Những nhân vật mà OSS "gài vào" nội bộ CSTQ như điệp viên Edgar Snow, đại tá David D. Barrett ... móc nối với Yaleman Mao Trạch Đông trong khi HCM thật đã chết... mới xuất hiện nhiều HCM giả và sau nầy Virus/CIA sẽ ngụy tạo dài dài trong chính tình VN NGƯỜI GIẢ như NĐD, HCM, Phùng Quang Thanh, TĐQ, NPT ... Ðó là mục tiêu mờ mờ ảo ảo theo kiểu làm ăn của soạn giả W.A.Harriman mà cũng là siêu chiến lược gia hoàn vũ. Harriman thấy cần thiết phải có tổ chức CIA vào năm 1947 thoát thai từ Tình Báo Quân Đội OSS phải quyết tâm giữ kịch bản theo thế siêu chiến lược "Eurasia-1" (1920-2020), nên phải để cho Mao chủ đạo về chỉ định nhân lực có lợi cho THẾ BÊNH KẺ MẠNH,
Thế nên chiến hửu đã hiểu nghĩa đã là đồng minh với nhau mà xem là bắt đắc dĩ là sao, như chữ mà Harriman đặt cho HCM giả là ("an unexpected ally" = https://www.amazon.ca/OSS-Ho-Chi-Minh-Unexpect…/…/0700616527 ) là phải dùng như một công cụ theo thời gian rồi thanh toán rút ống dưởng khí khi vắt chanh hết nước. Vì ngày đại tang 2/9 xui lắm, và 2/9 năm nay thì đâu đâu cũng thấy hàng rào kẻm gai giăng mắc !!!! nên mới có bài viết của tác giả: "Skull and Bones chọn ngày Quốc Khánh 30/4 cho VN" - Page 7; https://hoiquanphidung.com/showthread.php…...
Trung đội trưởng Phùng Quang Thanh chém vè vào rừng già.
Thế là từ Trung úy Phùng Quang Thanh lên tướng cho THẾ BÊNH KẺ MẠNH theo mưu đồ trồng người của Mao, họ Phùng cùng họ Hồ Tập Chương gốc Tàu, dĩ nhiên có lợi cho phía Trung Cộng và giữ Võ Nguyên Giáp sau nầy cho thế trận "ĐBP Trên Không" vào Giáng Sinh năm sau 1972. Sau ĐBP/ 1954 Very Very Secret Society dựa vào KGB (Stalin) nên phải hy sinh nhóm thân phò Mao như HCM, Chu Văn Tấn, Nguyễn Chí Thanh, Trần Độ, Ðinh Bá Thi ... để đưa nhóm thân LX lên như Lê Duẩn, 3 anh em Sáu búa lên thế nhưng phải đổi họ từ Phan ra Lê, Ðinh, Mai theo kiểu ngụy danh như Queenbee-1.
Vì vào giai đoạn "roll back" (2010-2020) VVSS buộc Phùng Quang Thanh sẽ hy sinh danh phận vào ngày 1/7/2015 như tác giả đã có nhiều bài viết về vụ nầy dưới sự chứng giám của bà Jewell Sally Bộ trưởng nội an (homeland Security) và bà Ted Osius.
Nhắc lại trận chiến Lam Sơn 719 Nam Lào
Nhớ lại ngày 11 tháng 2 năm 1971, Phùng Quang Thanh Trung-đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 Thép trực tiếp chỉ huy một trung đội chốt giữ đồi Không Tên của trận đánh đường 9 nam Lào, trước đó có trung úy Phùng Quang Thanh đụng trận bị Phi đội gunship 213 Song Chùy Queenbee-1 rượt đuổi, nhưng may mắn tầm đạn 7,62 minigun chưa phun ra tới bìa rừng ... Duy nhứt chỉ có Trung đội-1 thuộc 64/320 vụt thoát vào rừng già mà tác giả cho rằng có lẽ trung úy Phùng Quang Thanh trà trộn trong toán chém vè nầy nên mới thoát bị loại ra khỏi vòng chiến để liền sau đó Trung Tâm huấn luyện tân binh tại Bản Đông (Aluối) bổ xung đầy đủ quân số thành trung đoàn 64B, 24B .
P.Q.Thanh trung đội trưởng tùng thiết cho một đơn vị T-54 và PT-76 của trung đoàn chiến xa 202, … có lẻ chết hụt tại điểm phục kích bắc Aluối trên đường 92B... xem hình một binh sỉ trung đoàn 64 tùng thiết bị đạn 7,62 cắt đứt lìa cánh tay phải và túi kẹp đạn nơi ngực bị đạn lửa làm nổ tung các viên đạn nhưng sắt che chắn bảo vệ không làm nát bấy phần ngực (hình CIA mua lại hình nầy từ phóng viên nhà báo Đông Âu)
Có thể bạn chưa biết? - Ngày N + 4 là ngày 11 tháng 2 năm 1971, Phùng Quang Thanh-Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 trực tiếp chỉ huy một tiểu đội chốt giữ đồi Không Tên, không may gặp phải Đại đội Trinh Sát thuộc tiểu đoàn 8 Dù có gunship Song Chùy 213 yễm trợ hoả lực do Queenbee-1 Lead chia làm 2 mủi tấn kích ngang hông trụ chốt của Phùng Quang Thanh đang chỉ huy trung đội chờ đại đội Dù vào gần mới dám nổ súng, dĩ nhiên đụng với Dù không chết thì cũng bị thương nằm la liệt, trung đội Thanh vì yếu đành phải chém vè để khỏi bị gunship Song Chùy tàn sát qua chỉ bằng một nốt nhạc vì mưa đạn. (trích dịch 1 đoạn từ tác phẫm 2 "The New Legion" và sách "The Better War" by Lewis Sorley.)
Hai ngày sau một đại đội Trinh Sát Dù thuộc tiểu đoàn 8 lại tiến công phá chốt, Phùng Quang Thanh bị thương, cấp trên cho lui về tuyến sau nhưng anh xin ở lại chiến đấu hay không thể đào thoát được vì nơi đây là cao điểm ẩn núp tương đối an toàn. Phùng Quang Thanh đành liều chết nhờ đồng đội tháo nắp lấy lựu đạn cho vào túi đeo quanh người để sống chết trong trận chiến; nhờ y tá băng và treo cánh tay trái cho đỡ vướng rồi dẫn đầu tiểu đội chém vè tạt ngang hong tiểu đoàn 8 Dù mất dạng trong rừng già theo lịnh trung đoàn trưởng 64/320.
Trước đó 2 ngày, N+2, là 9/2/1971, trung đội P.Q.Thanh đi trinh sát địa hình ở dãy điểm cao 543. Khi vừa đến chân điểm cao thì bị gunship Song Chùy ập đến cover Landing Zone, đổ quân 1 tiểu đoàn Dù/Lử đoàn 1, và chiếm giữ luôn điểm cao này của vùng Aluối,(Bản Đông).
Song Chùy 3 Trần Lê Tiến lead prep vào đội hình của Trịnh Tráng tham mưu Phó sư đoàn 308 bị thương vì mãnh rocket 2,75 vào bả vai không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được. Thật là không hên cho trung đoàn 64/320 thép nầy đang dừng hành quân đường dài thì có lịnh của Tổng Tham mưu Phó, Lê Trọng Tấn: “Trung đoàn 64 dừng hành quân đường dài, quay sang Trạm 4 (Aluối, Bản Đông - Nam Lào) sau khi thấy Lử đoàn 1 Dù của đại tá Lê Quang Lưởng vừa đáp xuống Aluối, Bản Ðông ngày hôm qua ngày N + 1 = 8/2/1971.
Đến điểm hẹn, Trịnh Tráng tham mưu phó sư đoàn 308 đã chờ sẵn và cho biết ngay: “Địch đã đổ quân xuống khu vực Bản Đông (Aluối), chúng ta phải khẩn trương chuẩn bị và tổ chức chiến đấu” và cũng bảo vệ TTHL tân binh ngay mặt trận để thay quân ... thí dụ trung đoàn 24 bị gunship Song Chùy làm cỏ thì đổi tên mới là trung đoàn 24 B, chử B nầy sẽ ló dạng sau chuổi ngày đụng trận với quân Dù sau nầy với con chim lửa Song Chùy chuyên độc nhứt yễm trợ hoả lực tiếp cận cho Dù như Tổng tư lịnh TT Thiệu gật đầu khi trung tướng Dư Quốc Đống không tin vào sự bảo vệ hoả lực của Cobra Mỹ. (VNAF Persistent Close Air Support (PCAS, volume-II là danh từ của MACV/SOG ca ngợi VNAF gunship 213 Song Chuy on spot)
Báo cáo tình hình và nhận được mệnh lệnh của Bộ: “Đưa ngay lực lượng xuống chốt chặn tại đồi Không Tên” (khu vực ngã 3 Cha-phi, án ngữ đường 16 đi xuống Bản Đông, nhập vào đường 92B (Aluối) cách điểm cao 543 mà phía QLVNCH đã chiếm giữ gần cách 3km).
Tối hôm ấy, lực lượng của Tiểu đoàn 9/64/320 đã được bố trí tại khu vực đồi không tên. Lúc 10 giờ sáng ngày 13/2/1971, trung đội 1 đang ở vị trí chỉ huy ở khu đồi Không Tên thì máy bay vỏ trang lên thẳng Song Chùy ập đến bắn phá và dộng rockets vào đội hình tiểu đoàn 9/6 của ta, lửa và mảnh rockets cùng các bell xăng cháy rực xung quanh trận địa thật khủng khiếp vì trúng phải dump xăng.
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9/64/320 báo cáo: Địch đổ quân vào đội hình của ta, đề nghị cho đánh. Phó tổng Tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn đồng ý và ra lệnh ngay cho bộ đội vừa bắn máy bay vừa xung kích vào các vị trí mà địch vừa đổ quân. Tại một mỏm sát vị trí chỉ huy tiểu đoàn, nơi có một trung đội của đại đội 9, ta và địch giằng co nhau ác liệt. Chính từ điểm cao này, đã xuất hiện những gương chiến đấu quả cảm và liều chết của ta xứng danh là "Sanh Bắc Tử Nam" sau khi được học tập dùng biển người dưới trận địa pháo cường tập của 152 và 130 ly khoá chân chôn chật trên các ốc đảo. Sau khi bình địa các Căn Cứ Hoả Lực của địch thì tứ bề tấn kích hô vang "Hàng Sống Chống Chết" bắt cho được số tù binh ngang hàng với ÐBP 1954 là 8000 tù binh ...
Trung đội trưởng Phùng Quang Thanh, mặc dù bị thương, máu chảy ướt đẫm cánh tay nhưng anh vẫn động viên đồng đội chiến đấu kiên cường bảo vệ an toàn cho vị trí chỉ huy và bảo vệ sườn cho các mũi tấn công của đội hình Tiểu đoàn 9 (sau này đồng chí Phùng Quang Thanh được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT ND, về sau là Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, nhưng đã bị thanh toán vì theo Tàu phản nghịch toan làm cuộc đảo chánh thì bị NCV nháy mắt cho TĐQ phá tan bắt giảm lỏng trong BQP).
Sau gần 40 phút chiến đấu, ta làm chủ một phần trận địa và bắt được 9 tù binh, họ khai là lực lượng công binh đến làm hầm chỉ huy tại đồi Không Tên. Âm mưu của địch là chiếm đồi Không Tên cùng với lực lượng ở điểm cao 543 khống chế khu vực phía Bắc Đường 9 (điểm dự trù Đồi-32 cho Lử đoàn-1 Dù; nhưng TT Thiệu xóa bỏ cải lại đặc lịnh hành quân của tướng Haig, Pentagon) do lực lượng phục kích của ta bởi một phân đội PT-76 và T-54 phục 2 cạnh đường 92B thì bị Queenbee-1 phát hiện như một bầy voi nằm dọc 2 bên đường.
Trận đụng độ chiến xa lớn nhứt giữa Trung đoàn 202 và Liên Ðoàn 1 Thiết Kỵ
Trận phục kích thiết giáp VNCH trên đường tiến đến tiếp viện Ðồi-31. Đoàn chiến xa của 2 Chi đoàn 17, và 11 thoát khỏi bị phục kích trên đường 92B bắc Aluối, nhờ đã bị gunship PÐ/213 do Queenbee-1, Liên đoàn trưởng LÐ/51/Tác Chiến lead, phát hiện trước. Vì thế trận nầy 2 Chi đoàn chưa kịp đụng trận thi gunship Song Chùy trên trục yểm trợ hoả lực cho TÐ 8 Dù trên đường tiến sát cứu viện về hướng bắc Ðồi-31 có thiếu tá Bùi Đức Lạc pháo binh Dù, QueenBee-1 đã phát hiện trước mặt dưới lùm cây Tre gai lố nhố xám xịt như bầy Voi rừng nằm ủ rủ dưới cạnh hai mép đường. Thấy được người khổng lồ với đôi chân đất sét mà xung quanh là rừng núi vây chặt chạy đâu cho thoát với chúng tôi; Tôi gọi điều động gấp thêm 2 chiếc gun nữa là 4 gun chơi một trận cho đã.
Trung úy Trần Lê Tiến trên đường bay đến Bản Đông (A-luối), trang bị Pod hoả tiển 19 trái chống Tăng lên nhổ chốt phục kích. Nhờ đại tá Battreall ra lịnh cho các Toán Conexs rockets của sư đoàn 101 Không Kỵ trang bị hoả lực cho VNAF)
Trận nầy gunship 213 lần đầu tiên tiêu diệt một số chiến xa với 104 hoả tiển chống Tăng, làm tê liệt ổ phục kích dưới con mắt tôi là một bãi tha ma không lay động dật dờ vài đám khói ngấm ngầm thoáng lên, và 8 khẩu minigun cư như thế mà quét sạch không để trống một khoảng nào. Những binh lính BV tùng thiết cho trung đoàn chiến xa 202, bị tiêu diệt hầu như xoá sổ trung đoàn 64/320 SÐ Thép, tàn quân không còn bao nhiêu phải chạy trối chết về hướng bắc của Ðồi-31, Trung doàn sừng-sỏ nhứt thổ địa vùng nầy cũng te tua phải bị xoá sổ, tái bổ xung quân số đặt tên khác là trung-đoàn 24B, phải rửa hận khi trung-đoàn nầy quyết lấy máu tiên phong đánh chiếm Ðồi-31 mà họ đã được phục thù bắt được đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn trưởng Lũ Đoàn-3 Dù, vào lúc 5 giờ chiều ngày 25/2/1971 .
Tưởng cũng nên nhắc lại phía bên VNCH có sự thắc mắc trận đụng độ chiến xa với chiến xa lớn nhứt mà phía VNCH chiến xa không bị trầy trụa gì cả? Thêm vào phía Mỹ thì có nhiều thắc mắc? Ðể khỏi mất lòng tin của độc giả, người viết xin mời đ-g vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26 nhưng ác nổi Lewis Sorley không cho biết đơn vị hoả lực nào phá tan cuộc phục kích chiến xa chọi chiến xa lớn nhứt trong trận chiến Đông Dương (chiến hửu cứ gỏ: Tại sao KGB phải than rằng, ... troi sanh KGB ma con sanh queenbee-1 lam chi ! ... Rồi click sẽ hiểu rỏ nguyên nhân.
“Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war!”
(Tạm dịch cuộc hành quân mới bắt đầu, Chi đoàn 11th tao ngộ chiến với một đơn vị chiến xa BV (trung đoàn CX/202) ngay chân đồi Căn Cứ Hoả Lực Ðồi-31 và chiến đấu ngoan cường phá hủy 6 tăng T-54 và 16 thiết xa PT-76 mà quân bạn không bị thiệt hại gì cả cho một trận đụng độ lớn nhứt Chiến xa đụng chiến xa,)
Ðó là lý do tướng 3 sao Sutherland Thiết Giáp cùng Ðại tá Battreall đặt nhiều nghi vấn về trận chiấn thắng nầy?
Nguồn tin phía "bên Thắng Cuộc" của Huy Đức
Trong lúc đội hình địch (QLVNCH) đang bị rối loạn vì tiểu đoàn 6 Dù trực thăng vận ngay ổ phục kích bi vây quanh bởi các hầm chìm-nổi kiên cố bao quanh LZ dưới chân Đồi 31, Trung đoàn trưởng 64/(vừa mới bổ xung tân binh xong như trung đoàn 64B) ra lệnh cho các hướng, các mũi tiếp tục xung kích. Đến khoảng 16 giờ thì phía địch bị bộ đội ta dồn xuống khu vực suối cạn ở bản A-la-nhay nhưng chúng ta không đuổi theo vì bị gunship Song Chùy oanh kích chận lại. Tối đó, Tiểu đoàn 9 tiếp tục công kích, tiêu diệt phần lớn Tiểu đoàn 6 của Lữ đoàn Dù 3 ngụy gom lại. Ba ngày tiếp theo, 16/2/1971 bộ đội ta dùng chiến thuật biển người sanh bắc tử nam tiếp tục truy kích, đuổi đánh tàn quân nhưng chúng đã vừa rút bỏ Ðồi-30 với sự yễm trợ của 3 gunship Song Chùy với đường bay lã lướt cạ càng trên cành cây chỉ cho địch thủ thấy mình khi mình đã thấy họ trước nêu cần thì tàn sát. Nhưng tiểu đoàn-2 Dù đã rút lui đúng lúc hướng dẩn cùng BCH Lử đoàn-2 Dù phải rút lui và phía sau là 1 đại đội BÐQ đi tập hậu; vì các đại bác QLVNCH bị 152ly BV làm tê liệt; đến ngày 16/2/1971, ta đã làm chủ hoàn toàn đồi Không Tên, tạo bàn đạp để tiếp tục tiến đánh điểm cao 543 (Đồi-31), nơi có sở chỉ huy Lữ đoàn Dù 3 ngụy đang chiếm giữ.
Bắt giữ đại tá lữ trưởng Lữ đoàn 3 Dù Nguyễn Văn Thọ
Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi dành 3 ngày đi trinh sát thực địa tại khu vực điểm cao 543 (Đồi-31để có đủ căn cứ cho việc xây dựng phương án tác chiến. Tại đây, địch bố trí Tiểu đoàn 3 Dù, chỉ có 300 tay súng mà thôi trong trận địa pháo 105mm và 155 ly sở chỉ huy lữ đoàn với sự chi viện tối đa của không quân, pháo binh. Địch đã xây dựng được một hệ thống công sự phòng ngự khá chặt chẽ, nhiều tầng lớp. Sáng sớm 20/2/1971, quân ta bắt đầu nổ súng nhưng không thành công vì vướng 3 hàng rào dây thép gai và gặp phải sự chống trả quyết liệt của địch. Trong cuộc họp rút kinh nghiệm, chỉ huy trung đoàn 64B và 24B (mới vừa bổ xung thêm quân lính mới tại mặt trận, còn QLVNCH không thể có) quyết định thay đổi cách đánh (tổ chức cho bộ đội đặc công sự vây lấn). Những ngày tiếp theo, trận đánh diễn ra ác liệt, giằng co. Ta chiếm được một phần, địch phản kích chiếm lại, dù địch chỉ có 300 tay súng Dù phòng ngự mà thôi, mà lực lượng ta đông nhưng không thiện chiến như họ, hôm sau ta lại tái chiếm…
Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh mặt trận tăng cường thêm 6 khẩu B41 và một đại đội xe tăng (4 chiếc T-54). Chúng tôi tổ chức cho đơn vị và các lực lượng phối thuộc đi trinh sát để nghiên cứu đường đi cho xe tăng xuất kích theo hướng Nam-Đông Nam của điểm cao, hướng tiến công mới mà trung đoàn xác định là hướng chủ yếu, để thiết xa PT-76 của ta có thể cơ động leo được.
Ngày 25/2/1971, cuộc chiến đấu dai dẳng giữa các chiến sĩ tiểu đoàn 8, trung đoàn 64 B với quân địch vẫn diễn ra quyết liệt. 10 giờ 30, anh Phạm Hồng Sơn (Tham mưu trưởng chiến dịch) điện tiểu đoàn trưởng 9/64B:
“Tiến ơi! Ông Dũng (Thượng tướng Văn Tiến Dũng) bảo mày chậm chạp quá!”. Hắn trả lời: “Thưa anh, trong ngày hôm nay chúng tôi sẽ san phẳng căn cứ địch”.
Đúng 13 giờ ngày 25/2/1971, đội hình thiết xa PT-76 của ta dũng mãnh dẫn đầu tấn công cao điểm 543, trong khi T-54 không leo được bắn trực xạ lên Đồi 31. Sự xuất hiện thiết xa PT-76 đã gây bất ngờ cho địch, chúng sợ hãi, lui lại co cụm và gọi hỏa lực chi viện. Chớp thời cơ, người chỉ huy ra lệnh cho đơn vị tổng công kích, quân ta tràn vào điểm cao làm cho địch bị rối loạn và vỡ trận. Đến 16 giờ 30 phút ta cơ bản giải quyết xong trận địa, chỉ còn 4 hầm địch còn ngoan cố chống cự. Với sức mạnh áp đảo, ta đã chế áp, dùng lựu đạn khói, buộc chúng phải đầu hàng, trong số này có tên Đức, tham mưu trưởng Lữ dù và 15 tên chỉ huy các cấp. Trung tá Mai là Lữ đoàn phó, chạy trốn ra vạt rừng, cũng bị ta tiêu diệt. Trong số tù binh ta vừa bắt được có tên cần vụ của lữ đoàn trưởng Dù, anh ta khai: “Đại tá Nguyễn Văn Thọ, lữ trưởng có mặt và chỉ huy trực tiếp tại đây”.
Người Tổng chi huy ra lệnh cho anh em lùng sục, truy tìm nhưng không thấy. Đến 18 giờ, các đơn vị đều báo cáo là đã bắt hết tù binh, nhưng đài kỹ thuật của ta vẫn nghe thấy tiếng của đại tá Thọ gọi điện xin viện binh, pháo bắn vào căn cứ và đưa máy bay H-34 quần thảo trên trời chờ cơ may như không bao giờ có theo lịnh của C&C/HU-1 chỉ huy do bộ tham mưu tiền phương Dù là đợi lịnh của LÐ/51/TC xuống lịnh cấp cứu... đang vần vủ trên không ...vào để cứu hắn. Ông ra lệnh cho đồng chí Đông, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 8, tiếp tục kiểm tra lại các hầm trú ẩn của địch. Đồng chí Quyết, Trung đội phó và Thượng sĩ Dục nhận nhiệm vụ truy lùng tên Thọ. Đến lần thứ 3, hai anh xuống lại khu vực hầm chỉ huy của tên Tiểu đoàn trưởng Dù ngụy thì vẫn thấy một tên nằm sấp như đã chết, đầu hắn quay vào trong, hai chân hướng ra ngoài. Sờ vào thấy người hắn vẫn còn nóng, Quyết đá vào chân và nổ súng xuống đất. Hắn vội bò dậy, tay run run nộp khẩu súng ngắn và lắp bắp nói: “Dạ, dạ tôi là đại tá Nguyễn Văn Thọ”. Nhận được tin báo, chúng tôi mừng lắm, lệnh cho anh em giải ngay tên Thọ về sở chỉ huy.
Quá trình dẫn giải tên Thọ, chút nữa thì thì tên này đã đào thoát. Số là, lợi dụng trời tối và có mưa, đường trơn, trượt; khi vừa xuống tới chân điểm cao, Thọ xô ngã Trung đội phó Quyết và bỏ chạy. Rất nhanh trí, đồng chí Đông hô tập hợp một tiểu đội sau đó hô lớn: “Toàn đơn vị truy tìm, thấy nghi ngờ là bắn bỏ”. Thọ sợ quá, lóp ngóp từ lùm cây bò ra: “Dạ, dạ, tôi đây. Tôi bị té…”.
Theo Trung tướng Khuất Duy Tiến, đó là những phút giây chờ đợi, căng thẳng. Căng thẳng vì trên đường dẫn giải tên Thọ có an toàn không? Bộ Tư lệnh mặt trận rất cần “cái lưỡi" của tù binh lữ đoàn trưởng Dù kia. Nếu để ông ta đào thoát hoặc cán bộ dẫn giải “manh động” thì biết làm sao. Giây phút căng thẳng đã kéo dài cả đêm hôm đó cho đến gần sáng hôm sau. Chỉ khi bộ phận dẫn giải đưa Thọ về đến sở chỉ huy, lúc đó mọi người mới “thở phào”.
Trông Thọ lúc này thật đáng thương, quần áo bê bết bùn đất, tóc tai bơ phờ, mặt mày hốc hác, mắt đỏ ngầu. Người chỉ huy bảo anh em cởi trói cho Thọ và đưa đi rửa mặt mũi tay chân. Chờ cho Thọ nghỉ một lát, hắn hỏi: “Anh có đói không?”. Hắn thật thà: “Dạ, đói”. Ong nhắc đồng chí cần vụ mang cơm ra, Thọ ăn liền 3 bát. Tôi trực tiếp pha một bát sữa bột và đưa cho Thọ, viên đại tá, lữ đoàn trưởng Dù ngụy nhận bát sữa, vừa uống vừa khóc, sau đó đã thành khẩn khai báo.
Những lời khai của Thọ (khi đã được kiểm tra) là những thông tin rất cần thiết cho các trận đánh tiếp theo của chiến dịch …
Đại tá Nguyễn Văn Thọ - Lữ đoàn trưởng, Lữ dù 3 VNCH cùng toàn bộ ban tham mưu bị bắt sống bởi Đơn vị của trung úy Phùng Quang Thanh lúc đó đang là Trung đội trưởng thuộc E64, F320B, khi toàn bộ Lữ dù 3 VNCH bị Trung đoàn 64 B QGPMN xóa sổ tại đồi Không Tên, trên điểm cao 543, hay còn gọi là Căn Cứ Hỏa Lực 31 trong chiến dịch Lam Sơn 719 - đường 9 Nam Lào 1971.
* - Kế hoạch rescue 2 phi hành đoàn H-34 của tôi hoàn toàn bị đình-động
11 giờ 30 ngày 25/2/1971, bổng bất thần 42 khẩu trọng pháo của Mỹ ở Khe Sanh đã đồng loạt tác xạ vào chung quanh Ðồi-31 theo chính lịnh của đại tá Thọ vì áp lực của địch vô cùng dữ-dội, trước sự ngạc nhiên bất ngờ của chúng tôi đang standby chờ đợi sương mù tan từ sáng sớm cho đến khi nghe tiếng 42 đại pháo của Mỹ gồm 8 Inch và 175 ly bắn vào chụp xuống ngay Đồi-31. Như vừa thỏa thuận buổi họp sáng nay. Quả thật, thời tiết sương mù tan trể đã làm hư hỏng kế hoặch mà Khe Sanh tháng nầy sương mù tan quá trể để các trung đoàn BV thừa cơ tấn kích sớm hơn hành động xuất phát phi vụ cấp cứu của chúng tôi. với hàng chục tiểu đoàn dùng biển người có thiết xa P-76 mà nuốt chửng tiểu đoàn 3 Dù Trừ chỉ có 300 tay súng mà đầu đã đội hàng chục ngàn tạc đạn đủ loại.
Đến 3:45 chiều theo đồng hồ của tôi, nơi 2 Bunker Ðồi-31, 2 PHÐ cùng vài thương binh Dù nấp chung với nhau trong hầm trú ẩn. Ðến trưa khi 2 PHÐ bắt đầu nghe tiếng máy nổ quen thuộc xa xa thì cũng là lúc địch khởi đầu trận địa, nói theo danh từ quân BV là "Trận địa pháo” dồn dập lên chung quanh Ðồi 31 cả địch và bạn.
“Than ôi! Ðúng là mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”. Quân BV đã lợi dụng sương mù chuẩn bị một lực lượng hết sức hùng-hậu, đông như Kiến mong sẽ chụp 300 thiên thần mũ đỏ chống đỡ. Vi dân-bay đã thấy trước qua lỗ châu mai từ trong hầm cứu thương nhìn qua bên kia đồi đối diện, cách nhau một cái yên ngựa, 2 PHÐ thây rõ hai chiếc thiết xa PT-76 còn T-54 không leo lên được nên từ dưới chân đồi bắn trực xạ lên Ðồi, Cả LÐ-3 Dù, mà chỉ có 300 chiến sĩ chống giữ. Quân BV thuộc Trung đoàn 24B/304, 64B/320 và thêm 2 Trung đoàn 9 và 66 sắp sữa tham chiến, chúng đang bôn tập từ hướng đông bắc tới.
Bây giờ Trung Ðoàn 24B đang tiến lên xếp hàng ngang, cùng với quân tùng thiết dày đặc theo sau chung quanh nhắm đỉnh đồi-31 mà nhả đạn. Còn trung đoàn cơ-động 27 đang án-ngữ hướng tây chận TÐ-6 Dù đang bị thương nặng ở bên sườn tây. Những tia lửa nòng súng phụt ra từ các PT-76 và T-54 thuộc Trung Ðoàn chiến xa 202. Dưới Bunker, dân bay thụp đầu xuống cùng nhìn nhau như nhắc nhớ câu mà anh em trong phi đoàn thường nói với nhau mỗi khi lên đường hành quân "Trời kêu ai nấy dạ, đạn tránh người chớ người không thể tránh đạn!"
Ngồi trên ghế lái C&C như Ðĩa phải vôi, tôi không ngờ quân BV mạnh và nhiều đơn vị cấp trung đoàn đến thế, chúng âm mưu tấn công như bầy kiến tha hột cơm, làm sao quân Dù phòng thủ cũa ta chỉ có 300 tay súng chống đỡ? Có cả thiết vận xa PT-76 và chiến xa T-54 từ dưới chân núi bắn trực xạ lên.
Ngoài kia, trong từng giao thông hào binh sĩ Dù chống trả mãnh liệt, nhất là những pháo thủ pháo đội C trên căn cứ 31, với những khẩu pháo đã bị hỏng bộ máy nhắm vì pháo kích 152 ly xuyên phá cũa của LX, họ phải hạ nòng đại bác để bắn trực xạ thẳng vào thiết-xa PT-76 địch bên kia đồi và trong những loạt đạn đầu tiên đã hạ ngay được 2 chiếc PT-76. Nhưng để trả giá cho hành động dũng-cảm này nhiều binh sĩ Dù đã nằm xuống, có người nằm chết vắt trên những khẩu pháo của họ, trong số này có cả pháo đội trưởng Nguyễn văn Ðương, người đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẩm nổi tiếng sau đó. Anh em Dù vui sướng reo mừng trong hầm bên này. Không ngờ, chỉ mỗt lúc sau 2 thiết-xa PT-76 khác ở phía sau tiến tới ủi những chiếc xe cháy xuống triền đồi rồi lại hướng súng đại bác về đồi 31 mà bắn! Còn những chiếc T-54 không leo lên được thì sũa bậy bạ lên phía trên đồi đễ hù dọa các thiên thần mũ đõ. Sau vài loạt đạn, một phi tuần 2 chiếc F4 Phantom xuất hiện nhào xuống oanh tạc vào đội hình Trung Ðoàn 24B, 64B và lại phá hủy thêm 2 PT-76 nữa. Nhưng chẳng may một chiếc F-4 bị trúng phòng không 37ly xì khói, phi công đang nhảy dù, thế là tất cả phi cơ Mỹ đều bỏ lại và dồn nổ lực vào rescue chiếc F-4, người quan sát viên Việt ngồi ghế sau thuộc Phi-đoàn 110 cũa FAC Bronco OV-10 đành thở ra lắc đầu ngao-ngán.
Bộ chỉ huy Dù tiền phương cùng tôi ngồi UH-1 C&C đã mục kích cảnh Mỹ bỏ dở cuộc chiến để lo cú bồ không có ngày nào mà không bị xảy ra; thế là LĐ/51/TC phải gia tăng hoạt động tải thương tiếp tế đạn nhỏ và nước uống cho quân bạn ... nói đến đây tôi uất hận vị tướng VNCH Nguyễn Duy Hinh được viết bằng Anh ngữ mà nở nhẩn tâm đâm sau lưng chiến hửu không có một chử nào về công trạnh của Liên Ðoàn 51 Tác Chiến (51nd Combat Group) do tôi chĩ huy.
Trong tiếng bom đạn tơi bời, dân bay mừng rở vẫn nghe văng vẳng tiếng máy nổ của những chiếc H34 thương yêu đang vần vũ trên cao cùng chiếc UH-1 C&C của con chim đầu đàn Queenbee-1 "Nguyện không bỏ anh em không bỏ bạn bè" như đã từng giải cứu anh em vừa qua tại cứ điểm Hồng Hà SÐ/1/BB, đang vang vọng trên đó như lo lắng cho số phận những đồng đội của mình. Cho đến khoảng 5 giờ chiều thì quân BV tràn lên chiếm được đồi. Chúng lùng xục từng hầm trú ẩn kêu gọi binh sĩ Dù ra đầu hàng. Biết không thể làm gì hơn, 2 PHÐ tháo bỏ súng đạn cá nhân, chui ra khỏi hầm.và chịu cảnh hàng binh
Về phía VNAF, Bửu, Khánh, On và Sơn bị trói bằng dây điện thoại và ngay tức khắc bị dẫn giải ra bắc băng đường 92B chung với tất cả tù binh khác, vì sợ B-52 trải thảm. Không thấy Giang và Em đâu. Anh em KQ tim hỏi nhau, họ bắt đầu thăm hỏi các SQ và binh sĩ Dù trên đường bị áp tãi. Cuối cùng họ gặp được anh Long là người ở chung trong hầm với anh Giang khi cộng quân kêu các anh ra đầu hàng. Ðến lần thứ 3 các anh vẫn không chịu ra nên chúng thảy lựu đạn chày và bắn xối xả vào hầm. Anh Long chỉ bị thương nhẹ nên chúng bắt theo còn anh Giang vì bị thương nặng gãy cả 2 chân không đi được nên bị chúng bỏ lại và chết ở trong hầm. Về phần cơ-phi Em thì bị lạc đạn trúng bụng đổ ruột ra ngoài, khi bị bắt dẫn đi anh Em cứ 2 tay ôm bụng giữ lấy ruột mà không hề được băng bó vết thương nên đi được một khoảng không chịu được đau đớn anh Em gục chết ở bên đường.
TRUONG VAN VINH:
LIÊN ÐOÀN TRƯỞNG LÐ/51/Tác Chiến.
No comments:
Post a Comment