Vào lúc 9 giờ 16 phút tối Thứ Sáu, 5 Tháng Tư, 2019, tại bệnh viện
Sharp Memorial Hospital, San Diego, Anh hùng lý Tống đã qua đời do bị xơ
phổi.
Ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hội Ái Hữu Không Quân San Diego, thay mặt gia đình trả lời báo giới.
“Sáng nay tôi được bác sĩ cho biết anh Tống rất yếu, chỉ còn có vài
phần trăm mà thôi. Tôi chạy vào bệnh viện liền và báo cho anh Nhuận,
cùng may lúc đó anh đang ở Orange County, chuẩn bị về Bắc California,
nên anh xuống ngay. Lúc 12 giờ trưa thì anh vào phòng, bác sĩ nói bao
nhiêu thuốc đưa vô cơ thể anh đều không nhận nữa và sức sống chỉ còn vài
phần trăm. Có thể nói lúc đó là chúng tôi chờ đợi anh Tống có thể ra đi
vào bất kỳ phút nào. Và chúng tôi đã chờ đến 9 giờ 16 phút thì anh ‘cất
cánh,’ nói theo Không Quân chúng tôi, đây là anh Lý Tống cất cánh cho
phi vụ cuối cùng.”
Ông Hòa cho biết ngày an táng của ông Lý Tống sẽ là Thứ Bảy, 20 Tháng
Tư, tại San Diego. Mọi chi tiết sẽ được Hội Ái Hữu Không Quân San Diego
cho biết trong những ngày tới theo yêu cầu của gia đình.
Tất cả mọi đóng góp, phúng điếu, xin ghi chi phiếu “Pay for: Hội Ái
Hữu Không Quân San Diego, và gởi về Hội Ái Hữu Không Quân San Diego,
6992 Fulton St., San Diego, CA 92111. Memo: Yểm trợ Lý Tống.
Trước đó, ngày 22 tháng 3, người nhà của Anh hùng lý Tống quyết định
rút ống trợ sinh để cho thân thể anh được nhẹ nhàng ra đi tại bệnh viện
Sharp Memorial Hospital, 7901 Frost Street, San Diego CA 92123, phòng
313, khu ICU.
Tuy nhiên vào phút cuối cùng, huynh trưởng của anh Lý Tống vào gặp
bác sĩ điều trị để rút ống thở, thì như một phép lạ — theo cô Lộc cháu
ruột của anh LT cho biết – chú “Lý Tống bổng dưng tỉnh lại, mở mắt và
nước mắt trào ra”. Đo đó, vị bác sĩ điều trị đã quyết định tiếp tục chữa
trị cho Lý Tống. Bác sĩ cũng đã bàn với thân nhân hiện diện gồm ông Lê
Xuân Nhuận và cô Lộc là xin tạm ngưng rút ống thở.
Khi hay tin Anh hùng Lý Tống qua đời, nhiều thân hữu, bạn bè đã tiếc
nuối và gửi những lời chia buồn đến gia đình và tang quyến. Trong mắt
người thân và bạn bẹ, Lý tống là một người Anh hùng chính nghĩa. Lý
Tống được biết đến với nhiều phi vụ nổi tiếng như tổ chức đánh cướp máy
bay tại Việt Nam, Thái Lan, Cuba và Nam Hàn, để rải truyền đơn kêu gọi
người dân đứng lên lật đổ các chế độ độc tài, cũng như từng hóa trang
một phụ nữ để tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bằng hơi cay.
Trên các trang facebook cá nhân một thân hữu Anh Thuc Tran có viết:
“Có những vị tướng khi Việt Cộng vào thì họ chọn cái chết để giữ tròn
khí tiết, nhưng cũng có những vị thân làm tướng nhưng khi Việt Cộng mới
lấp ló ngoài ngõ đã lật đật bỏ đồng đội cùng gia đình lên máy bay dông
trước, đến khi no cơm ấm cật ở Mỹ thì lại quay về ôm vai bá cổ với mấy
thằng lãnh đạo Việt Cộng mà tuyên bố nhăng cuội, chửi bới lại đồng đội
mình.
Trong khi đó có rất nhiều những vị sĩ quan dù cấp bậc rất nhỏ nhưng
họ chắc tay súng cho đến phút cuối cùng, để rồi nếm trải biết bao đắng
cay tủi nhục trong các địa ngục lao tù Việt Cộng cho đã đời rồi mới sang
được bên đây. Dù là người đến muộn nhưng vừa khi đến nơi đất khách là
họ một lòng vì sự nghiệp chống độc tài cộng sản, họ chiến đấu không mệt
mỏi, họ lên tiếng, họ đấu tranh, họ làm bất cứ những gì có thể để nói hộ
những anh em, đồng đội, đồng bào còn kẹt lại với một tinh thần bất vụ
lợi.
Anh Lý Tống là một trong những người như vậy.
Những kẻ không làm gì nhưng thích chê bai người khác thì thường bĩu
môi gọi anh bằng những từ ngữ miệt thị như rởm đời, khùng, ruồi bu…vv.
Riêng tôi lại thấy anh chống cộng theo cách của anh, cách của một người
lính đúng nghĩa. Những năm tháng trong ngục tù Cộng Sản là những năm
tháng anh chỉ tạm buông súng chứ không giải ngũ, nên khi thoát ra được
thì anh lại tiếp tục chiến đấu. Anh không về Việt Nam để ăn chơi hay tay
bắt mặt mừng với VC như bao nhiêu người khác mà về để rải truyền đơn
với ước mong đánh thức đồng bào mình trước vấn nạn độc tài. Vụ anh bay
qua Cuba rải truyền đơn cũng với cùng ý nghĩ tương tự, anh tự ví mình là
người chiến sĩ tranh đấu cho tự do cho nên ở đâu có độc tài là anh
chống, thế thôi.
Dù những việc anh làm đã khiến anh vướng vòng tù tội gần như suốt quãng thời gian anh sống xa quê hương.
Có tin hôm nay anh đã giã từ vũ khí trong lúc công cuộc chống độc tài
trên xứ Việt hãy còn ngổn ngang lắm lắm, nhưng tôi vẫn hy vọng, vẫn cầu
mong sao ước nguyện của anh cũng như của rất nhiều con dân Việt sớm
thành hiện thực.
Mong anh an nghỉ! May God bless you always, anh Lý Tống…!
Trong khi đó, anh huynh Ngoc Chenh chỉ mới biết Anh Lý Tống mới đây
thôi, nhưng qua những cử chỉ và hành động của Anh Lý Tống thì tôi
thấy cảm giác hiền hoà của con người này. Trên Facebook anh viết:
” VĨNH BIỆT LÝ TỐNG
Cùng với Điếu Cày, tình cờ gặp anh tại một quán cà phê ở San Diego,
chẳng mấy chốc trở nên thân tình vì anh là một người hiền lành, lịch
lãm, nói năng khiêm tốn. Sau đó anh mời cả nhóm đi tham quan cảng hải
quân, nơi bảo dưỡng, sửa chữa các tàu chiến hàng đầu của Mỹ, rồi đi ăn
trưa.
Anh không nhiều lời lắm về cuộc đời hào hùng sôi động của mình, hỏi
đến đâu, anh trả lời đến đó, nên câu chuyện về anh, tôi biết không nhiều
qua một bữa cơm trưa.
Tôi hẹn anh lần gặp khác trước khi trở về VN, nhưng rồi thất hẹn, do bận bịu quá nhiều việc vào những ngày cuối ở Cali.
Cách đây 2 tháng, lúc đó thấy anh còn rất khỏe mạnh, thế mà hôm nay nghe tin anh đã mất trong bệnh viện vì xơ phổi.
Trong mắt tôi, Anh là một người chống cộng thuần khiết, một người đáng yêu, một chiến sĩ VNCH dũng cảm…
Anh chiến đấu đến ngày cuối cùng khi miền Nam thất trận, máy bay của
anh bị bắn rơi ở Cam Ranh, anh bị bắt làm tù binh, rồi đi học cải tạo,
sau 5 năm, anh vượt ngục, vượt biên theo đường bộ đi tận đến Singapore.
Qua Mỹ anh học và tốt nghiệp master chính trị.
Năm 1992, anh cướp máy bay hành khách Airbus của VN Airline, uy hiếp
phi công bay thấp xuống vùng trời Sài Gòn để anh ném truyền đơn, sau đó
chấp nhận liều mình thoát thân bằng cách nhảy ra khỏi máy bay ở độ cao
mấy ngàn mét để không gây hại cho toàn bộ hành khách và phi hành đoàn.
Sau khi thoát tù ở VN, những năm kế tiếp, anh liên tiếp dùng máy bay
bay vào không phận VN, Cuba, Bắc Triều Tiên để rải truyền đơn kêu gọi
dân chúng các nơi nầy nổi dậy, do vậy anh cũng liên tục bị tù đày…
Vài dòng về anh, người bạn vừa quen biết, thay cho nén hương để chia tay anh.”
Anh Đỗ Thành Công thì nhớ lại quãng thời gian Lý Tống tuyệt thực
trong vụ phản đối không đặt tên Little Saigon. Anh bộc bạch: ” Hôm nay
nghe tin Lý Tống đang trong cơn thập tử nhất sinh mà bàng hoàng. Không
ngờ anh lại bị bạo bệnh bất ngờ như vậy.
Trước đây, tôi chưa hề quen anh Lý Tống. Khi anh tuyệt thực quá lâu
trong vụ phản đối không đặt tên Little Saigon thì tôi bắt đầu lo ngại
cho sức khoẻ của anh. Vì tôi cũng đã từng tuyệt thực nên hiểu rỏ những
khó khăn, trở ngại và nguy hiểm cho bản thân, bên cạnh kinh nghiệm về
vận động dư luận. Đến khi đã hơn ngày thứ 25 thì tôi thấy nguy hiểm rồi,
vụ việc chưa dứt điểm, càng kéo dài thì càng bất lợi cho Lý Tống. Tin
anh tuyệt thực đã có dấu hiệu không được giới chức chính quyền quan tâm
đúng mức và áp lực lên họ. Vì vậy, tôi bàn với Tiên, vợ tôi là phải đi
thăm Lý Tống gấp và bàn kín với anh chiến lược dứt điểm vụ tuyệt thực để
áp lực lên giới chức thành phố San Jose.
Sau khi thăm anh, tôi và anh đi ra bên cạnh tường để bàn chuyện kín.
Tôi nói với anh là tôi ghi nhận, tin tuyệt thực đã bắt đầu không còn trở
thành “hot news” đối với chính giới và báo chí ngoại quốc nữa. Vì vậy,
phải thay đổi chiến lược để dứt điểm, gây áp lực và gửi tín hiệu của
mình ra ngoài. Đó là, quyết tâm sẳn sàng chết cho chính nghĩa, và cách
cuối cùng là tuyên bố tuyệt ẩm luôn nếu yêu cầu của Lý Tống và đồng
hương San Jose không được lắng nghe. Hôm đó, tôi chưa nói với Lý Tống,
nhưng tôi đã nhủ lòng là nếu anh ấy có mệnh hệ gì thì tôi sẽ tiếp tục
cuộc tuyệt thực thay Lý Tống.
A. Lý Tống suy nghĩ nhưng không cho tôi biết ý anh. Hôm sau thì anh
chính thức thông báo “chơi tới cùng”, đó là nói với báo chí ngoại quốc
và báo chí Việt. Lý Tống sẽ tuyệt ẩm luôn. Tuyệt thực thì còn có thể
sống, chứ tuyệt ẩm thì chết là chuyện thấy rỏ. Sau khi thông tin đó ra
thì 24hrs sau, áp lực mạnh đã làm cho ông Chuck Reed, thị trưởng San
Jose nhượng bộ, và đồng ý các điều kiện. Chuyện này, chỉ có tôi và anh
Lý Tống biết, tôi cũng không nói ra, và anh đã tiết lộ khi lên San Jose
ủng hộ tôi, lúc tôi tranh cử chức Dân biểu Tiểu Bang.
Khi nghe tôi ra tranh cử, anh đã lặn lội lên từ San Diego để tham dự
buổi ra mắt, và đã phát biểu vô cùng cãm động về những thịnh tịnh anh
dành cho tôi. Cách đây mấy tháng, đầu năm anh còn gửi tin nhắn Chúc năm
mới đến tôi, vậy mà mới có mấy tháng thì đã nghe tin đang nằm bệnh viện,
tính mạng đang nguy cập.
Đời người sống chết có số, và tôi biết người như Lý Tống thì chẳng sợ
chết. Vì nếu sợ, đã không có một Lý Tống tên tuổi rồi. Anh vẫn còn đang
chiến đấu với tử thần, và tôi cầu mong anh sẽ qua khỏi cơn bạo bệnh,
sống với Anh Chị Em thêm vài năm nữa để coi ngày tàn của chế độ bạo
quyền cộng sản Lý Tống ơi.”
Facebook của Anh Dys Nhat Nguyen thì tin rằng, Anh KHÔNG CHẾT ĐÂU ANH!
Anh chỉ đi về một nơi không còn khổ đau.
“ANH HÙNG TỬ KHÍ HÙNG BẤT TỬ.
Lý Tống, Anh không chỉ là một ANH HÙNG trong lòng người Việt tỵ nạn cộng
sản, Anh còn là ANH HÙNG trong lòng người dân Cu Ba sau khi anh rải
truyền đơn ở Cu Ba và quay về Florida năm 1990.
Anh đã làm một việc mà có thể nói là chưa ai làm được và được người dân Cu Ba tỵ nạn cộng sản chào đón như một người HÙNG.
ANH KHÔNG CHẾT ĐÂU ANH!
Anh chỉ đi về một nơi không còn khổ đau.”
Điều bất ngời là trên trang Facbook của võ sư Vovinam Cẩm bình cho
biết, Lý Tống từng là môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo San Jose, cô viết:
” Cơ Duyên đưa Anh Hùng Lý Tống đến với Vovinam !
Trong lễ Tưởng Niệm Nhi vị Trưng Vương do Hội Phụ Nữ Việt Nam Hải
Ngoại tổ chức ( lúc đó là cô Tuyết phu nhân anh Phạm Hữu Sơn làm hội
trưởng) mời đoàn Vovinam đến diễn Hoạt Cảnh Mê Linh Khởi Nghĩa..
Các môn sinh diễn múa Kiếm và song luyện Kiếm, tứ đấu ..và đích thân
tôi đánh bài Bát Quái Song Đao Pháp.. buổi lễ có anh Hùng Lý Tống ngồi
tham dự và thấy sự hào hùng của nền võ Việt và anh thích nhất bài Bát
Quái Song Đao Pháp.. sau buổi biễu diễn anh đến hỏi tôi địa chỉ tập
luyện, tuần sau là anh đến gia nhập gia đình Vovinam và tập luyện chung
với các môn sinh.. Nhưng anh nói:
– Tôi lớn tuổi rồi, không thể tập mạnh và nhiều như các em môn sinh
trẻ được, cô chỉ cho tôi những thế tự vệ và thực chiến thôi..
Theo yêu cầu của anh, tôi chỉ dẫn cho anh cấp tốc 3 tháng tất cả những đòn thế tự vệ căn bản để sử dụng thực tế khi cận chiến..
Khi anh đóng tiền lệ phí, hỏi tôi bao nhiêu tiền 1 tháng, tôi nói $30 1 tháng , anh nói :
– sao lấy rẽ vậy? anh học Taekwondo đóng đến $150 1 tháng.. anh đóng cho tôi $100 1 tháng bảo để giúp chi phí cho lớp võ..
Khi đi biểu diễn ở Evergreen College anh có mặt tham dự cũng tặng
tiền cho Vovinam, Đến Tournament, anh cũng ủng hội tài chánh và mời Cố
võ sư Trang Phước Đức đi ăn nhà hàng Sài gòn Kitchen .
Tuy luyện tập thời gian ngắn 3 tháng thôi những cũng là tình nghĩa đồng môn khó phai nhòa..”
Lý Tống sinh ngày 01/09/1945 tại Huế, gia nhập Binh chủng Không Quân
năm 1965, thuộc Khoá 65A, và du học Hoa Kỳ năm 1966. Vì trừng trị một
niên trưởng hắc ám, Lý Tống bị kỷ luật, bị sa thải và trở về nước.
Nguyệt Yên
No comments:
Post a Comment