các đe dọa từ Nga.
Bộ
trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin (G) bắt tay đồng nhiệm Đức Boris
Pistorius, trước cuộc họp bộ trưởng Quốc Phòng các nước NATO, tại trụ sở
Liên minh, Bruxelle, Bỉ , ngày,14/07/2024. AP - Virginia Mayo
Chi Phương
Trả lời trước báo giới nhân lễ khai trương tại Rostock, một trong những thành phố cảng lớn ở phía đông bắc nước Đức, bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius, được AFP trích dẫn, khẳng định rằng « tầm quan trọng của khu vực ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong bối cảnh cuộc xâm lược mà Nga tiến hành ở Ukraina ».
Bộ trưởng Ngoại Giao Đức, Annalena Baerbock cũng nhấn mạnh đến đe dọa hỗn hợp từ Nga, chống lại Đức và các nước láng giềng, đặc biệt là việc bảo vệ các đường ống dẫn dầu khí và hệ thống cáp quang đặt dưới biển Bắc và biển Baltic. Lãnh đạo ngoại giao Đức cũng đề cấp đến việc phát hiện gần đây một chiếc drone, bị tình nghi là của Nga, trinh sát gần khu công nghiệp về hóa chất và cơ sở lữu trữ chất thải hạt nhân ở miền bắc nước này.
Lực lượng chỉ huy tác chiến Baltic (CTF Baltic) đặt dưới sự lãnh đạo của một đô đốc người Đức, bao gồm các quân nhân từ 11 quốc gia khác thuộc Liên minh Bắc Đại Dương (NATO), trong đó có Phần Lan và Thụy Điển, hai nước Bắc Âu vừa gia nhập liên minh gần đây. Tổng số nhân viên làm việc tại trung tâm là 180 người, đại diện cho nhiều nước châu Âu.
Với hạm đội hải quân lớn nhất của NATO ở trong khu vực, Đức đã nhiều lần cảnh báo về mối đe dọa từ Nga ngày càng gia tăng. Vào giữa tháng 10, một quan chức tình báo Đức đã khẳng định rằng Matxcơva có thể sẽ mở cuộc tấn công vào NATO, từ nay đến năm 2030.
Chi Phương
Trả lời trước báo giới nhân lễ khai trương tại Rostock, một trong những thành phố cảng lớn ở phía đông bắc nước Đức, bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius, được AFP trích dẫn, khẳng định rằng « tầm quan trọng của khu vực ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong bối cảnh cuộc xâm lược mà Nga tiến hành ở Ukraina ».
Bộ trưởng Ngoại Giao Đức, Annalena Baerbock cũng nhấn mạnh đến đe dọa hỗn hợp từ Nga, chống lại Đức và các nước láng giềng, đặc biệt là việc bảo vệ các đường ống dẫn dầu khí và hệ thống cáp quang đặt dưới biển Bắc và biển Baltic. Lãnh đạo ngoại giao Đức cũng đề cấp đến việc phát hiện gần đây một chiếc drone, bị tình nghi là của Nga, trinh sát gần khu công nghiệp về hóa chất và cơ sở lữu trữ chất thải hạt nhân ở miền bắc nước này.
Lực lượng chỉ huy tác chiến Baltic (CTF Baltic) đặt dưới sự lãnh đạo của một đô đốc người Đức, bao gồm các quân nhân từ 11 quốc gia khác thuộc Liên minh Bắc Đại Dương (NATO), trong đó có Phần Lan và Thụy Điển, hai nước Bắc Âu vừa gia nhập liên minh gần đây. Tổng số nhân viên làm việc tại trung tâm là 180 người, đại diện cho nhiều nước châu Âu.
Với hạm đội hải quân lớn nhất của NATO ở trong khu vực, Đức đã nhiều lần cảnh báo về mối đe dọa từ Nga ngày càng gia tăng. Vào giữa tháng 10, một quan chức tình báo Đức đã khẳng định rằng Matxcơva có thể sẽ mở cuộc tấn công vào NATO, từ nay đến năm 2030.
Hàn Quốc xem xét khả năng gởi người đến quan sát lính Bắc Triều Tiên tại Ukraina
Chế độ Bình Nhưỡng hôm qua, 21/10/2024, đã phủ nhận việc gởi quân đến chi viện cho Nga tại chiến trường Ukraina, xem những cáo buộc từ Seoul và Kiev là « lời đồn thổi vô căn cứ ». Tuy nhiên, theo truyền thông Hàn Quốc, chính quyền Seoul đang xem xét khả năng gởi một đội ngũ quan sát viên đến Ukraina để thu thập thông tin về số binh sĩ Bắc Triều Tiên này.
Chế độ Bình Nhưỡng hôm qua, 21/10/2024, đã phủ nhận việc gởi quân đến chi viện cho Nga tại chiến trường Ukraina, xem những cáo buộc từ Seoul và Kiev là « lời đồn thổi vô căn cứ ». Tuy nhiên, theo truyền thông Hàn Quốc, chính quyền Seoul đang xem xét khả năng gởi một đội ngũ quan sát viên đến Ukraina để thu thập thông tin về số binh sĩ Bắc Triều Tiên này.
Minh Anh
Hãng tin Yonhap dẫn một nguồn tin chính phủ cho biết có khả năng chính quyền Seoul sẽ gởi đến Ukraina để theo dõi « các chiến thuật và năng lực chiến đấu lực lượng đặc nhiệm Bắc Triều Tiên được điều đến hỗ trợ Nga ».
Đội ngũ nhân viên này có thể sẽ bao gồm nhiều thành viên quân đội thuộc các đơn vị tình báo, có khả năng phân tích các chiến thuật chiến trường được quân đội Bắc Triều Tiên sử dụng, và tham gia thẩm vấn những binh sĩ bị bắt giữ.
Trước tiến triển của tình hình, Hàn Quốc có thể sẽ có những bước rẽ quan trọng trong chính sách hậu thuẫn Ukraina, cho đến lúc này, chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ nhân đạo và các loại vũ khí không sát thương. Nguồn tin chính phủ cho biết, Seoul sẽ từng bước có các biện pháp đáp trả tương ứng tùy thuộc vào mức độ hợp tác quân sự giữa Nga và Bắc Triều Tiên.
Trong mọi trường hợp, Seoul có thể sẽ ưu tiên cung cấp các thiết bị phòng thủ hơn là các loại vũ khí sát thương. Hàn Quốc dường như đang xem sét khả năng giao những loại vũ khí này cho Ukraina thông qua các nước trung gian hơn là trực tiếp.
Cũng theo Yonhap, Hàn Quốc sở hữu nhiều loại hệ thống phòng không, mà Ukraina đang thiếu nghiêm trọng như loại Cheongung-2, một hệ thống phòng thủ địa đối không di động, có thể bắn chặn các loại tên lửa tầm trung.
Hôm qua, khi cho triệu mời đại sứ Nga tại Seoul, thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Kim Hong Kyun đã « mạnh mẽ yêu cầu Nga cho rút ngay lập tức các lực lượng Bắc Triều Tiên và chấm dứt mối hợp tác trong lĩnh vực này ».
Israel tấn công 300 mục tiêu của Hezbollah ở Liban
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Israel ngày 22/10/2024, bắt đầu vòng công du mới ở Trung Cận Đông nhằm tìm kiếm giải pháp sớm ngừng bắn ở Gaza, ngăn leo thang xung đột quân sự trong vùng. Nhiệm vụ của ông được cho là khó khăn vào lúc Israel tiếp tục oanh kích, nhắm đến hơn 300 mục tiêu trong đêm 21 và 22/10, trong đó có « căn cứ trung tâm của đơn vị hải quân » của Hezbollah, gần bệnh viện công lớn nhất ở thủ đô Beirut khiến 13 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Israel ngày 22/10/2024, bắt đầu vòng công du mới ở Trung Cận Đông nhằm tìm kiếm giải pháp sớm ngừng bắn ở Gaza, ngăn leo thang xung đột quân sự trong vùng. Nhiệm vụ của ông được cho là khó khăn vào lúc Israel tiếp tục oanh kích, nhắm đến hơn 300 mục tiêu trong đêm 21 và 22/10, trong đó có « căn cứ trung tâm của đơn vị hải quân » của Hezbollah, gần bệnh viện công lớn nhất ở thủ đô Beirut khiến 13 người thiệt mạng.
Tòa nhà nằm trước mặt bệnh viện công lớn nhất thành phố Beirut, Liban bị Israel không kích ngày 22/10/2024. AP - Hussein Malla
Thu Hằng
Phía Hezbollah cũng khẳng định bắn rocket vào nhiều vị trí ở Israel, trong đó có một căn cứ hải quân và một căn cứ tình báo quân sự gần Tel Aviv.
Thông tín viên Sami Boukhelifa tại Jerusalem nhận định về khó khăn đối với ngoại trưởng Blinken trong bối cảnh cử tri Mỹ chuẩn bị bầu tổng thống mới :
« Mười một chuyến công du Cận Đông và hiện tại là 10 lần thất bại. Cho đến giờ, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vẫn tay trắng trở về Washington. Ông không thể đạt được bất kỳ nhân nhượng nhỏ nào từ Nhà nước Do Thái và lực lượng Hồi Giáo Hamas để tìm ra được thỏa thuận định chiến ở dải Gaza và như vậy, cho phép trả tự do cho các con tin Israel.
Ngoại trưởng Mỹ từng khẳng định chuyến công du gần đây nhất của ông đến Trung Cận Đông hồi tháng 08 là « cơ hội cuối cùng ». Cho nên chuyến công du lần này là nỗ lực chót để đạt được lệnh ngừng bắn. Nhưng từ mùa hè qua, tình hình đã thay đổi theo hướng xấu. Cuộc xung đột đã gia tăng cường độ và mở rộng sang cả Liban.
Thủ tướng Israel « quyết chiến » không định tìm đường ngoại giao. Ông Benjamin Netanyahu cho biết muốn « thay đổi thực tế chiến lược ở Trung Đông » hơn. Hiểu theo nghĩa là tái cân bằng lực lượng có lợi cho Israel, bằng cách tiêu diệt các nhóm vũ trang Palestine, lực lượng Hezbollah ở Liban và vô hiệu hóa mối đe dọa từ Iran.
Đối với chính phủ Israel, vấn đề trả tự do cho các con tin hiện giờ thành hàng thứ yếu. Trong khi đây lại là lá bài duy nhất của ông Antony Blinken để đi đến ngừng giao tranh và tận dụng lợi thế sau khi thủ lĩnh Hamas Yahia Sinwar, bị quân đội Israel giết vào tuần trước ».
Sau Israel, ngoại trưởng Mỹ đến Jordani ngày 23/10 để thảo luận nhiều chủ đề, trong đó có viện trợ nhân đạo cho dải Gaza.
Hoa Kỳ : Joe Biden đề xuất cấp thuốc tránh thai miễn phí không cần kê đơn
Mặc dù đã từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng hồi tháng Bảy vừa qua, tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tiếp tục tham gia vào chiến dịch tranh cử của đảng Dân Chủ, ủng hộ ứng viên Kamala Harris. Hôm qua, 21/10/2024, ông đã đề xuất một dự luật, để bảo hiểm chi trả cho các biện pháp tránh thai mà không cần đơn bác sĩ, một vấn đề gây tranh cãi tại Hoa Kỳ từ hai năm qua, chia rẽ phe Dân Chủ và bảo thủ Cộng Hòa.
Mặc dù đã từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng hồi tháng Bảy vừa qua, tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tiếp tục tham gia vào chiến dịch tranh cử của đảng Dân Chủ, ủng hộ ứng viên Kamala Harris. Hôm qua, 21/10/2024, ông đã đề xuất một dự luật, để bảo hiểm chi trả cho các biện pháp tránh thai mà không cần đơn bác sĩ, một vấn đề gây tranh cãi tại Hoa Kỳ từ hai năm qua, chia rẽ phe Dân Chủ và bảo thủ Cộng Hòa.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trọng một sự kiện tại Nhà Trắng, Washington, ngày 21/10/2024. AP - Mark Schiefelbein
Chi Phương
Trong một thông cáo được AFP trích dẫn, tổng thống Joe Biden khẳng định đề xuất này sẽ có lợi cho 52 triệu phụ nữ tại Hoa Kỳ, và có thể đi vào hiệu lực hai tháng sau khi thu thập ý kiến từ công chúng. Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :
« Một trong những chủ đề chính trong chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris và phe Dân Chủ là quyền tự do sinh sản và quyền của phụ nữ được tự quyết định về cơ thể mình.
Lần này, Joe Biden đã đề xuất mở rộng việc chi trả của bảo hiểm đối với các biện pháp tránh thai. Từ năm 2018, luật Obamacare được đưa ra, bảo đảm quyền tiếp cận, gần như là cho tất cả mọi người, đối với bảo hiểm y tế tư nhân. Các biện pháp tránh thai được ghi trong đơn của bác sĩ đều được bảo hiểm chi trả.
Đề xuất của tổng thống Joe Biden liên quan đến việc bảo hiểm có thể chi trả các biện pháp tránh thai mà không cần đơn của bác sĩ, dù đó là thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc phá thai hoặc các bao cao su, được bán tự động ở hiệu thuốc.
Đối với các tổ chức bảo vệ quyền tự do sinh sản, quyền tiếp cận với các biện pháp tránh thai trở nên quan trọng hơn kể từ khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hủy bỏ phán quyết về quyền phá thai « Roe v.wade » trong luật liên bang vào năm 2022.
Mỗi khi vấn đề này được đưa ra thảo luận trong các cuộc bầu cử địa phương tại Hoa Kỳ, ngay cả tại các bang bảo thủ, quyền này vẫn được các cử tri duy trì. Do vậy, đây là một tín hiệu chính trị mà chính quyền Biden gửi tới cử tri, ngay cả khi khó có thể thông qua đề xuất này từ nay đến ngày 20/01, khi ông Biden mãn nhiệm. Các bên liên quan, kể từ giờ, có hai tháng để đưa ra bình luận và chính quyền Biden sẽ phải trả lời. »
Chi Phương
Trong một thông cáo được AFP trích dẫn, tổng thống Joe Biden khẳng định đề xuất này sẽ có lợi cho 52 triệu phụ nữ tại Hoa Kỳ, và có thể đi vào hiệu lực hai tháng sau khi thu thập ý kiến từ công chúng. Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :
« Một trong những chủ đề chính trong chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris và phe Dân Chủ là quyền tự do sinh sản và quyền của phụ nữ được tự quyết định về cơ thể mình.
Lần này, Joe Biden đã đề xuất mở rộng việc chi trả của bảo hiểm đối với các biện pháp tránh thai. Từ năm 2018, luật Obamacare được đưa ra, bảo đảm quyền tiếp cận, gần như là cho tất cả mọi người, đối với bảo hiểm y tế tư nhân. Các biện pháp tránh thai được ghi trong đơn của bác sĩ đều được bảo hiểm chi trả.
Đề xuất của tổng thống Joe Biden liên quan đến việc bảo hiểm có thể chi trả các biện pháp tránh thai mà không cần đơn của bác sĩ, dù đó là thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc phá thai hoặc các bao cao su, được bán tự động ở hiệu thuốc.
Đối với các tổ chức bảo vệ quyền tự do sinh sản, quyền tiếp cận với các biện pháp tránh thai trở nên quan trọng hơn kể từ khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hủy bỏ phán quyết về quyền phá thai « Roe v.wade » trong luật liên bang vào năm 2022.
Mỗi khi vấn đề này được đưa ra thảo luận trong các cuộc bầu cử địa phương tại Hoa Kỳ, ngay cả tại các bang bảo thủ, quyền này vẫn được các cử tri duy trì. Do vậy, đây là một tín hiệu chính trị mà chính quyền Biden gửi tới cử tri, ngay cả khi khó có thể thông qua đề xuất này từ nay đến ngày 20/01, khi ông Biden mãn nhiệm. Các bên liên quan, kể từ giờ, có hai tháng để đưa ra bình luận và chính quyền Biden sẽ phải trả lời. »
BRICS : Tổng thống Nga phá thế cô lập, tiếp đón hơn 20 nguyên thủ quốc gia đến dự thượng đỉnh
Từ ngày 22-24/10/2024, thượng đỉnh BRICS – nhóm các nước mới trỗi dậy – diễn ra tại Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga. Tổng thống Vladimir Putin tiếp đón các lãnh đạo đến từ 36 nước, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo 6 tổ chức quốc tế trong đó có tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
Từ ngày 22-24/10/2024, thượng đỉnh BRICS – nhóm các nước mới trỗi dậy – diễn ra tại Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga. Tổng thống Vladimir Putin tiếp đón các lãnh đạo đến từ 36 nước, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo 6 tổ chức quốc tế trong đó có tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
Tổng
thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS,
Matxcơva, Nga, ngày 18/10/2024. AP - Alexander Zemlianichenko
Minh Anh
Theo AFP, thượng đỉnh BRICS diễn ra trong bối cảnh Nga đang có những thắng lợi quân sự trên chiến trường Ukraina, và củng cố các mối quan hệ liên minh với các đối thủ của Mỹ là Trung Quốc, Iran, và Bắc Triều Tiên.
An ninh đã được thắt chặt tại trung tâm thành phố Kazan. Theo truyền thông địa phương, người dân địa phương được yêu cầu ở nhà. Thành phố Kazan cách biên giới Ukraina khoảng 1.000 km, nhiều lần là mục tiêu tấn công bằng drone của Ukraina, nhằm vào các cơ sở công nghiệp có liên quan đến quân đội.
Theo điện Kremlin, tổng thống Nga trong ba ngày thượng đỉnh sẽ liên tiếp có các cuộc gặp song phương với nhiều nguyên thủ và lãnh đạo các nước, trong đó có cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phủ tổng thống Nga cho rằng đây là một «sự kiện ngoại giao quan trọng nhất chưa từng diễn ra tại Nga ». Điều này nhằm chứng minh thất bại của chính sách cô lập chống nguyên thủ Nga từ phương Tây kể từ khi bắt đầu cuộc chiến xâm lược Ukraina.
Xin nhắc lại, tổng thống Nga Vladimir Putin đã không thể đến dự thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi năm 2023, do lệnh truy nã của tòa án hình sự quốc tế ban hành 2023.
Từ Matxcơva, thông tín viên Anissa El Jabri tường thuật :
« Hôm nay, đích thân tổng thống Nga đón tiếp và có ý định chứng tỏ là ông vẫn giữ được các mối quan hệ đối tác và các đồng minh, không chỉ gồm các nước là đối thủ chính thức của Mỹ như Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên, mà còn cả với những nước có quan hệ với phương Tây : Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan – một thành viên của NATO, Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương – người đã thông báo ý định tham gia nhóm BRICS hồi tháng 9/2024.
Hơn nữa, điện Kremlin nỗ lực gây ấn tượng khi thông báo sự hiện diện của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, được loan truyền từ nhiều ngày qua nhưng chỉ được xác nhận vào tối hôm qua, 21/10. Điện Kremlin không quên nhấn mạnh đến cuộc gặp trực tiếp giữa tổng thống Nga và ông Guterres, cuộc gặp đầu tiên từ tháng 4/2022. Sau thượng đỉnh BRICS, sẽ có khoảng 7 cuộc gặp song phương nhưng vẫn ở Kazan.
Truyền thông Nga, được huy động đông đảo, có thể sẽ phát vô số hình ảnh về nguyên thủ Nga của họ như là một nhạc trưởng dàn nhạc ngoại giao. Khoảng 15 cuộc gặp song phương bên lề thượng đỉnh đã được thông báo nhằm đánh bóng hình ảnh của chủ nhân điện Kremlin. Duy chỉ có bức ảnh sẽ bị thiếu : Cuộc gặp với tổng thống Lula. Lãnh đạo Brazil đã hủy chuyến đi vì lý do sức khỏe. »
Minh Anh
Theo AFP, thượng đỉnh BRICS diễn ra trong bối cảnh Nga đang có những thắng lợi quân sự trên chiến trường Ukraina, và củng cố các mối quan hệ liên minh với các đối thủ của Mỹ là Trung Quốc, Iran, và Bắc Triều Tiên.
An ninh đã được thắt chặt tại trung tâm thành phố Kazan. Theo truyền thông địa phương, người dân địa phương được yêu cầu ở nhà. Thành phố Kazan cách biên giới Ukraina khoảng 1.000 km, nhiều lần là mục tiêu tấn công bằng drone của Ukraina, nhằm vào các cơ sở công nghiệp có liên quan đến quân đội.
Theo điện Kremlin, tổng thống Nga trong ba ngày thượng đỉnh sẽ liên tiếp có các cuộc gặp song phương với nhiều nguyên thủ và lãnh đạo các nước, trong đó có cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phủ tổng thống Nga cho rằng đây là một «sự kiện ngoại giao quan trọng nhất chưa từng diễn ra tại Nga ». Điều này nhằm chứng minh thất bại của chính sách cô lập chống nguyên thủ Nga từ phương Tây kể từ khi bắt đầu cuộc chiến xâm lược Ukraina.
Xin nhắc lại, tổng thống Nga Vladimir Putin đã không thể đến dự thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi năm 2023, do lệnh truy nã của tòa án hình sự quốc tế ban hành 2023.
Từ Matxcơva, thông tín viên Anissa El Jabri tường thuật :
« Hôm nay, đích thân tổng thống Nga đón tiếp và có ý định chứng tỏ là ông vẫn giữ được các mối quan hệ đối tác và các đồng minh, không chỉ gồm các nước là đối thủ chính thức của Mỹ như Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên, mà còn cả với những nước có quan hệ với phương Tây : Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan – một thành viên của NATO, Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương – người đã thông báo ý định tham gia nhóm BRICS hồi tháng 9/2024.
Hơn nữa, điện Kremlin nỗ lực gây ấn tượng khi thông báo sự hiện diện của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, được loan truyền từ nhiều ngày qua nhưng chỉ được xác nhận vào tối hôm qua, 21/10. Điện Kremlin không quên nhấn mạnh đến cuộc gặp trực tiếp giữa tổng thống Nga và ông Guterres, cuộc gặp đầu tiên từ tháng 4/2022. Sau thượng đỉnh BRICS, sẽ có khoảng 7 cuộc gặp song phương nhưng vẫn ở Kazan.
Truyền thông Nga, được huy động đông đảo, có thể sẽ phát vô số hình ảnh về nguyên thủ Nga của họ như là một nhạc trưởng dàn nhạc ngoại giao. Khoảng 15 cuộc gặp song phương bên lề thượng đỉnh đã được thông báo nhằm đánh bóng hình ảnh của chủ nhân điện Kremlin. Duy chỉ có bức ảnh sẽ bị thiếu : Cuộc gặp với tổng thống Lula. Lãnh đạo Brazil đã hủy chuyến đi vì lý do sức khỏe. »
Thượng đỉnh BRICS :Trung Quốc muốn thúc đẩy thế giới đa cực và mở rộng ảnh hưởng trên thế giới
Ngày 22/10/2024, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên đường đến Kazan tham dự thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi - BRICS, lần đầu tiên được Nga tổ chức. Mục tiêu của Bắc Kinh là cổ vũ một thế giới đa cực, mở rộng sức ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc và thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nền kinh tế mới nổi.
Ngày 22/10/2024, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên đường đến Kazan tham dự thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi - BRICS, lần đầu tiên được Nga tổ chức. Mục tiêu của Bắc Kinh là cổ vũ một thế giới đa cực, mở rộng sức ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc và thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nền kinh tế mới nổi.
Ảnh
tư liệu : Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (G) cùng với lãnh đạo 4 nước
Brazil, Nga, Nam Phi và Ấn Độ tại thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn (Xiamen),
tỉnh Phúc Kiến (Fujian), đông nam Trung Quốc, ngày 04/09/2017. AP - Wu
Hong
Thu Hằng
Thông tín viên RFI Cléa Broadhust tường trình từ Bắc Kinh :
« Trung Quốc sử dụng nhóm BRICS để thúc đẩy cải cách các thể chế thế giới như Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (FMI) và Ngân Hàng Thế Giới, những tổ chức mà họ cho là bị các cường quốc phương Tây thống trị quá mức. Bắc Kinh coi BRICS là giải pháp thay thế hoặc là biện pháp bổ sung để tái cân bằng trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu có lợi cho các nước đang phát triển.
Trung Quốc đang ngày càng thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ thay vì đô la Mỹ trong giao dịch thương mại giữa các nước thành viên BRICS với mục tiêu về lâu dài là biến nhân dân tệ trở thành tiền tệ quốc tế.
Trung Quốc mong muốn thiết lập các mối quan hệ đối tác trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, tài chính kỹ thuật số và công nghệ xanh, phù hợp với các mục tiêu trong nước và quốc tế của Bắc Kinh. Ý tưởng này cũng nhằm làm giảm ảnh hưởng của phương Tây. Trung Quốc cũng ủng hộ nhiệt thành việc mở rộng BRICS, đón nhận nhiều nước đang phát triển khác nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế và chính trị của nhóm.
Ví dụ Thổ Nhĩ Kỳ, nhờ có vị trí chiến lược, nền kinh tế đang phát triển và vai trò cầu nối giữa châu Âu và châu Á trong dự án Con đường tơ lụa mới nên nước này trở thành một ứng cử viên hấp dẫn. Nhưngmối quan hệ phức tạp giữa Ankara và một số thành viên khác như Ấn Độ hay Nga có thể khiến hội nhập của Thổ Nhĩ Kỳ thêm phức tạp ».
Thu Hằng
Thông tín viên RFI Cléa Broadhust tường trình từ Bắc Kinh :
« Trung Quốc sử dụng nhóm BRICS để thúc đẩy cải cách các thể chế thế giới như Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (FMI) và Ngân Hàng Thế Giới, những tổ chức mà họ cho là bị các cường quốc phương Tây thống trị quá mức. Bắc Kinh coi BRICS là giải pháp thay thế hoặc là biện pháp bổ sung để tái cân bằng trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu có lợi cho các nước đang phát triển.
Trung Quốc đang ngày càng thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ thay vì đô la Mỹ trong giao dịch thương mại giữa các nước thành viên BRICS với mục tiêu về lâu dài là biến nhân dân tệ trở thành tiền tệ quốc tế.
Trung Quốc mong muốn thiết lập các mối quan hệ đối tác trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, tài chính kỹ thuật số và công nghệ xanh, phù hợp với các mục tiêu trong nước và quốc tế của Bắc Kinh. Ý tưởng này cũng nhằm làm giảm ảnh hưởng của phương Tây. Trung Quốc cũng ủng hộ nhiệt thành việc mở rộng BRICS, đón nhận nhiều nước đang phát triển khác nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế và chính trị của nhóm.
Ví dụ Thổ Nhĩ Kỳ, nhờ có vị trí chiến lược, nền kinh tế đang phát triển và vai trò cầu nối giữa châu Âu và châu Á trong dự án Con đường tơ lụa mới nên nước này trở thành một ứng cử viên hấp dẫn. Nhưngmối quan hệ phức tạp giữa Ankara và một số thành viên khác như Ấn Độ hay Nga có thể khiến hội nhập của Thổ Nhĩ Kỳ thêm phức tạp ».
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần Đài Loan
Trung Quốc tiếp tục gây sức ép khi tiến hành tập trận bắn đạn thật ngày 22/10/2024 gần đảo Đài Loan. Chính quyền Đài Bắc lên án hành động « hăm dọa » gây « đe dọa » cho ổn định trong khu vực.
Trung Quốc tiếp tục gây sức ép khi tiến hành tập trận bắn đạn thật ngày 22/10/2024 gần đảo Đài Loan. Chính quyền Đài Bắc lên án hành động « hăm dọa » gây « đe dọa » cho ổn định trong khu vực.
Thu Hằng
Cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài khoảng bốn tiếng, từ 9 giờ sáng 22/10 (giờ địa phương) trong khu vực rộng khoảng 150 km2, thuộc vùng đảo Bình Đàm (Pingtam), tỉnh Phúc Kiến (Fujian) của Trung Quốc và chỉ cách đảo Đài Loan khoảng 100 km. Trong thông báo ngày 21/10, Cục An ninh Hàng hải Bình Đàm không nêu chi tiết mục đích cuộc tập trận này.
Ngày 22/10, bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết theo dõi sát sao « các hoạt động và ý đồ quân sự » của Trung Quốc. Theo Đài Bắc, đợt tập trận này có thể nằm trong « chiến thuật gia tăng hăm dọa » của Bắc Kinh ở eo biển Đài Loan. Thủ tướng Đài Loan Cho Jung Tai, được AFP trích dẫn, đánh giá đây là « mối đe dọa phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực ».
Vào giữa tháng 10, Bắc Kinh đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn « Joint Sword-2024B » huy động nhiều chiến đấu cơ, drone, tàu chiến và lực lượng hải cảnh bao vây đảo Đài Loan ở các khu vực bắc, đông và nam. Ngày 17/10, khi thăm một lữ đoàn thuộc Lực lượng tên lửa của quân đội, chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi toàn quân « gia tăng huấn luyện, chuẩn bị cho chiến tranh » và « quân đội phải thiện chiến ».
Hai ngày sau lời phát biểu của chủ tịch Trung Quốc, một tàu chiến của Mỹ và một tàu của Canada đã đi qua eo biển Đài Loan trong khuôn khổ hoạt động thông thường tại tuyến đường biển quốc tế, theo nhận định của Washington. Tuy nhiên, Bắc Kinh lên án chuyến hải hành gây xáo trộn « hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan ».
No comments:
Post a Comment